III. MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG ĐIỂN HÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI:
2. Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại:
Đây là một trong các chế định mới được bổ sung vào Luật Thương mại nhằm xây dựng khung pháp lý chung cho thương mại dịch vụ.
2.1. Khái quát về hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại: 2.1.1.Khái niệm về cung ứng dịch vụ thương mại: 2.1.1.Khái niệm về cung ứng dịch vụ thương mại:
Đây là một vấn đề cịn chưa được định nghĩa chính thức trong pháp luật thương mại của các nước và quốc tế. Trong các hiệp định của WTO cũng chỉ đưa ra bốn phương thức cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, cĩ thể hiểu dịch vụ là sự thực hiện những cơng việc nhất định, đáp ứng nhu cầu người sử dụng và được trả thù lao cho việc thực hiện những cơng việc đĩ. Thương mại dịch vụ là sự cung cấp
dịch vụ thơng qua các phương thức khác nhau để đổi lấy tiền cơng trả cho sự cung cấp dịch vụ đĩ.
Luật Thương mại đã cĩ những quy định cơ bản về quyền cung ứng và quyền sử dụng dịch vụ của thương nhân được xây dựng trên cơ sở những phương thức cung ứng dịch vụ phù hợp với quy định về thương mại dịch vụ của các hiệp định thương mại song phương (BTA) và Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO).
2.1.2.Các loại hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại:
WTO phân loại dịch vụ thành các ngành:
1) Dịch vụ kinh doanh, bao gồm các dịch vụ nghề nghiệp như pháp lý, kế tốn, kiểm tốn, kiến trúc, tư vấn, cho thuê, quảng cáo, dịch vụ kỹ thuật…;
2) Dịch vụ liên lạc, bao gồm các dịch vụ bưu chính viễn thơng, nghe nhìn…;
3) Dịch vụ xây dựng;
4) Dịch vụ phân phối, bao gồm đại lý hoa hồng, đại lý mượn danh; 5) Các dịch vụ tài chính 6) Mơi trường, 7) Giáo dục 8) Vận tải 9) Du lịch 10) Giải trí 11) Y tế
12) Và các dịch vụ khác bao gồm các dịch vụ chưa được liệt kê ở trên. Nghiên cứu việc phân loại này của WTO, cĩ thể thấy các hành vi thương mại dịch vụ ở đây bao gồm 2 nhĩm:
1. Các dịch vụ thương mại hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh như đại lý, quảng cáo, dịch vụ kỹ thuật…
2. Các dịch vụ kinh doanh khơng gắn liền với mua bán hàng hĩa như: dịch vụ tài chính, du lịch giải trí, liên lạc, y tế, giáo dục, dịch vụ xây dựng…
Luật Thương mại 2005 đề cập đến các hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại cụ thể là:
Hợp đồng dịch vụ khuyến mại;
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại;
Hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hĩa, dịch vụ; Hợp đồng đại diện cho thương nhân;
Hợp đồng ủy thác; Hợp đồng đại lý; Hợp đồng gia cơng;
Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hĩa; Hợp đồng dịch vụ quá cảnh;
Hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Đương nhiên, trong thực tế cịn cĩ nhiều loại hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại khác trong các hoạt động tư vấn, vận tải, tài chính, bưu chính viễn thơng, du lịch, giáo dục, giải trí… Việc xác lập và thực hiện các quan hệ thương mại trong các hoạt động này cũng phải thực hiện những quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại của Luật Thương mại.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ:
Luật Thương mại cĩ những quy định chung đối với mọi loại hợp đồng dịch vụ được giao kết trong hoạt động thương mại nhằm tạo sự đồng bộ cho hệ thống pháp luật về hợp đồng của Việt nam, khắc phục thực tế là cho dù đã cĩ một số luật chuyên ngành điều chỉnh về hợp đồng dịch vụ nhưng cũng chưa bao hàm hết các lĩnh vực dịch vụ trên thị trường.
Trường hợp luật chuyên ngành về dịch vụ như pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, hàng hải, du lịch, bưu chính viễn thơng… cĩ quy định riêng biệt về hợp đồng thì sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành đĩ như nguyên tắc áp dụng luật đã được quy định tại Điều 4 của Luật Thương mại. Trường hợp hoạt động cung ứng dịch vụ chưa cĩ luật chuyên ngành điều chỉnh thì quan hệ hợp đồng trong những hoạt động cung ứng dịch vụ đĩ sẽ chịu sự điều chỉnh bởi quy định về hợp đồng dịch vụ trong Luật Thương mại.
Một số quy định cơ bản mới được bổ sung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ và của khách hàng. Ngồi những quy định chung về nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ, Luật Thương mại cịn đưa ra các quy định đặc
thù về nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ tùy theo tính chất của loại dịch vụ là dịch vụ theo kết quả cơng việc hay dịch vụ theo nỗ lực cao nhất của bên cung ứng dịch vụ. Một số chế định về nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ như nghĩa vụ hợp tác giữa các bên cung ứng dịch vụ, thời hạn hịan thành dịch vụ trong trường hợp khơng cĩ thỏa thuận, sự thay đổi của khách hàng về yêu cầu trong quá trình cung ứng dịch vụ đã được quy định cụ thể. Ngoài ra, giá dịch vụ và thanh tốn trong trường hợp các bên khơng cĩ thỏa thuận cụ thể khác cũng được quy định tại Điều 86.Luật Thương mại,
2.2.1 Quyền và nghĩa vụ cụ thể của bên cung ứng dịch vụ:
Bên cung ứng dịch vụ cĩ các nghĩa vụ chủ yếu như sau:
1) Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những cơng việc cĩ liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thỏa thuận và theo quy định của Luật;
2) Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành cơng việc;
3) Thơng báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thơng tin, tài liệu khơng đầy đủ, phương tiện khơng bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;
4) Giữ bí mật về thơng tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu cĩ thỏa thuận hoặc pháp luật cĩ quy định.
Liên quan đến thời hạn hoàn thành dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phải hịan thành dịch vụ đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng (Điều 82 Luật Thương mại) Trường hợp khơng cĩ thỏa thuận về thời hạn hoàn thành dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hịan cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng cĩ liên quan đến thời gian hoàn thành dịch vụ.
Trường hợp một dịch vụ chỉ cĩ thể được hoàn thành khi khách hàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch vụ đĩ khơng cĩ nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện đĩ được đáp ứng.
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ cụ thể của bên tiếp nhận dịch vụ (khách hàng):
Khách hàng cĩ quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ trao đổi thơng tin về tiến độ cơng việc và các yêu cầu cĩ liên quan đến việc cung ứng dịch vụ, cung ứng dịch vụ vào thời gian và theo phương thức phù hợp; Trong quá trình cung ứng dịch vụ, khách hàng cĩ quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải tuân thủ những yêu cầu hợp lý của nình liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ.
Các nghĩa vụ cơ bản của bên tiếp nhận dịch vụ theo Điều 85 Luật Thương Mại).là:
+Thanh tốn tiền cung ứng dịch vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
+ Cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung ứng dịch vụ được thực hiện khơng bị trì hỗn hay gián đoạn;
+ Hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng cĩ thể cung ứng dịch vụ một cách thích hợp;
+ Điều phối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ để khơng gây cản trở đến cơng việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào trong trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác.