GV tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bức ảnh: Nhân dân ta học chữ trong điều

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua tiết 26 bài 17 nước việt nam dân chủ cộng hòa (từ sau ng (Trang 25 - 29)

dung bức ảnh: Nhân dân ta học chữ trong điều kiện như thế nào? Lớp học gồm những thành phần nào? Gương mặt và thái độ học tập của mọi người ra sao?

- Học sinh quan sát và suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Giáo viên gọi học sinh trả lời và chốt ý:

Qua những bức ảnh trên đã cho chúng ta thấy được tinh thần say mê học chữ của bà con từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng đến miền núi. Công nhân học ngay trong xưởng thợ, ngư dân học ngay trên thuyền chài, nông dân học trên cánh đồng, sân đình, gốc đa, bến nước, bến đò, trẻ nhỏ học trên lưng trâu…

Với tinh thần người biết chữ dạy người không biết chữ, người học trước dạy người học

3. Giải quyết nạn dốt

- Ngày 8/9/1945, Hồ chủ tịch kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, kêu gọi nhân dân xoá nạn mù chữ

- Từ tháng 9/1945 đến tháng 9/1946, cả nước đã tổ chức được 76.000 lớp học, xoá mù chữ cho hơn 2,5 triệu người.

- Khai giảng sớm trường học các cấp phổ thông và Đại học, nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ.

sau, vợ chưa biết chữ thì chồng bảo, em chưa biết chữ thì anh bảo, cha mẹ chưa biết chữ thì con bảo…cả dân tộc đã lao vào cuộc chiến đấu đầy gian khổ chống lại sự ngu dốt, tinh thần ấy đã đi vào trong câu ca:

Ta nghèo không mực thì son Phấn tre, bút gạch bà con tạm dùng

Nghiêng đầu trên tấm bảng chung Phất phơ tóc bạc bạn cùng tóc xanh

Này em, này chị, này anh I, tờ mớm chữ cho nhau

Dụng cụ học tập thiếu thốn. Người học dùng chõng tre, cánh cửa làm bàn. Bảng viết là bức tường, cánh cửa, tấm phản dựng lên, phấn là gạch non, đất sét, than củi; lá chuối khô, mo cau thay giấy. ở nhiều nơi bàn học không có, người ta úp ngược thúng lên làm bàn học, vở ghi không có, người ta rải cát ra sân, cầm que tập viết chữ, viết xong lại xoá rồi tập viết chữ khác.

Phong trào diễn ra sôi nổi, tích cực thể hiện quyết tâm xoá nạn mù chữ của bà con nhằm đẩy lùi bóng đêm ngu dốt và cũng đã thể hiện truyền thống hiếu học của nhân dân ta, đó cũng chính là khí thế của một dân tộc đang vươn lên làm chủ vận mệnh mình.

- GV hỏi:Trong điều kiện thiếu thốn như vậy,

nhân dân ta vẫn hăng say học chữ, việc đó nói lên điều gì?

- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, chốt ý: thể hiện quyết tâm xoá nạn mù chữ của bà con. Trong điều kiện còn khó khăn, thiếu thốn, nhưng bà con vẫn chăm chỉ học chữ để đẩy lùi bóng đêm ngu dốt. Điều đó cũng đã thể hiện truyền thống hiếu học của nhân dân ta và thể hiện khí thế của một dân tộc đang vươn lên làm chủ vận mệnh của mình.

-GV hỏi: Thành tích diệt giặc dốt mà chính

quyền cách mạng đạt được có ý nghĩa như thế nào?

- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, chốt ý: Nâng cao dân trí, cùng với các yếu tố khác tạo nên sức mạnh cho chính quyền cách mạng bước vào cuộc đấu tranh chống các thế lực phản động trong và ngoài nước.

- GV hỏi: Đảng và chính phủ đã để ra những

biện pháp gì để giải quyết khó khăn về tài chính?

- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, chốt ý: Chính phủ cách mạng đề ra sắc lệnh về Quỹ độc lập, phát động phong trào

tuần lễ vàng nhằm động viên tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước ủng hộ nền độc lập của Tổ quốc. Chính phủ đề ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước thay cho tiền Đông Dương của Pháp trước đây.

- GV hỏi: Kết quả của những biện pháp đó như

thế nào?

- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, chốt ý:Nhân dân đã hưởng ứng rộng rãi: chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân ta đã tự nguyện đóng góp 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu đồng vào Quỹ đảm phụ quốc phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV hỏi: Tinh thần tự nguyện đóng góp của

nhân dân trong việc hỗ trợ Đảng và chính phủ giải quyết khó khăn về tài chính thể hiện điều gì?

- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, chốt ý: Điều đó một lần nữa khẳng định lòng yêu nước sâu sắc của nhân dân ta, niềm tin đối với Đảng và sự gắn bó của nhân dân với chế độ mới.

- GV trình bày: Chúng ta đã được tìm hiểu về tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta cũng đã biết được những biện pháp và kết quả đạt được của Đảng và chính phủ ta trong việc xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.

- GV hỏi: Theo em, những kết quả đạt được đó

có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước, đối với nhân dân?

- HS suy nghĩ trả lời

- GV nhận xét, chốt ý: Những kết quả đã đạt được xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính của Đảng và chính phủ đã giúp cách mạng nước ta vượt qua được những khó khăn to lớn, củng cố và tăng

4. Giải quyết khó khăn về tàichính chính

- Kêu gọi nhân dân quyên góp xây dựng Quỹ độc lập...

- Kết quả: nhân dân ta đã tự nguyện đóng góp 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu đồng vào Quỹ đảm phụ quốc phòng.

- 31/1/1946, Chính phủ đề ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.

- 23/11/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

cường sức mạnh của chính quyền, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

Những kết quả đạt được đó cũng đã thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, cổ vũ, động viên nhân dân bảo vệ chính quyền, bảo vệ nền độc lập tự do mà nhân dân ta đã vô cùng gian khổ mới giành lại được.

4. Củng cố:

- Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám

- Chủ trương, biện pháp của Đảng và Chính phủ trong việc xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và giải quyết khó khăn về tài chính.

- Kết quả và ý nghĩa của những việc làm đó..

5. Dặn dò

HS học bài, trả lời các câu hỏi và bài tập SGK, đọc trước bài mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trường, Giới thiệu giáo án lịch sử lớp 12. NXB Hà Nội.

2. Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 12- NXB Giáo dục, Hà Nội năm 2007

3. Nguyễn Thị Côi, Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Nxb Giáo dục, Hà Nội 2000.

4. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học lịch sử, Nxb giáo dục, Hà Nội 2002.

5. Phan Ngọc Liên, Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP Hà Nội, 2005

6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch sử lớp 12, Nxb giáo dục Việt Nam, 2009.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua tiết 26 bài 17 nước việt nam dân chủ cộng hòa (từ sau ng (Trang 25 - 29)