Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành nghề

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam” doc (Trang 30 - 32)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH HÀ NAM.

3.Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành nghề

Để có thể vừa tăng nhanh về số lượng vừa nâng cao được trình độ kỹ thuật tay nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu mở rộng phát triển sản xuất của các làng nghề, đòi hỏi trước hết Nhà nước cần phải mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng các hình thức dạy nghề thành lập các trường dạy nghề truyền thống ở bậc Cao đẳng nhằm tạo ra được một đội ngũ những người quản lý những cố vấn kỹ thuật những giám đốc doah nghiệp nhỏ trong các làng nghề. Thành lập các viện nghiên cứu về nghề truyền thống, tổ chức các dịch vụ tư vấn giúp đỡ các cơ sở về mặt kỹ thuật, quản lý kinh doanh, xuất nhập khẩu hoặc pháp luật.

Hàng năm tỉnh nên dành một phần kinh phí đầu tư phát triển để hỗ trợ cho việc đào tạo dạy nghề. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể dùng các hình thức sau đây:

- Các trung tâm tự dạy nghề do tư nhân tự mở lớp, đào tạo nghề cho những người có nhu cầu.

- Khuyến khích các nghệ nhân thợ giỏi dạy nghề, truyền nghề.

- Các hiệp hội nghề nghiệp có thể tổ chức ra các trường lớp đào tạo về kỹ thuật quản lý ở trình độ cao nhằm tạo ra những người có trình độ sản xuất kinh doanh giỏi, có khả năng tiếp nhận những nghề mới, cải tiến nghề truyền thống làm hạt nhân cho các làng nghề ở những vùng thuần nông nên lựa chọn hình thức thích hợp để “cấy nghề”. Hướng phát triển nghề là là dạy cho một số hộ làm điểm sáng để lôi kéo những hộ khác trong làng làm theo theo nguyên lý “vết dầu loang”.

- Đối với những nghệ nhân là những người tâm huyết với nghề nắm vững bí quyết và kỹ thuật sản xuất phải có chính sách ưu đãi đặc biệt. Hàng năm hoặc vài năm cần tổ chức xét và công nhận trao tặng danh hiệu cao quý tôn vinh nghề nghiệp cũng như thưởng vật chất xứng đáng cho những người thợ giỏi, nghệ nhân, những nhà kinh doanh có tài làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao xuất khẩu nhiều cũng như những người có phát minh sáng kiến cải tiến máy móc thiết bị công nghệ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

- Nâng cao trình độ văn hoá cho dân cư trong toàn tỉnh nói chung và các làng nghề nói riêng. Cần nghiên cứu kết hợp dạy văn hoá với dạy nghề ở những năm học cuối cấp II,III sao cho họ có thể sống được bằng nghề đó khi thôi không đi học.

- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh các chủ cơ sở ngành nghề nhất là kiến thức về thị trường.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam” doc (Trang 30 - 32)