Cao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh được căn cứ vào các nguồn lực của trường và nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu các tỉnh khu vực phía Nam, trong cả nước và xuất khẩu thủy thủ thuyền viên. Đặc biệt, lực lượng lao động kỹ thuật đối với ngành kỹ thuật thuộc lĩnh vực Hàng hải, là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu được nhà trường xác định là mũi nhọn cung cấp nguồn lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Qua khảo sát và nắm bắt thị trường lao động, kịp thời điều chỉnh cơ cấu ngành nghề cho phù hợp đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tính đến năm học 2011 - 2012, các ngành nghề đào tạo tại trường bao gồm 15 nghề: Nghề Điều khiển tàu biển; Nghề Khai thác máy tàu thủy; Nghề Sửa chữa máy tàu thủy; Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy; Điện tàu thủy; Điện công nghiệp: Quản trị kinh doanh vận tải biển; Kế toán doanh nghiệp; Quản trị mạng máy tính; Kỹ thuật xây dựng; Xây dựng công trình thủy; Sắt, Gò, Hàn và Gia công lắp ráp hệ thống ống tàu thủy (chỉ đào tạo sơ cấp nghề). Và bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện thuyền viên (thực hiện theo giấy phép của Bộ GTVT).
Năm 2011, trường Cao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh được Bộ LĐTBXH lựa chọn 3 nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 07 tháng 07 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH (bảng 2.1)
Bảng 2.1: Các nghề đầu tư trọng điểm
STT Nghề Cấp độ
Quốc tế Khu vực ASEAN Quốc gia
1 Điều khiển tàu biển X
2 Khai thác máy tàu thủy X
3 Bảo vệ môi trường biển X X
4 Xử lý nước thải công nghiệp 2.1.4.3. Các hệ đào tạo
Đến năm 2015, các nghề đạt cấp độ quốc tế, cấp khu vực ASEAN và cấp quốc gia sẽ mở ra nhiều triển vọng đào tạo cho nhà trường, quy mô đào tạo tăng lên đáp ứng mục tiêu và chiến lược phát triển nhà trường.
Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các phương thức tổ chức đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của người học. Nhà trường tập trung đầu tư cho công tác đào tạo nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên hệ Cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp nghề và bồi dưỡng nghiệp vụ và huấn luyện thuyền viên.
- Cao đẳng nghề: thời gian đào tạo 3 năm đối với học sinh TNTHPT hoặc tương đương; 1 năm đối với học sinh TN TCN; TN TCCN;
- Trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp: Thời gian đào tạo 2 năm đối với học sinh đã TNTHPT hoặc tương đương; từ (1->1,5) năm đối với học sinh đã TN SCN hoặc tương đương;
- Sơ cấp nghề: Thời gian đào tạo từ ( 6-> 9) tháng tùy theo từng nghề; - Đào tạo bổ túc sơ cấp nghề và bồi dưỡng nghiệp vụ hàng hải: thời gian đào tạo dưới 6 tháng;
Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và huấn luyện thuyền viên được đào tạo theo chương trình của Bộ GTVT ban hành và theo quyết định số 31/2008/QĐ – BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam đối với các thuyền trưởng, đại phó tàu biển; máy trưởng, máy hai tàu biển; sỹ quan boong, sỹ quan máy tàu; thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca; Huấn luyện, đánh giá cấp Giấy chứng nhận (GCN): Huấn luyện An toàn cơ bản, huấn luyện nâng cao; Quản lý nhân lực buồng lái; Đào tạo, huấn
luyện, tổ chức thi trình Cục Hàng Hải Việt Nam cấp GCN sỹ quan An ninh bến cảng.
2.1.4.4. Quy mô đào tạo của Trường
Trường Cao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh tuy mới được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề từ tháng 12/2007 nhưng với bề dày truyền thống hơn 37 năm xây dựng và trưởng thành, quy mô đào tạo ngày càng phát triển và duy trì ổn định. Số liệu thông kê quy mô đào tạo từ năm 2008 đến năm 2012.
Bảng 2.2: Quy mô đào tạo của trường qua các năm học.
(Số liệu do phòng đào tạo cung cấp)
Năm học Hệ cao đẳng Hệ trung cấp Sơ cấp nghề Bồi dưỡng nghiệp vụ Hàng hải Tổng cộng 2008 – 2009 1.067 0 224 2.767 4.058 2009 – 2010 1.922 156 127 2.080 4.285 2010 – 2011 2.776 106 48 2.054 4.984 2011 – 2012 2.733 95 24 1.500 4.352 2012 – 2013 2.182 10,2 6,3 2.000 4.199
Quy mô đào tạo hàng năm tương đối ổn định khoảng trên 4.000 HSSV
Lưu lượng bình quân hệ dài hạn trên 2.000 HSSV
+ Điều kiện tuyển sinh: xét tuyển học sinh TNTHPT theo học bạ.
+ Nhập học hàng năm đạt (60->75)% chỉ tiêu được giao, tập trung phần lớn các nghề thuộc chuyên ngành hàng hải.
+ Đào tạo 8 nghề với 3 cấp trình độ CĐN, TCN, SCN, tuy nhiên hệ TCN chính quy từ năm 2010 đến nay hầu như không tuyển sinh được.
+ Lưu lượng HSSV tốt nghiệp bình quân hàng năm trên 600 HSSV/năm.
Nhà trường đã huy động mọi nguồn lực cho công tác tuyển sinh, công tác tuyển sinh đạt kết quả tương đối tốt so với các trường dạy nghề trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhận thức Xã hội về học nghề chuyển biến chưa tích cực, tâm lý HSSV và phụ huynh không muốn vào học trường nghề. Do điều kiện xét tuyển thấp và trên 80 % học sinh, sinh viên ở các Tỉnh nên trình độ
thấp hơn các trường cao đẳng chuyên nghiệp và quy mô tuyển sinh không cân đối giữa các ngành nghề.
2.1.4.5. Tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy
Khuôn viên nhà trường được quy hoạch tổng thể là 14.1700 m2, thuận tiện cho các hoạt động của nhà trường; Có hệ thống hạ tầng kĩ thuật phục vụ làm việc, ăn ở và các hoạt động đào tạo, thử nghiệm, thực hành sản xuất; Có hệ thống 50 phòng học lý thuyết; 01 Hội trường; 02 phòng thí nghiệm, 02 phòng học mô phỏng lái tàu: 02 phòng học mô phỏng vận hành máy tàu thủy chuyên môn hóa cao đáp ứng quy mô và nhu cầu đào tạo các chuyên ngành hàng hải; 02 xưởng thực hành Tiện, Nguội, Hàn; 01 Xưởng thực hành Lắp ráp Vỏ tàu thủy; Thư viện, sân TDTT, 34 phòng ở ký túc xá cho HSSV. Khu vực xưởng thực hành được quy hoạch tương đối tốt và thuận tiện, hàng năm được cải tiến đầu tư mới; Nội dung và diện tích các xưởng thực hành được xác định phù hợp với đặc điểm, điều kiện trang thiết bị, máy móc tương ứng với các ngành nghề đào tạo của trường; Trang thiết bị, dụng cụ trong xưởng thực hành có vị trí thuận tiện cho hướng dẫn thực hành và tổ chức luyện tập, phù hợp với các yêu cầu của bài tập thực hành; Có các khu vực bảo quản, lưu giữ (kho) và các điều kiện bảo vệ, bảo quản tốt, thuận lợi cho các trang thiết bị hàng hóa, vật liệu lưu kho; Có đủ thiết bị tin học, mạng máy tính nội bộ phục vụ có hiệu quả cho quản lý và tổ chức quá trình đào tạo trong nhà trường; Thư viện quá nhỏ, thiếu trang thiết bị hỗ trợ nên chưa phát huy được tính năng phục vụ bạn đọc.
Nhìn chung cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có đáp ứng nhu cầu giảng dạy, đào tạo các chuyên ngành hàng hải, các chuyên ngành khác còn nhiều hạn chế do quy mô tuyển sinh hàng năm rất thấp, rất khó khăn cho công tác đầu tư cho CSVC. Ngoài ra, cần tăng diện tích và trang thiết bị cho Thư viện trường để đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy và học tập.
2.1.4.6. Tình hình đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý
Tính đến ngày 30/09/2012 tổng số CBCNV có 211 người, trong đó:
Đội ngũ giảng viên, giáo viên được phân công theo lĩnh vực chuyên môn gồm 5 khoa, 1 tổ chuyên môn, Xưởng trường, Trung tâm Thuyền viên và Xúc
tiến việc làm và 2 tàu Huấn luyện. Từ năm 2008 đội ngũ giảng viên, giáo viên được tăng cường cả về số lượng và đảm bảo chất lượng, đặc biệt là trình độ chuyên môn. Với tổng biên chế nhà trường được giao năm 2012 là 178 CBCNV, hiện có 211 người, trong đó đội ngũ giảng viên cơ hữu và Hợp đồng dài hạn là 145 người, số giảng viên có trình độ trên đại học là 35 người chiếm tỷ lệ 24% , trong đó có 01 người đang nghiên cứu sinh, 14 thạc sĩ và 20 người đang học cao học.
Giảng viên chuyên ngành Hàng hải của Trường đã và đang đảm nhận các chức danh thuyền trưởng, máy trưởng và sỹ quan boong, máy theo các tiêu chuẩn quy định của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca của thuyền viên năm 1978 sửa đổi năm 2010 (được gọi tắt là STCW78 /2010) và tham gia giảng dạy tất cả các hệ đào tạo chính quy. Ngoài ra c̣òn tham gia giảng dạy một số môn chuyên môn các lớp đào tạo, bồi dưỡng Sỹ quan boong, máy mức trách nhiệm quản lý, Sỹ quan boong, máy mức trách nhiệm vận hành, các khoá huấn luyện nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, các lớp đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn theo yêu cầu của Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO...
Hiện nay các cán bộ, giảng viên trong Trường, ngoài nhiệm vụ chính yếu là giảng dạy, một số cán bộ giảng viên có chuyên môn tốt, tay nghề vững vàng, còn tham gia nghiên cứu khoa học, hợp đồng đánh thuê trên các tàu Quốc tế.
Nhìn chung nhà trường có đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu để thực hiện chương trình đào tạo; Đội ngũ giảng viên đạt chuẩn về trình độ được đào tạo và chuẩn về năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu giảng dạy; Giảng viên thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của mình đảm bảo chất lượng; Giảng viên có kế hoạch và thực hiện thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có trình độ chuyên môn và phẩm chất phù hợp theo tiêu chuẩn qui định quản lý trường cao đẳng nghề; Nhà trường có đầy đủ cán bộ quản lý cho các vị trí quản lý cần thiết theo quy định; Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu quản lý trong nhà trường và thường xuyên học tập bồi dưỡng nâng
cao trình độ về mọi mặt; Nhà trường có đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc của nhà trường.Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên chưa cân đối về tỷ lệ, cơ cấu không đồng đều. Từ năm 2008, số lượng giảng viên trẻ tăng lên đáng kể, vì vậy có nhiều hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm thực tiễn. Do vậy, cần có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng để tạo đội ngũ kế cận vững vàng.
2.2. Thực trạng hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh
Căn cứ vào các bản báo cáo tổng kết công tác năm của các Hội nghị CCVC từ năm 2008 ->2012, tác giả tổng quát thực trạng các hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh theo các nội dung sau:
2.2.1. Công tác tuyển sinh
Thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng quy định của Bộ LĐTBXH, tháng 1 hàng năm Hội đồng tuyển sinh lập kế hoạch tuyển sinh, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát.
Tổ chức xét tuyển chia thành 2 đợt vào tháng 8 và tháng 9 hàng năm, gọi HSSV trúng tuyển vào nhập học từ giữa tháng 9, khai giảng khóa mới vào đầu tháng 10, những ngành nghề chưa đủ chỉ tiêu tiếp tục xét tuyển đến hết tháng 12 hàng năm.
Lưu lượng tuyển sinh bình quân 700 HSSV/năm hệ Cao đẳng nghề chính quy, số HSSV nhập học thường đạt 70% chỉ tiêu được giao và thường tập trung vào các chuyên ngành hàng hải; 2 năm trở về đây hệ TCN, TCCN hầu như không tuyển được, hệ SCN tuyển sinh hàng năm chỉ đạt khoảng 20% chỉ tiêu được giao. Đây là một cố gắng rất lớn của tập thể CBCNV nhà trường trước tình hình cạnh tranh tuyển sinh giữa các trường khu vực TP.HCM, học sinh có rất nhiều cơ hội lựa chọn và hệ dạy nghề chưa thu hút học sinh. Do vậy, công tác tuyển là một trong những công tác được nhà trường đặc biệt quan tâm, nhà trường huy động toàn lực để duy trì ổn định quy mô tuyển sinh hàng năm.
Nhà trường xây dựng mục tiêu đào tạo là không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng cao nhất yêu cầu của người học và xã hội. Xây dựng nhà trường trở thành một trung tâm đào tạo các lĩnh vực ngành nghề: Kinh tế, Kỹ thuật, dịch vụ hàng hải và là cơ sở nghiên cứu, triển khai ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ có uy tín trong nước và khu vực.
Kế hoạch đào tạo năm học được xây dựng theo niên chế, bao gồm 2 học kỳ chính (43 tuần thực học); lao động, dự phòng (01 tuần); nghỉ lễ , tết (4 tuần); nghỉ hè (4 tuần).
Tất cả các nghề đào tạo và các lớp nghiệp vụ hàng hải, đều có chương trình. Chương trình đào tạo hệ chính quy được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ LĐTBXH ban hành, Hiệu trưởng thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo và phê duyệt chương trình đào tạo cho từng nghề của trường mình, quy trình xây dựng chương trình thực hiện theo đúng quy định của Bộ LĐTBXH.
Chương trình khung quy định về cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng các mô-đun, môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu cho từng ngành nghề đào tạo.
Nội dung đào tạo được chi tiết hóa trong các chương trình môn học lý thuyết kết hợp với các mô đun thực hành, các học liệu bao gồm: giáo trình, các tài liệu dạy học, tài liệu tham khảo, …
Hiện nay, nội dung chương trình đào tạo của trường đã từng bước được hiện thực hóa, bám sát mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bám sát yêu cầu đòi hỏi của các đơn vị (nơi sử dụng HSSV sau tốt nghiệp). Tính đến cuối năm 2012, sau 5 khóa đào tạo hệ cao đẳng, nhà trường đã tiến hành đổi mới chương trình đào tạo của 7 nghề theo chương trình khung của Bộ LĐTBXH mới ban hành đối với nghề Điều khiển tàu biển, Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, Kế toán doanh nghiệp, Quản trị mạng máy tính, Sửa chữa máy tàu thủy, Điện tàu thủy, Điện công nghiệp.
Hoạt động giảng dạy của giảng viên tập trung vào các nội dung: như nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên; Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng phương tiện dạy học của giảng viên; Trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học và thời gian giảng dạy của giảng viên; Khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập của người học trong quá trình học tập; Sự công bằng của giảng viên trong kiểm tra đánh giá quá trình và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học; Năng lực của giảng viên trong tổ chức, hướng dẫn và tư vấn hoạt động học cho người học; Tác phong sư phạm của giảng viên...
Những yêu cầu mà một giảng viên cần đạt được trong hoạt động giảng dạy như: quá trình chuẩn bị bài giảng, cách thức tiến hành bài giảng, các mục tiêu giáo dục cần đạt được, cách thức sử dụng phương tiện dạy học.... luôn được các giảng viên thực hiện tương đối đạt yêu cầu dưới sự kiểm tra, đôn đốc của Trưởng, phó khoa; Bộ môn, Xưởng trưởng và Giám đốc TTHLTV và xúc tiến việc làm.
Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng đội ngũ giảng viên:
- Xây dựng đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, có phương pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến,