Kết luận và đề xuất, khuyến nghị 1 Kết luận

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp một’ (Trang 25 - 28)

4.1. Kết luận

Muốn làm tốt điều đó đòi hỏi giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, phải biết thâm nhập vào tâm hồn trẻ, đồng cảm với trẻ, làm cho các em cảm nhận được sự tha thiết của người thầy đến sự tiến bộ của mình, đến những niềm vui nỗi buồn của mình. Do tin thầy, mến cô, học sinh dễ nghe lời và làm theo lời thầy cô, các em luôn lấy thầy cô làm tấm

gương trong ứng xử, trong hành động. Vì vậy giáo viên phải coi việc tự mình nêu gương về mọi mặt. Bên cạnh đó người giáo viên cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, năng nổ và hết sức kiên trì.

Để có thể giáo dục tốt các em học sinh, cần phải có sự phối hợp cả gia đình, xã hội và nhà trường. Vai trò giáo dục của gia đình và xã hội giữ vị trí quan trọng, vai trò giáo dục của nhà trường mang yếu tố quyết định giúp các em có thể có những định hướng đúng đắn để sau này trở thành những người con có ích cho xã hội, hiếu thảo trong gia đình và chính các em sẽ là tấm gương tốt cho các em học sinh khác mà người Thầy sẽ luôn lấy các em ra làm ví dụ khi giáo dục các học sinh khác.

Về phía nhà trường, để làm tốt công tác giáo dục học sinh, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, giữa các thầy cô. Vai trò của thầy cô chủ nhiệm là rất quan trọng. Trong lớp, thầy cô chủ nhiệm như là cha mẹ của các em, có tiếng nói điều chỉnh kịp thời các hành vi chưa đúng của các em, là tấm gương cho các em noi theo.

Thầy cô giáo dục các em không chỉ bằng lời nói mà bằng cả hành động, cử chỉ, thái độ, tác phong hàng ngày... Hãy cảm hóa, giáo dục các em bằng cả tấm lòng của người thầy, người cha, người chị, người mẹ... Hãy nhìn các em với ánh mắt nhìn về tương lai, không nên dựa vào các hành vi nhất thời của các em mà đánh giá cả bản chất con người các em. Giáo viên cũng cần xử lí những vi phạm của tất cả học sinh trong lớp với một thái độ nghiêm khắc, công bằng và tôn trọng học sinh, cho dù đó là cán bộ lớp hay học sinh “chưa ngoan”. Có như vậy những em “chưa ngoan” sẽ cảm thấy giáo viên đã tôn trọng tất cả thành viên trong lớp, không thiên vị, không hề “ghét bỏ” mình ( theo suy nghĩ của các em). Nhưng cần thật đúng mức vì nếu nghiêm khắc quá mức sẽ dẫn đến “phản sư phạm” và phản tác dụng.

Học sinh chúng ta chỉ là những cành cây non, đang muốn vươn lên trở thành cành cây vững chắc, hãy tạo điều kiện cho các em thể hiện mình vươn lên nơi có ánh sáng vững bền, hãy giáo dục các em bằng thái độ thân thiện và tích cực.

Với những kết quả đạt được, bản thân tôi chỉ muốn nêu lên những kinh nghiệm chung nhất do nghiên cứu tài liệu, do tích lũy được trong suốt quá trình thời gian công tác với mong muốn gửi đến cô giáo, cha mẹ trẻ những thông điệp mang tính thuyết phục với một số điều cần làm và cần tránh nhằm giúp cô giáo, cha mẹ các em những điều cơ bản để rèn kĩ năng sống như sau:

4.2. Đề xuất, khuyến nghị

Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Việc học của trẻ nếu luôn được người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn.

Nhân cách ý chí tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi, chơi để lớn lên: Vì thế, người lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ, bởi trẻ nhận ra rằng, học vừa vui mà vừa có ý nghĩa. Đồng thời, khi trẻ tham gia vào trò chơi, hoặc công việc trẻ cần biết lập kế hoạch chơi, kế hoạch làm việc sáng tạo, với các cách chơi và cố gắng đạt mục đích đây chính là những kĩ năng cơ bản để sống và làm việc sau này.

Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong nhiều năm công tác.Tất nhiên chỉ là cảm nhận của bản thân không sao tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô nhằm giúp tôi thực hiện và hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.

Tôi xin chân thành cảm ơn!.

Phước Nguyên, ngày 02 tháng 01 năm 2017

Người viết

TÀI LIỆU THAM KHẢO

+ Nghiên cứu trong việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.

- Đọc các tài liệu giáo dục kĩ năng sống, các môn học ở Tiểu học. - Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1.

- Sách giáo khoa, giáo viên Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Đạo đức,.. - Một số tài liệu bồi dưỡng cho Giáo viên, Báo giáo dục thời đại,…

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp một’ (Trang 25 - 28)