- Tính đường kính ống dẫn nước chính của bơm nước thải:
2. Dự tính chi phí điện và hóa chất
Bảng 4.20. Ước tính chi phí điện và hóa chất
STT Chi phí điện và hóa chất (D) Tiêu thụ (kWh/ngày) Đơn giá (VNĐ/kWh) Thành tiền (VNĐ/ngày)
1 4 Bơm nước thải 532 900 478.800
2 11 Bơm bùn 68 900 61.200
3 6 Máy nén khí 132 900 118.800
4 Chi phí hóa chất NaOCl 100 (lít/ngày) 2.000 200.000
5 Điện chiếu sáng 50.000
6 Các chi phí khác 50.000
Tổng (D) 958.800
- Chi phí điện được tính toán dựa trên lượng điện tiêu thụ của từng thiết bị trong ngày.
- Giá điện được tính theo giá điện khu công nghiệp 2010: + Giờ bình thường 875 đồng/kWh,
+ Giờ yếu điểm 483 đồng/kWh, + Giờ cao điểm 1.714 đồng/kWh. Ước tính giá điện trung bình là 900 đồng/kWh.
- Các chi phí khác ở đây gồm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, hệ thống điện và chi phí hoạt động của các thiết bị khi nhà máy xảy ra sự cố… Vậy, chi phí vận hành trong 1 ngày là 1.492.133 (đồng/ngày).
Chi phí vận hành tính cho 1m3 nước thải là 373 (đồng/m3).
KẾT LUẬN
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ bia ngày càng tăng. Công nghiệp sản xuất bia tạo nên một lượng lớn nước thải xả vào môi trường. Các loại nước thải này chứa hàm lượng lớn các chất lơ lửng, COD và BOD, cần phải xử lý trước khi xả ra nguồn nước tiếp nhận. Nước thải bia có thể xử lý sinh học kết hợp hai bước kị khí và hiếu khí trong cùng một hệ thống. Đối với các nhà máy bia nói chung và nhà máy bia Sài Gòn – Miền Trung nói riêng công suất nước thải hàng ngày từ vài trăm đến hàng
nghìn m3 được xử lý trong hệ thống xử lý kị khí qua lớp cặn lơ lửng (Upflow Anaerobic Sludge Blanket – UASB) và bể aeroten hoạt động gián đoạn theo mẻ (Sequencing Batch Reactor – SBR) là hợp lý.
Các kết quả quan trắc tại trạm xử lý nước thải Công ty Cổ phần bia Sài Gòn – Miền Trung (công suất cực đại 50 triệu lít bia/năm), cho thấy hiệu quả khử các chất ô nhiễm trong hệ thống này đang diễn ra tốt, đảm bảo tiêu chuẩn thải ra nguồn. Ngoài ra, hệ thống này hoạt động ổn định, khả năng tự động hoá cao, giá thành hạ và hợp khối được công trình, tiết kiệm diện tích xây dựng.
Sau khi tính toán kinh tế, với chi phí đầu tư xây dựng, mua thiết bị và chi phí vận hành cho 1m3 nước thải lần lượt khoảng 4 triệu đồng và 400 đồng, với niên hạn sử dụng là 10 năm cho các công trình xây dựng và các trang thiết bị, máy móc trong nhà máy.
Lợi ích khi các nhà máy bia xây dựng trạm xử lý nước thải là:
+ Tránh làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm khu vực xung quanh nhà máy.
+ Giảm chi phí xả thải do nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng ra thấp. + Thu hồi một lượng lớn nước ngưng để tái sử dụng, giảm chi phí sản xuất. + Thu được khí CH4 (trong xử lý sinh học kỵ khí) để làm nhiên liệu cung
cấp cho lò hơi, giảm chi phí nhiên liệu và tránh ô nhiễm môi trường. Do quá trình tính toán chủ yếu dựa vào các tài liệu tham khảo và thuần túy về mặt lý thuyết, kiến thức thực tế còn hạn chế nên chắc chắn đồ án có nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, trong quá trình làm đồ án đã giúp em rèn luyện khả năng làm việc độc lập cũng như tự tìm tài liệu, trao đổi thông tin, lựa chọn các thông số tính toán và thiết kế do đề bài đặt ra.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Cô Hoàng Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức để em hoàn thành tốt đồ án này!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Hiền, Lê Thanh Mai, Lê Thị Lan Chi, Nguyễn Tiến Thành, Lê Viết Thắng (2007), Khoa học – Công nghệ Malt và Bia, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Trung tâm sản xuất sạch hơn (2007), Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
3. Hồ Sưởng (1992), Công nghệ sản xuất bia, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 4. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2006), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải,
NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
5. Nguyễn Chi Lan (2007), Đánh giá hiện trạng môi trường của ngành sản xuất
bia, Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia Việt Hà II, Luận văn Thạc
sỹ khoa học, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
6. Trần Đức Hạ, Nguyễn Văn Tín (2002), “Xử lý nước thải các nhà máy bia theo mô hình lọc ngược kỵ khí – Aeroten hoạt động gián đoạn”, Hội nghị Khoa học
Công nghệ Đại học Xây dựng lần thứ 14, trang 85 – 93.
7. Trịnh xuân Lai (2000). Tính toán thiết kế các Công trình xử lý nước thải. NXB Xây Dựng, Hà Nội.
8. Lương Đức Phẩm (2007), Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Vũ Thị Thu Hiền (2002), Nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất tinh bột thu
Biogas, Luận văn Thạc sỹ khoa học, Viện Khoa học và Công nghệ Môi
trường, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Sơn (2010), Thí nghiệm chuyên đề Xử lý nước thải bằng phương
pháp sinh học, Bộ môn công nghệ môi trường, Trường Đại Học Bách Khoa Hà
Nội, Hà Nội.
11. Đặng Minh Hằng (2007), Bài giảng môn Vi sinh ứng dụng trong Công nghệ
Môi trường, Bộ môn Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội, Hà Nội.
12. Trịnh Xuân Lai, Nguyễn Trọng Dương (2005), Xử lý nước thải Công nghiệp, NXB Xây dựng, Hà Nội.
13. Trần Hiếu Nhuệ (2001), Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, NXB Đại học Xây dựng, Hà Nội.
14. Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ (2002), Thoát nước Tập II, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
15. Trần Đức Hạ (2006), Xử lý nước thải đô thị, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
16. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân (2004), Xử lý nước thải Đô thị và Công nghiệp, Tính toán thiết kế công trình, NXB Đại Học Quốc
Gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
17. Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Hồ Lê Viên (2006), Sổ tay quá trình & thiết
PHỤ LỤC
Các bản vẽ: 1. Bản vẽ sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải. 2. Bản vẽ mặt bằng hệ thống xử lý nước thải.
3. Bản vẽ chi tiết bể UASB. 4. Bản vẽ chi tiết bể SBR.