I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua
3. Một số hạn chế, nguyên nhân trong việc tiến hành xuất khẩu
3.1. Về quản lý Nhà nước.
* Về nhận thức:
Chưa thấy hết tầm quan trọng của việc phải nâng cao nhanh chóng mức sống của nội dung lên có liên quan như thế nào đối với vận mệnh đất nước, nên không toàn tâm toàn ý lo cho mục tiêu này.
Chưa thấy hết ý nghĩa của đầu tư (đi sâu hơn là xuất khẩu ) có quan hệ thế nào với việc nâng cao nhanh chóng mức sống của nhân dân, vẫn ỷ lại vào tiềm năng lao động, đất đai. Điều mà giờ đây không còn là lợi thế tuyệt đối nửa bởi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức. Khi Khoa học công nghệ đã trở thành một yếu tố của lực lượng sản xuất thì chỉ có con người với hàm lượng khoa học cao mới là lợi thế lớn nhất của các quốc gia.
* Về quản lý, điều hành:
Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài chưa hoàn thiện, liên tục được bổ xung sửa đổi. Sự thay đổi của pháp luật và thể chế quản lý đã tạo ra tâm lý trông chờ, hoang mang cho các nhà đầu tư. Từ đó dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực đầu tư nước ngoài giảm khó và kéo theo hoạt động xuất khẩu cũng giảm théo.
* Về cơ chế điều hành xuất khẩu:
Cơ chế điều hành xuất khẩu của Việt Nam còn rất nhiều điểm chưa hợp lý làm cản trởhd xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. Một mặt, các chính sách đề cao việc đẩy mạnh xuất khẩu nhưng những hàng rào thuế quan lại bảo hộ sản xuất trong nước, thay thế hàng nhập khẩu và có phần mâu thuẫn với chiến lược hướng về xuất khẩu.
Vấn đề thủ tục hành chính vẫn còn nhiều rườm rà, vẫn luôn là vấn đề bức xúc chưa thể giải quyết một sớm, một chiều. Trong hoạt động xuất khẩu cũng vậy, vấn đề càng trở nên khó khăn hơn khi áp dụng với những nhà đầu tư nước ngoài, những người đã quen với tác phong công nghệp nhanh, gọn, đơn giản. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chưa tương xứng với tiềm năng của nó.
* Cơ sở hạ tầng thấp kém:
Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, chỉ có viễn thông là ở mức tương đối hoàn thiện. Các yếu tố khác như đường bộ, đường sắt, sân bay, cầu cảng, các phương tiện vận tải… hầu như chưa đáp ứng được các nhà đầu tư thiếu thiện nghi và đắt đỏ vẫn là thực trạng của cơ sở hạ tầng Việt Nam.
Những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của nhà đầu tư cũng như ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm làm ra.
* Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế:
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn rất thấp đã ảnh hưởng không ít đến chính sách lựa chọn sản phẩm xuất khẩu. Những điều này phần nhiều là do cơ chế, chính sách của Việt Nam chưa hợp lý.
3.2. Về phía các doanh nghiệp.
* Mặc dù có nhiều lợi thế so sánh so với các doanh nghiệp nội địa nhưng những năm qua, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của nó. Điều này là do khó khăn cơ bản về cơ cấu thị trường.
Cũng như cơ cấu thị trường xuất khẩu của các nước, cơ cấu thị trường của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay cũng đang mất cân đối nghiêm trọng. Thị trường xuất khẩu của khu vực có FDI có xu hướng mạnh các nước trong khu vực, các nước Châu á, ASEAN, Nhật, các nước NICs còn Châu ÂU và Châu Mỹ chiếm tỷ trọng nhỏ. Chính vì vậy khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu á xảy ra, xuất khẩu ở khu vực có vốn FDI cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
* Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chưa phát huy được tiềm năng của doanh nghiệp mình, đó là tiềm năng về khoa học công nghệ, về lợi thế cạnh tranh…
Phần III: Một số giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong thời gian tới