Bảng 2.6. Phân loại độ tuổi giáo viên theo khoa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp Mai Linh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 43 - 52)

Số học sinh sinh viên tất cả bậc, hệ của trường hàng năm khoảng 5.000 học sinh sinh viên.

Bảng 2.3 Quy mô đào tạo của MPC

STT KHOA Học sinh TỔNG Sơ cấp Trung cấp Khoá 7 Trung cấp Khoá 8 1 Khoa Du lịch 287 193 250 730

2 Khoa Cơ khí ô tô 21 89 127 237

3 Khoa Kế toán 202 56 60 318

4 Khoa Cơ bản 424 424

5 Trung tâm NN-TH 3.821 3.821

TỔNG 4.755 338 437 5.530

2.5. Đội ngũ Giáo viên

Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên được Ban Giám Hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, vì đây là một phần nhân tố quan trọng quyết định tới chất lượng giáo dục. Nhà trường luôn chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên nhằm từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực phẩm chất, đạo đức của cán bộ và giáo viên phù hợp với xu thế phát triển của nhà trường.

Hầu hết giáo viên được bồi dưỡng trình độ sư phạm bậc II, giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm truyền đạt kiến thức cho học sinh, có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình trong công tác giảng dậy, chất lượng dạy học từng bước được cải thiện, trình độ chuyên ngành càng được nâng cao. Cụ thể được thể hiện qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.4: Phân loại giáo viên theo khoa

STT

Giáo viên trực tiếp giảng dạy Tổng số Cơ hữu Thỉnh giảng

1 Khoa Du lịch 6 4 2 2 Khoa Cơ khí ô tô 7 6 1 3 Khoa kế toán 7 4 3 4 Khoa Cơ bản 14 8 6 5 Trung tâm NN-TH 13 11 2 TỔNG 47 33 14

(Nguồn: P. Đào tạo Trường TC Mai Linh)

Nhận Xét: Theo quy định của điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp thì tất cả giáo viên nhà trường đều đạt chuẩn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp.

Tổng số giáo viên tham gia giảng dạy là 47 người,( trong đó có cán bộ kiêm nhiệm giảng dạy là 21 người,) giáo viên cơ hữu là 12 người, ngoài ra nhà trường còn mời 14

giáo viên thỉnh giảng đang công tác tại Tập đoàn Mai Linh, các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp khác và các cán bộ về hưu đến giảng dạy nhằm bảo đảm thực hiện được kế hoạch đào tạo.

a) Về cơ cấu giáo viên.

 Về giới tính

Bảng 2.5: Phân loại giới tính giáo viên theo khoa Tổng

số Nam Nữ

Khoa Du lịch 6 4 2

Khoa Cơ khí ô tô 7 6 1

Khoa Kế toán 7 1 6

Khoa Cơ bản 14 8 6

Trung tâm NN-TH 13 9 4

TỔNG 47 28 19

(Nguồn: P. Đào tạo Trường TC Mai Linh)

Nhận Xét: Trong tổng số giáo viên hiện có thì giáo viên nữ chiếm tỷ lệ 40,43%, giáo viên nam chiếm 59,57%. Qua số liệu thống kê trên cho thấy lực lượng giáo viên của nhà trường có tỷ lệ giáo viên nữ ít hơn nam, nhưng vẫn phần nào ảnh hưởng tới kế hoạch đào tạo của nhà trường vì chính sách cho phụ nữ (như chế độ nghỉ thai sản,….) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Về độ tuổi.

Bảng 2.6: Phân loại độ tuổi giáo viên theo khoa Tổng số Dưới 30 tuổi Từ 30 đến 50 tuổi Trên 50 tuổi Khoa Du lịch 6 0 6 0

Khoa Cơ khí ô tô 7 0 5 2

Khoa Kế toán 7 2 4 1

Khoa Cơ bản 14 3 11 0

Trung tâm NN-TH 13 5 7 1

(Nguồn: P. Đào tạo Trường TC Mai Linh)

Nhận Xét: Lực lượng giáo viên đứng tuổi vừa có thể phát huy được tính năng động, sáng tạo cũng như kinh nghiệm, có 33 người chiếm tỷ lệ 70,21%, giáo viên trẻ dưới 30 tuổi có lòng nhiệt huyết trong công tác, ham học hỏi, năng động và sáng tạo, nhạy bén trong tiếp thu cái mới và ham học hỏi 10 người chiếm tỷ lệ 21,28%, số giáo viên từ 50 trở lên có 4 người chiếm 8,51%

 Cơ cấu theo thâm niên công tác.

Bảng 2.7: Phân loại thâm niên công tác giáo viên theo khoa Tổng số 5 năm Dưới Từ 5 đến 10 năm Từ 10 đến 20 năm Trên 20 năm Khoa Du lịch 6 0 2 4

Khoa Cơ khí ô tô 7 0 3 1 3

Khoa Kế toán 7 1 3 3

Khoa Cơ bản 14 3 9 1 1

Trung tâm NN-TH 13 5 6 1 1

TỔNG 47 9 23 10 5

(Nguồn: P. Đào tạo Trường TC Mai Linh)

Nhận Xét: Trong đội ngũ giáo viên có 9 người có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm 19,15%, 23 người có thâm niên giảng dạy từ 5 năm đến 10 năm chiếm 48,94%, 10 người có thâm niên giảng dạy từ 10 năm đến 20 năm chiếm 21,28%, 5 người có thâm niên giảng dạy trên 20 năm chiếm 10,64%.

Số liệu trên cho thấy đội ngũ giáo viên của nhà trường đa số ổn định về tuổi nghề, bên cạnh đó, những giáo viên đã có thâm niên công tác tương đối cao, sẽ là chỗ dựa cho giáo viên trẻ, đáp ứng nhu cầu về đội ngũ trong thời gian tới.

Căn cứ vào tính chất , đặc điểm ngành nghề và sự liên quan về chuyên môn với nhau để cơ cấu thành bộ môn, khoa chuyên môn. Đội ngũ giáo viên được sắp xếp vào 3 khoa: khoa cơ bản, khoa công nghệ, khoa kinh tế.

Tỷ lệ HSSV/giáo viên được biểu hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.8: Tỷ lệ HSSV/giáo viên theo nhóm ngành. (năm 2012) TT Nhóm ngành Đào tạo Số lượng GV Tổng Số HS Tỷ Lệ HS/GV 1 Công nghệ 7 237 34 2 Kinh tế 13 1.048 81 3 Cơ bản 27 4.245 157 TỔNG 47 5.530

(Nguồn: P. Đào Tạo - Trường TC Mai Linh)

Nhận Xét: Theo quy định chung về tỷ lệ HSSV/giáo viên đã được quy định thì chưa đảm bảo. cơ cấu giáo viên theo ngành công nghệ thì tỷ lệ rất nhỏ, trong khi đó nhóm ngành kinh tế, cơ bản, có tỷ lệ HSSV/giáo viên là quá lớn, lý do là các lớp ngắn hạn, tuyển sinh liên tục trong năm, nên không ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, trong thời gian tới nhà trường phải xây dựng đội ngũ giáo viên không những đủ về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng và phải có cơ cấu hợp lý.

 Về chất lượng giáo viên.

Qua kết quả điều tra bằng phương pháp phiếu thăm dò dành cho giáo viên tự đánh giá, với số phiếu phát ra và thu vào là 47 phiếu, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên.

Nội Dung Đánh Giá Phẩm chất đạo đức, lối sống Năng lực chuyên môn Năng lực sư phạm Số

Lượng Tỷ lệ

Số

Lượng Tỷ lệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số

Lượng Tỷ lệ

Khá 11 23,40% 22 46,81% 15 31,91%

TB 0 0,00% 10 21,28% 4 8,51%

Yếu 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%

TỔNG GV 47 47 47

Nhận Xét:

 Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giáo viên với 12 tiêu chí đưa ra để giáo viên tự đánh giá. Kết quả có 36/47 đạt loại tốt (chiếm 76,60%), 17 giáo viên đạt loại khá (chiếm 23,40%), không có giáo viên đạt loại trung bình và yếu kém. Như vậy đội ngũ giáo viên có lòng tự trọng, phẩm chất đạo đức, có lối sống tốt, có ý thức trách nhiệm với công việc chính là tiền đề thuận lợi để nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

 Về trình độ chuyên môn.

Qua khảo sát điều tra thực tế và đánh giá năng lực chuyên môn, có 15/47 giáo viên có năng lực chuyên môn đạt tốt (chiếm 31,91%), 22 giáo viên đạt chuyên môn khá (chiếm 46,81%), 10 giáo viên đạt chuyên môn trung bình (chiếm 21,28%), không có giáo viên nào yếu kém về chuyên môn. Đây cũng là điều kiện tốt để nhà trường thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm tới.

 Về năng lực sư phạm của giáo viên.

Trong những năm qua, nhà trường đã tích cực tạo điều kiện cho giáo viên đi dự các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc I, II. Vì vậy, đến nay có hơn 90% giáo viên đã qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm, chỉ còn gần 10% chưa qua bồi dưỡng, do các giáo Viên này đang công tác tại Tập đoàn, thường xuyên đi công tác, chưa thuận tiện để dự lớp . Trong thời gian tới cần phải bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các đối tượng này để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo chuẩn của điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp đã ban hành.

Tổng hợp kết quả tự đánh giá về tiêu chí năng lực sư phạm đối với 20 tiêu chí về chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp thì có 59,57% đánh giá giáo viên có năng lực sư phạm tốt, 31,91% có năng lực khá, 8,51% năng lực trung bình, không có yếu kém.

 Đánh giá chung.

Qua số liệu và sự phân tích trên cho thấy số lượng giáo viên cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu chung, nhưng cơ cấu giáo viên chưa đồng bộ nên dẫn đến tình trạng thiếu ở bộ môn này nhưng lại dư thừa ở bộ môn khác.

Do nhu cầu công việc với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin trong thời gian gần đây nên đa phần giáo viên đã sử dụng tương đối thành thạo các thiết bị công nghê thông tin vào giảng dạy.

Mặc dù đã được chuẩn hóa, nhưng chất lượng đội ngũ giáo viên vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu hiện tại của nhà trường. Một số giáo viên không đủ kỹ năng giảng dạy thực hành và kiến thức thực tế còn hạn chế. Trình độ ngoại ngữ và tin học chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

2.6. Cơ sở vật chất

Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực trong cả nước…Ngay từ những ngày đầu thành lập, trường đã chú ý tăng cường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo giảng dạy và học tập tốt nhất.

Bảng 2.10: Tổng hợp Cơ sở vật chất

NỘI DUNG Số Lượng Diện tích

(m2)

Giảng đường 2 500

Phòng học 14 1.120

Thư viện 1 130

Ký túc xá 1 1.500

Diện tích khác 175

Sân để xe, hành lang, sân chơi 1 715 Xưởng sửa chữa & thực tập 6 2.400

Tổng Diện tích (m2) 7.500 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn : P.Tổ chức - Hành chính trường trung cấp Mai Linh)

Nhận Xét: Theo Bộ GD&ĐT quy định là: 2m2/1 HS, thì nhà trường với khoảng 5.000 học sinh cần 10.000m2, với tổng diện tích 7.500 m2, chưa đủ theo yêu cầu.

2.7. Thực trạng chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Mai Linh

Từ khi là học sinh phổ thông, kiến thức cơ bản về xã hội, kỹ năng thực hành và khả năng tự học của số đông học sinh còn kém. Công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS và THPT còn chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng người học thiếu cố gắng, thiếu trung thực trong học tập khá phổ biến; tinh thần hợp tác, khả năng sáng tạo, năng lực thực hành, giải quyết độc lập các vấn đề còn yếu. Cho nên, khi vào trường Trung cấp Mai linh, giáo viên phải rất vất vả để khắc phục như : không truyền thụ kiến thức một chiều, dậy các em nặng về thực hành, phát huy tinh thần tự học và tư duy sáng tạo của người học. Cách thức đánh giá, tổ chức thi cử được đổi mới, không tạo ra tâm lý dạy và học để đối phó với thi cử, ….

Các gia đình có thu nhập thấp (cận nghèo) chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số học sinh của nhà trường, dẫn đến đóng học phí chậm hoặc chây lì, nhưng trường không thể có chính sách hỗ trợ hết số này.

Bên cạnh các nguyên nhân chủ yếu đã nêu ở trên có những tác động khách quan làm tăng thêm bất cập của giáo dục tại trường:

 Là trường trong doanh nghiệp, cung cấp nhân lực chủ yếu cho tập đoàn Mai Linh. Trong vài năm gần đây, Tập đoàn Mai Linh làm ăn khó khăn, dẫn đến thua lỗ,

phải tái cấu trúc lại bộ máy, dư thừa nhiều cán bộ. Bên cạnh đó, truyền thông đưa tin về thua lỗ, nên lượng học sinh - sinh viên vào trường giảm rõ rệt.

 Suốt 3 năm gần đây, Tập đoàn Mai Linh không đầu tư vào trường, dẫn đến nhiều chương trình, dự án phải bỏ dở.

 Sức đón nhận của thị trường lao động còn hạn chế, chưa thỏa mãn nhu cầu việc làm của người lao động đã qua đào tạo.

 Tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn chi phối nặng nề việc dạy, học và thi cử.

 Thái độ chưa coi trọng các trường ngoài công lập làm hạn chế việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

 Một số hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội đã thâm nhập vào nhà trường và cơ quan giáo dục, dù đã có nhiều cố gắng ngăn chặn song chưa đạt hiệu quả cao.

 Chất lượng đầu vào của tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp còn thấp , đặc biệt là hệ THCS thấp cả về trình độ văn hóa lẫn ý thức và thái độ học tập. Do nguồn tuyển sinh có hạn chế, hiện tượng thương mại hóa trong đào tạo ngày càng rõ ràng, nhất là với các trường ngoài công lập, các trường đại học được thành lập một cách ồ ạt, tràn lan, tuyển sinh nhiều bậc học và cạnh tranh khốc liệt, thậm chí còn nhiều trường ĐH tuyển sinh bậc trung cấp chuyên nghiệp với chỉ tiêu rất lớn. Vì vậy việc tuyển sinh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp nói chung và trường trung cấp Mai Linh nói riêng ngày càng gặp nhiều khó khăn, khó đảm bảo cả quy mô lẫn chất lượng. Kết quả tuyển sinh của trường được tổng hợp thông qua bảng sau:

Bảng 2.11: Số liệu tuyển mới năm 2010 đến 2012.

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

BẬC SƠ CẤP: Chỉ tiêu Thực hiện Chỉ tiêu Thực hiện tiêu Chỉ Thực hiện

 Sơ cấp kế toán; 12 54 87

 Báo cáo thuế;  20 63 52

 Thực hành ghi sổ kế toán; 42 55 63  Chứng chỉ A, B Anh văn;  203 124 108

 Toeic…; 21 87 72

 Chứng chỉ A, B , C Tin học; (Liên kết Đại học Khoa học Tự

nhiên HCM)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp Mai Linh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 43 - 52)