II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
2. Giải pháp bảo vệ tài nguyên nƣớc dƣới đất cho phát triển đô thị
Các cơ quan tổ chức cẩn phản lý chặt chẽ hơn viêc bơm nước bừa bãi cũng như việc khai thác nguồn nước ngầm từ các giếng khoan,giếng đào.
Các giếng khoan tư nhân,giếng đào hộ gia đình có thể được nối với các ông thoát nước mưa từ mái nhà bổ sung trực tiếp cho mực nước ngầm.
Bổ sung diện tích thấm nước mưa trên mặt đất thay vì bê tông hóa ở các đô thị lớn một cách hợp lý bằng các thảm thực vật.
Tuyên truyền cho người dân về ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm, nâng cao ý thức người dân.
Các hành vi gây ô nhiễm nước dưới đất phải được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời thích đáng theo quy định của pháp luật.
Nước dưới đất đã trở thành nguồn tài nguyên quý giá và được bảo vệ nghiêm ngặt. Với Nghệ An, đã đến lúc thắt chặt hơn nữa công tác bảo vệ nguồn tài nguyên này. Hiện nay, giải pháp khai thác nước mặt thay thế nước ngầm đang được triển khai. Các nhà máy khai thác nước mặt đã được xây dựng,như là tại thị trấn các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Đô Lương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp và Tân Kỳ được đầu tư 6 nhà máy cấp nước sạch với công nghệ hiện đại của Châu Âu. Cùng với đó, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tại thị trấn của các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương đã xây dựng thêm các nhà máy nước sạch đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.
Hình 8: Bể hợp khối xử lý nƣớc sạch tại Nhà máy nƣớc Quỳ Hợp
Ở các vùng có nhiều công trình khai thác nước dưới đất cần nhanh chóng thực hiện việc rà soát, xử lý trám lấp các giếng không sử dụng; khoanh định các vùng hạn chế/cấm khai thác; lập quy hoạch khai thác sử dụng, bảo vệ nước dưới đất và từng bước xây dựng mạng quan trắc nước dưới đất địa phương, khu vực. Các vùng có hiện tượng suy giảm mực nước, chất lượng nước cần xây dựng phương án giảm thiểu hoặc nghiên cứu giải pháp cấp nước khác thay thế. Ngoài ra, cần sớm đầu tư, hoàn thiện hệ thống cấp nước ở các đô thị để hạn chế việc xây dựng các công trình khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ lẻ nhằm bảo vệ tài nguyên nước.
Nước trong đời sống kinh tế vô cùng quan trọng. Con người sống được phải có nước. Để có nước phục vụ sinh hoạt, buộc các đô thị phải sử dụng nguồn nước ngầm. Đã có những đô thị trên thế giới phải lấy nuớc ngầm xa hàng trăm cây số bởi hệ thống nước ngầm trong và ven đô thị của họ đã cạn kiệt. Đó không phải là bài học mới, nhưng có lẽ vẫn chưa cũ trong bối cảnh phát triển đô thị quá nhanh, thiếu quy hoạch ở Nghệ An.
KẾT LUẬN
Những đóng góp của đề tài
Phân tích đánh giá thực trạng và tình hình sử dụng nguồn tài nguyên nước dưới đất để có hướng đi hợp lý phục vụ cho sinh hoạt cho cá hoạt động đời sống,kinh tế xã hội của người dan Nghệ An.
Phân tích đánh giá tác động của bơm hút nước ngầm trên môi trường địa chất ở Nghệ An để từ đó có biện pháp khắc phục những hậu quả do bơm hút nước ngầm quá mức một cách bừa bãi.
Từ kết quả nghiên cứu đề ra một số giải pháp, ý kiến nhằm bảo về nguồn nước sạch sử dụng hợp lý cho cuộc sống của nhân dân và sự lành mạnh về sinh thái của Nghệ An nói riêng, Việt Nam nói chung
Công tác điều tra đánh giá địa chất thủy văn tiến hành theo nhiều cấp độ cho thấy nước dưới đất ở Nghệ An có tiềm năng lớn, có thể khai thác phục vụ cho nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, các kết quả này chưa được tổng hợp thống nhất và đầy đủ trên phạm vi toàn tỉnh. Bài báo này nhằm thể hiện một cách tổng thể trữ lượng tiềm năng nước dưới đất vùng đồng bằng và trung du thuộc tỉnh Nghệ An, đồng thời nêu lên hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất trong địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó đề xuất phương án quy hoạch khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình "địa phương học" trường Đại Học Vinh
2. Địa chất môi trường,Nguyễn Đình Hòe,nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội 3. internet http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%87_An http://www.idm.gov.vn/nguon_luc/Xuat_ban/2006/A297/a51.htm http://tnmtphutho.gov.vn/index.php/vi/news/Tai-nguyen-nuoc/Nuoc-duoi- dat-va-nhung-van-de-can-quan-tam-913/
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ... 1
1. Lý do chọn đề tài ... 1
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ... 1
2.1. Mục đích nghiên cứu ... 1
2.2 Mục tiêu nghiên cứu ... 2
3. Giới hạn nghiên cứu ... 2
3.1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ ... 2
3.2.Giới hạn nội dung nghiên cứu ... 2
4. Đối tƣợng nghiên cứu ... 2
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ... 2
5.1. Quan điểm nghiên cứu ... 2
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ... 2
6. Bố cục đề tài ... 3
NỘI DUNG ... 4
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ, XÃ HỘI Ở TỈNH NGHỆ AN ... 4
I. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ... 4
1. Vị trí địa lí ... 4
2. Địa hình ... 5
3. Mạng lƣới thủy văn ... 5
4. Khí hậu khí tƣợng ... 5
5. Tài nguyên nƣớc ... 6
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI ... 10
1. Dân cƣ ... 10
2.1. Hệ thống giao thông ... 10
2.2. Hệ thống điện ... 11
2.3. Hệ thống cấp nƣớc ... 11
2.4. Hệ thống thông tin liên lạc ... 12
2.5. Giáo dục và đào tạo ... 12
CHƢƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA NƢỚC DƢỚI ĐẤT VÀ TÁC ĐỘNG BƠM HÚT NƢỚC NGẦM Ở TỈNH NGHỆ AN ... 13
A. ĐỘNG LỰC NGOẠI SINH - HOẠT ĐỘNG CỦA NƢỚC DƢỚI ĐẤT ... 13
1. Hoạt động của nƣớc dƣới đất ... 13
1.1. Hoạt động rửa lũa ... 13
1.2. Hoạt động hòa tan ... 13
1.3. Hoạt động xói ngầm ... 14
1.4. Tích tụ vật liệu ... 15
B. ĐỘNG LỰC NHÂN SINH - TÁC ĐỘNG BƠM HÚT NƢỚC NGẦM TRÊN MÔI TRƢỜNG ĐỊA CHẤT ... 15
1. Thực trạng khai thác, bơm hút nƣớc ngầm hiện nay. Sự biến đổi chất lƣợng nguồn nƣớc và sự tác động lên môi trƣờng địa chất. ... 15
1.1. Thực trạng môi trƣờng nƣớc ngầm hiện nay ... 15
1.2. Giải thích cơ chế nén chặt các lớp trầm tích trong bồn nƣớc ngầm ... 20
2. Nguyên nhân nguồn nƣớc ngầm bị giảm sút nghiêm trọng ... 21
3. Ảnh hƣởng của việc khai thác, bơm hút nƣớc ngầm ... 25
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƢỚC DƢỚI ĐẤT Ở NGHỆ AN ... 28
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp ... 28
2. Giải pháp bảo vệ tài nguyên nƣớc dƣới đất cho phát triển đô thị ... 29
KẾT LUẬN ... 31