Quy hoạch đê chắn sóng giai đoạn II

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy trong thiết kế đê chắn sóng dạng thùng trìm cửa sông Mỹ Á - tỉnh Quảng Ngãi (Trang 66 - 67)

1. Giới thiệu chung lý thuyết độ tin cậy và ứng dụng thiết kế công trình biển

3.2.3.Quy hoạch đê chắn sóng giai đoạn II

3.2.3.1. Sự cần thiết phải đầu tư Giai đoạn II

Việc đầu tư mở rộng công trình trong giai đoạn II là cần thiết bởi các lý do như sau:

Các công trình chắn sóng chưa đạt được quy mô cần thiết để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền qua lại trên luồng trong suốt thời gian khai thác của công trình. Chiều dài tuyến đê chắn sóng cần được xây dựng hoàn chỉnh nhằm che chắn hoàn toàn khu vực luồng vào để đảm bảo chiều cao sóng trong khu vực vũng neo đậu đạt dưới 0,2m trong điều kiện đảm bảo an toàn cho tàu khi có bão. Báo cáo kinh tế kỹ thuật cửa Mỹ Á do KBR Pty Ltd. thực hiện tháng 12/2006 và Báo cáo Dự án đầu tư xây dựng công trình ‘Cảng neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á” do Viện xây dựng công trình biển lập tháng 10/2007, cho thấy, để bảo vệ an toàn cho cửa Mỹ Á và bể cảng, chiều dài đê chắn sóng, chắn cát phải đạt được chiều dài lên đến 600m (Đối với đê Bắc) và 200m (Đối với đê Nam). Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí đầu tư, một số công trình chủ đạo như tuyến đê chắn sóng được thiết kế và xây dựng cho giai đoạn I mới đạt được chiều dài 400,7m (đê Bắc) và 100m(Đê Nam).

Vì vậy, việc đầu tư giai đoạn II – dự án Cảng neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á xây dựng mở rộng các hạng mục công trình chắn sóng, cần được đặt ra để đảm bảo mục tiêu bảo vệ an toàn cho người và phương tiện đánh bắt hải sản của địa phương vàcác tỉnh lân cận về neo đậu trú bão

Hình 3.1. Mặt bằng tổng thể của dự án Cảng neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy trong thiết kế đê chắn sóng dạng thùng trìm cửa sông Mỹ Á - tỉnh Quảng Ngãi (Trang 66 - 67)