Chương trình quản lý nợ trung hạn

Một phần của tài liệu Thực Trạng Nợ Công Tại Việt Nam (Trang 27)

Chương trình quản lý nợ trung hạn bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý nợ trong giai đoạn 3 năm liền kề để thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ đã được Quốc hội xác định trong mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công.

4.3. Kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ

 Kế hoạch vay trong nước: bao gồm kế hoạch huy động vốn cho ngân sách

24

 Kế hoạch vay nước ngoài: được thực hiện thông qua các hình thức huy

động, gồm vay ODA, vay ưu đãi, vay thương mại và được chi tiết theo chủ nợ nước ngoài;

 Kế hoạch trả nợ: được chi tiết theo chủ nợ, có phân định trả nợ gốc và trả

nợ lãi; trả nợ trong nước và trả nợ nước ngoài.

4.4. Các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công

Chính phủ sử dụng các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm:

 Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP);

 Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP;

 Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập

khẩu;

 Nợ chính phủ so với GDP;

 Nợ chính phủ so với thu ngân sách nhà nước;

 Nghĩa vụ nợ chính phủ so với thu ngân sách nhà nước;

 Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách nhà nước;

 Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính

phủ.

4.5. Tổ chức giám sát về nợ công

Nội dung công tác giám sát thường xuyên tình trạng nợ công:

 Theo dõi và tính toán các chỉ tiêu nợ hiện tại và tương lai theo diễn biến tình

hình kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước nhằm nhận diện mức độ rủi ro về nợ để có biện pháp xử lý phù hợp;

 Thực hiện giám sát các chỉ tiêu về nợ công trong mối tương quan với các chỉ

số kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo các ngưỡng an toàn về nợ;

 Dự báo, cảnh báo mức độ rủi ro đối với danh mục nợ công và nợ nước ngoài

của quốc gia và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hoặc đột xuất;

 Giám sát việc thực hiện hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay

25

CHƯƠNG 5:

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG VIỆT NAM ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG

Bàn về sự tác động của nợ công đến nền kinh tế, vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, trong đó có hai quan điểm chủ đạo: Quan điểm truyền thống, đại diện là Keynes cho rằng: Khi chính phủ vay nợ để bù đắp cho thâm hụt ngân sách do cắt giảm các nguồn thu từ thuế trong khi mức chi tiêu công không thay đổi sẽ tác động đến hành vi tiêu dùng của người dân. Cụ thể là làm mức tiêu dùng tăng, từ đó làm tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ, tăng sản lượng, việc làm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về dài hạn lại làm cho tiết kiệm quốc gia (national saving) giảm và kèm theo đó là những hệ lụy khác. Quan điểm của David Ricardo, một nhà kinh tế người Anh (1772-1832) lại cho rằng mức thuế cắt giảm được bù đắp bằng nợ chính phủ sẽ không có tác động đến tiêu dùng như quan điểm về nợ truyền thống, kế cả trong ngắn hạn. Ngược lại, nó sẽ làm các khoản tiết kiệm tư nhân tăng lên bởi người dân đang chuẩn bị cho mức thuế cao sẽ đến trong tương lai để chi trả lãi và gốc cho các khoản nợ hiện tại. Trong thực tế, hai quan điểm luôn tồn tại song hành. Vì vậy, để đưa ra nhận định quan điểm nào phù hợp với từng thời điểm của quốc gia còn phải phụ thuộc vào nhân tố quan trọng, đó là hành vi của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong dài hạn, một khoản nợ chính phủ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho lãi suất tăng, đầu tư giảm, tiết kiệm giảm và khuyến khích luồng vốn từ nước ngoài chảy vào, từ đó làm cho sự tăng trưởng sản lượng tiềm năng quốc gia chậm lại. Nợ công tăng cao, vượt quá giới hạn an toàn sẽ khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép từ bên trong lẫn bên ngoài quốc gia. Cụ thể những tác động này của nợ công đến nến kinh tế

như sau:

 Nợ công lớn làm giảm tích lũy vốn tư nhân (private saving), dẫn đến hiện

tượng thoái lui đầu tư tư nhân

Khi chính phủ tăng vay nợ, đặc biệt là vay trong nước, lúc này mức tích lũy vốn tư nhân sẽ được thay thế bởi tích lũy nợ chính phủ. Thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp hay gửi tiết kiệm ngân hàng, dân chúng lại sở hữu trái

26

phiếu chính phủ làm cho cung về vốn giảm trong khi cầu tín dụng của chính phủ lại tăng lên, từ đó đẩy lãi suất tăng, chi phí đầu tư tăng và có thể dẫn đến hiện tượng “thoái lui đầu tư” khu vực tư nhân (crowding-out effect).

 Nợ công làm giảm tiết kiệm quốc gia

 Nợ công tạo áp lực gây ra lạm phát

 Lạm phát được tạo ra do hai nguyên nhân chính: Do tổng cầu tăng lên

hoặc do chi phí đẩy. Chính phủ tăng vay nợ bằng phát hành trái phiếu, một mặt làm tiêu dùng của chính phủ tăng lên, một mặt sẽ tạo áp lực đẩy lãi suất lên cao.

 Khi tăng vay nợ trong nước, lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá

thành và giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó lãi suất tăng, người nắm giữ trái phiếu chính phủ cảm thấy mình trở nên giàu có hơn và có thể tiêu dùng nhiều hơn. Tiêu dùng tư nhân tăng, chi tiêu công của chính phủ tăng dẫn đến cầu hàng hóa, dịch vụ tăng, tạo áp lực lạm phát trong ngắn hạn, từ đó tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát).

 Khi chính phủ tăng vay nợ nước ngoài, một dòng ngoại tệ lớn sẽ chảy vào

trong nước có thể giảm sức ép cân đối ngoại tệ trong ngắn hạn. Về mặt dài hạn, áp lực trả nợ cả gốc và lãi bằng ngoại tệ sẽ đẩy cầu ngoại tệ tăng lên, đồng nội tệ giảm giá làm tăng chi phí đầu vào khi nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị... dẫn tới nguy cơ lạm phát. Tỷ giá tăng làm chi phí thanh toán nợ trở nên đắt đỏ hơn, nếu vượt quá sức chịu đựng của ngân sách sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.

 Nợ công làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi xã hội

 Bên cạnh những tác động về mặt kinh tế, một quốc gia với khoản nợ công lớn

có thể phải đối mặt với những hệ quả khác do nó gây ra như: Làm thay đổi quy trình quản lý Nhà nước do phải thay đổi chính sách tài chính quốc gia để trang trải các khoản nợ; làm tổn hại đến hệ số tín nhiệm quốc gia; nguy cơ suy giảm chủ quyền, giảm sự độc lập về chính trị hoặc khả năng lãnh đạo quốc gia... Các quốc gia phải chịu sức ép từ phía chủ nợ và các tổ chức tài chính quốc tế về việc phải thắt chặt chi tiêu, tăng thuế, giảm trợ cấp xã hội, và xa hơn nữa là những yêu cầu về cải cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi các định hướng kinh tế... Ngoài ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế của quốc gia trong các mối quan hệ song phương, đa phương với các đối tác là các nước chủ nợ.

27

 Thế hệ tương lai cũng phải chịu đựng sự sụt giảm về chất lượng cuộc sống do

những hệ quả của nợ công gây ra. Nợ công làm lãi suất tăng và giảm đầu tư tư nhân, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn, cơ hội việc làm cũng như thu nhập trong khu vực tư nhân cũng sẽ bị giảm đi.

Cụ thể, ở Việt Nam:

 Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, về cơ cấu tổng thu của Việt Nam, thu từ

dầu thô liên tục ở mức cao (trên 20%), thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu trên 20%, các khoản thu trong nước trên 50%. Nhưng đáng chú ý là thu từ việc bán đất đai khá cao (khoảng 8%). Có thể thấy các khoản thu này là không bền vững.

Bảng 3: Thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2011

o

 Nguồn thu chính của Chính phủ là từ thuế nhưng cơ cấu thu thuế chỉ chiếm

khoảng 40% trong tổng nguồn thu. Cơ cấu tổng chi của Việt Nam cho thấy chi đầu tư phát triển luôn ở mức cao (quanh 30% tổng chi) nhưng hiệu quả đầu tư rất thấp (thể hiện qua hệ số ICOR của các doanh nghiệp (DN) nhà nước cao hơn nhiều so với DN FDI và tư nhân).

 Mô hình tăng trưởng hiện tại của Việt Nam dựa vào nguồn vốn là chủ yếu.

Mà nguồn vốn lại được sử dụng không tốt đã gây nên sự lãng phí kéo dài.

 Chính phủ trong thời gian qua tăng cường phát hành trái phiếu và vay mượn

để đầu tư do áp lực đầu tư và chi tiêu quá cao. Tỷ lệ tiết kiệm nội địa chỉ đạt khoảng 27% trên GDP, trong khi đó tỷ lệ đầu tư lại luôn trên 40%. Hệ quả dẫn tới lãi suất trái phiếu chính phủ phải ở mức cao; làm thoái lui đầu tư tư nhân; gây sự bất ổn trên thị trường vốn.

28

 Trong bảng cơ cấu nợ công của Việt Nam được công bố bởi IMF cho thấy, mức

nợ nước ngoài chiếm hơn 60% so với nợ trong nước. Nợ nước ngoài cao sẽ tác động lên nợ công tăng cao bởi niềm tin mất giá tiền đồng ở Việt Nam là khá lớn. Con số về bảo lãnh nợ của Chính phủ trong thực tế có thể cao hơn nhiều.

 Trong ngắn hạn, tăng trưởng ở Việt Nam không mang tính bền vững. Việc giải

quyết bài toán lạm phát đồng nghĩa với tăng trưởng thấp, nguồn thu để trả nợ cũng bị thu hẹp, dẫn tới vòng xoáy tiếp tục vay mượn cao hơn, gây áp lực lên nợ công.

 Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bất ổn và các chính sách điều hành gây mất lòng tin

sẽ khiến cho tăng chi phí vốn vay, tăng áp lực nợ trên cả thị trường trong và ngoài nước.

 Nhìn về trung hạn và dài hạn, nguồn thu từ thuế sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi lộ

trình cắt giảm thuế quan từ các mặt hàng xuất nhập khẩu. Nguồn thu từ dầu thô và bán đất đai, doanh nghiệp cũng là không ổn định và bền vững.

 Bước lên vị thế là một nước có thu nhập trung bình, thì các dòng vốn hỗ trợ

không hoàn lại hay lãi suất thấp sẽ giảm dần và cuối cùng thay thế bằng lãi suất theo thị trường.

 Bên cạnh đó, nguồn chi cũng sẽ tăng lên mạnh mẽ trong thời gian tới. Nguyên

nhân là do các hạng mục đầu tư cho dân sinh - xã hội tăng lên đáng kể, nhu cầu đầu tư để tăng trưởng và phát triển.

 Hiện tại, tỷ lệ nợ/GDP của Việt Nam là 51,6%, nằm dưới ngưỡng cảnh báo

trên, nhưng với xu hướng thâm hụt tài khóa gia tăng, việc vay nợ của Chính phủ trong một vài năm tới có thể khiến kinh tế giảm tăng trưởng. Đặc biệt, hậu quả của việc gia tăng trong tỷ lệ nợ/GDP là làm gia tăng lạm phát. Thực tế, những gói kích thích nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2009 đã làm tăng thâm hụt ngân sách và nợ công tăng đột ngột là một nguyên nhân chính của tình hình lạm phát hiện nay.

 Mô hình tăng trưởng hiện tại của Việt Nam dựa vào nguồn vốn là chủ yếu.

Mà nguồn vốn lại được sử dụng không tốt đã gây nên sự lãng phí kéo dài làm tốc độ tăng trưởng chậm lại.

 Chính phủ trong thời gian qua tăng cường phát hành trái phiếu và vay mượn

để đầu tư do áp lực đầu tư và chi tiêu quá cao. Tỷ lệ tiết kiệm nội địa chỉ đạt khoảng 27% trên GDP, trong khi đó tỷ lệ đầu tư lại luôn trên 40%. Hệ quả dẫn tới lãi suất trái phiếu chính phủ phải ở mức cao; làm thoái lui đầu tư tư nhân; gây sự bất ổn trên thị trường vốn.

29

KẾT LUẬN 

Trong những năm qua để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, nhà nước ta đã phải vay một lượng vốn lớn từ trong và ngoài nước. Trước bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua và trong xu thế phát triển hiện nay, Chính phủ thực hiện nhiều biện pháp kích thích kinh tế tuy có phần nới lỏng kiểm soát tín dụng nên đã làm cho việc việc vay nợ của Chính phủ từ Trung ương đến Địa phương tăng lên nhanh chóng. Con số nợ công của Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt là nợ nước ngoài đã trở thành mối lo ngại đến an ninh tài chính quốc gia. Tuy nhiên, nợ công vẫn nằm trong tầm kiểm soát , tổng nợ vẫn ở mức an toàn.

Có thể xem hiệu quả sử dụng nợ công Việt Nam thông qua hiệu quả đầu tư của nền kinh tế, mà cụ thể là chỉ số ICOR. Trong những giai đoạn phát triển kinh tế trước đây, Việt Nam luôn có hệ số ICOR cao hơn so với các nước khác trong khu vực, điều này không thể phủ nhận hiệu quả đầu tư thấp là một trong những tồn tại của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng Việt Nam vẫn đã và đang là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Như vậy, việc đánh giá phải dựa trên hiệu quả đầu tư của nền kinh tế xã hội từ nguồn vốn nợ công của Chính phủ. Mặt khác, Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đổi mới cơ cấu kinh tế xã hội nên hiệu quả đầu tư không thể đánh giá một sớm một chiều, và càng không thể nhận định chung cho cả một thời kì phát triền của Việt Nam. Bên cạnh đó, vửa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế chung của toàn cầu nên việc vay nợ nước ngoài để củng cố và phát triển kinh tế của Việt Nam là một điều hiển nhiên.

Như vậy, thay vì lo ngại, Chính phủ cần tập trung kiểm soát đầu tư hiệu quả, đồng thời tăng cường việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quản lý và sử dụng các khoản nợ công cũng như tính bền vững của ngân sách Nhà nước. Từ đó, tạo lòng tin của người dân đối với Chính phủ, tạo động lực cho quá trình phát triển của đất nước.

30 TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Cổng thông tin Bộ Tài Chính http://www.mof.gov.vn/ 2. Nhịp sống kinh tế Việt Nam và thế giới http://vneconomy.vn/

3. Ngân hàng Thế giới http://www.worldbank.org/

4. Quỹ Tiền tệ Quốc tế http://www.imf.org/

5. Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam - Mai Thu Hiền

Một phần của tài liệu Thực Trạng Nợ Công Tại Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)