B Quan điểm của TH Mác-Lênin về con người

Một phần của tài liệu Đề cương TRIẾT HỌC MÁCLENIN 1 ĐH Dược HN (Trang 37 - 46)

a) Con người là một thực thể tự nhiên mang bản tính xã hội, có sự thống nhất biện chứng giữa 2 mặt tự nhiên và xã hội.

- Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành và phát triển của con người chính là giới tự nhiên => Bản tính tự nhiên là 1 trong những phương diện cơ bản của con người, được phân tích dưới các giác độ sau:

+ con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này được chứng minh bằng sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và KHTN, đặc biệt là học thuyết tiến hóa của Đácuyn

+ Con người là bộ phận của giới tự nhiên, đồng thời giới tự nhiên cũng là “thân thể vô cơ của con người” Những quy luật biến đổi của giới tự nhiên tác động đến sự tồn tại của con người và xh loài người. Ngược lại, hoạt động của con người luôn tác động trở lại giới tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên.

+ Bản tính tự nhiên là những nhân tố tất yếu, khách quan trong quá trình tồn tại và phát triển của con người.

Con người có sinh thì có tử. Con người muốn tồn tại phải được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ăn, mặc, ở, sinh hoạt vật chất, tinh thần,…Con người còn có nhu cầu tái sản xuất xã hội, tái tạo nòi giống. => tất cả những nhu cầu đó tạo nên bản tính tự nhiên của con người.

- Tuy nhiên, mặt tự nhiên không phải yếu tố duy nhất quy định bản chất của con người. Ngoài bản tính tự nhiên, con người còn có bản tính xã hội. Tính xã hội được biểu hiện trong lao động sản xuất ra của cải vật chất.

+ Nhờ lao động con người có khả năng vượt qua loài đv để tiến hóa và phát triển thành người.

+ Thông qua lao động, con người làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên

+ Con người lao động, sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống hàng ngày của mình, hình thành, phát triển ngôn ngữ và tư duy, xác lập các mối quan hệ xã hội.

 Lao động là yếu tố quan trọng quyết định sự hình thành bản chất xã hội của con người. Đồng thời, hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.

- Sự thống nhất biện chứng giữa mặt sinh học và mặt xã hội

Quá trình hình thành và phát triển của con người luôn luôn bị quy đinh bởi hệ thống 3 quy luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau:

+ Hệ thống các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp cơ thể với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hóa... quy định phương diện sinh học của con người.

sinh học của con người như hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí. + Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người. =>Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội.

• Quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội trong mỗi con người là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Hai mặt trên thống nhất với nhau, hoà quyện vào nhau để tạo thành con người tự nhiên - xã hội.

b, Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội.

con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: ~ quan hệ với tự nhiên

~ quan hệ với xã hội

~ quan hệ với chính bản thân con người

• 3 quan hệ trên suy cho cùng đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác.

(còn nữa)

Câu 12: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

1. Tồn tại xã hội

Tồn tại xã hội là toàn bộ các điều kiện và các phương diện sinh hoạt vật chất của cộng đồng người nhất định trong lịch sử.

Tồn tại xã hội có cấu trúc hợp thành bởi 3 yếu tố: Phương thức sản xuất, điều kiện tự nhiên và tổ chức dân cư.

+ Phương thức sản xuất: là cách thức còn người làm ra của cải vật chất cho xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định và nó được thể hiện ở 2 mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Hai mặt này hợp thành 1 quy luật là quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ sản xuất và nó chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất vật chất của loài người chúng ta.

+ ĐIều kiện tự nhiên: là nhân tố thường xuyên, tất yếu trong quá trình sản xuất vật chất của con người chúng ta. Tùy vào mỗi quốc gia thì có các điều kiện tự nhiên thuận lợi hoặc khó khăn đối với quá trình hoạt động sản xuất. Điều kiện tự nhiên tốt sẽ tạo thuận lợi, điệu kiện tự nhiên khó khăn thì sẽ gây cản trở hoạt động sản xuất vật chất. Nhưng điều kiện tự nhiên dù có thuận lợi hay khó khăn thì nó cũng không quyết định quá trình sản xuất vật chất, không quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội đó. Ví dụ nhật bản là một đất nước có điều kiện tự nhiên không hề thuận lợi, đất đai khô cằn, tài nguyên nghèo nàn, thiên tai liên tục nhưng Nhật Bản đã trở thành một trong các nước phát triển nhất trên thế giới.

 Vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất vật chất của con người: Trong quá trình sản xuất vật chất giữa con người và tự nhiên luôn luôn có sự trao đổi. Tự nhiên cung cấp cho con người tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất,… Con người tác động lên tự nhiên theo hai chiều

con người.

• Chiều không phù hợp với quy luật tự nhiên: Phá vỡ các quy luật tự nhiên thì con người sẽ phải gánh chịu hậu họa bởi tác động ngược lại của tự nhiên.

Như vậy điều kiện tự nhiên là điều kiện thường xuyên tất yếu nhưng nó không phải là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

+ Tổ chức dân cư: Dân số là một trong những yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất vật chất. Dân số ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động trong xã hội. Dân số cũng là một yếu tố thường xuyên, tất yếu cần thiết trong quá trình sản xuất vật chất. Có 3 vấn đề quan trọng của dân số: Mật độ dân số

Phân bố dân cư

Trình độ dân cư: là năng lực của lực lượng lao động. Các hiện tượng về vấn đề dân số:

Hiện tương dân số già -> thiếu lực lượng lao động, nó ảnh hướng lớn đến quá trình sản xuất vật chất của con người.

Bùng nổ dân số -> đói nghèo, lạc hậu.

Theo triết học Mác-Lênin thì cả hiện tượng già dân số và bùng nổ dân số đều ảnh hướng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Như vậy tổ chức dân cư cũng là một yếu tố cần thiết, thường xuyên, tất yếu trong quá trình sản xuất vật chất.

Trong 3 yếu tố trên, Yếu tố quyết định quá trình sản xuất vật chất là yếu tố Phương thức sản xuất. Quốc gia giàu có hay nghèo nàn phụ thuộc vào cách thức quốc gia đó làm ra của cải vật chất như thế nào. Hai yếu tố còn lại: Điều kiện tự nhiên và phân bố dân số là yếu tố cần thiết, thường xuyên tất yếu không thể thiếu nhưng không quyết định quá trình sản xuất vật chất.

2. Ý thức xã hội a) Khái niệm:

- Ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn taị xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.

Ý thức là một thuộc tính phản ánh cao nhất phân biệt con người với động vật. Khi có ý thức, con người dùng ý thức đển nhận thức về thế giới xung quanh mình. Khi nhận thức về lĩnh vực xã hội thì đó là ý thức xã hội.

- Ý thức xã hội bao gồm nhiều hình thái khác nhau: ý thức triết học, ý thức pháp quyền, ý thức chính trị, ý thức tôn giáo, ý thức nghệ thuật,…

b) Mối quan hệ biện chứng giữa ý thức cá nhân và ý thức xã hội

c) Giữa ý thức cá nhân và ý thức xh có sự thống nhất biện chứng nhưng không đồng nhất. Ý thức của cá nhân đều phản ánh tồn tại xã hội với mức độ khác nhau. Do đó, nó mang tính xã hội. Song ý thức cá nhân không phải bao giờ cũng thể hiện quan điểm tư tưởng, tình cảm phổ biến của một cộng đồng, một tập đoàn xã hội, một thời đại xã hội nhất định => mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.

- Ý thức cá nhân phong phú, đa dạng hơn ý thức xã hội. Điều kiện hình thành ý thức cá nhân chịu tác động của rất nhiều yếu tố: gia đình, xã hội,...

cộng đồng, giai cấp nhất định và chính ý thức của mỗi cá nhân trong tập đoàn đó đã tạo nên ý thức xã hội.

d) Kết cấu của ý thức xã hội.

- Theo trình độ phản ánh ý thức xã hội bao gồm: Ý thức thông thường và ý thức lý luận

• Ý thức thông thường bắt nguồn từ đời sống vật chất tự nhiên hàng ngày của con người, hình thành trực tiếp trong đời sống xã hội. Nó chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận nhưng chứa đầy đủ chi tiết của cảm giác sống.

• Ý thức lý luận: được khái quát hóa từ ý thức thông thường trở thành các hệ thống quan điểm cụ thể: Triết học, đạo đức, nghệ thuật,… Ý thức lý luận có tính hệ thống, tính hợp lý, tính trừu tượng khái quát.

- Theo phương thức phản ánh: Ý thức tâm lý và hệ tư tưởng

• Tâm lý xã hội bao gồm: Tình cảm, tâm trạng, tập quán, thói quen của con người được hình thành tự phát dưới tác động trực tiếp của những điều kiện sống hàng ngày.

• Hệ tư tưởng là những quan điểm tư tưởng đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết phản ánh lợi ích của một giai cấp nhất định. Vì vậy hệ tư tưởng có tính giai cấp. 3. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xh và ý thức xh:

a) Tồn tại xã hội quyết định ý thức xh: Theo quan điểm duy vật lịch sử:

- Tồn tại xã hội là cái có trước sinh ra ý thức xã hội

VD: Trong chế độ xã hội nguyên thủy, do lực lượng sản xuất còn thấp, công cụ sản xuất quá thô sơ (gậy gộc, hòn đá, cung tên) nên người nguyên thủy buộc phải thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (rừng cây, con suối), phải sống tập đoàn mới có thể kiếm được thức ăn, chống thú dữ, tất cả của cải làm ra được chia đều, dùng hết không còn dư thừa, nên không thể có sự chiếm hữu làm của riêng, không có tình trạng người bóc lột người.

- Tồn tại xã hội biến đổi và phát triển dẫn đến ý thức xã hội sớm muộn cũng phải biến đổi và phát triển theo

Ví Dụ: Trong xã hội phong kiến, khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và dần dần lớn mạnh thì cũng nảy sinh quan niệm cho rằng sự tồn tại của chế độ phong kiến là trái công lý, không phù hợp với lý tính con người phải được thay thế bằng xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái.

- Tồn tại xh quyết định ý thức xh không phải 1 cách đơn giản trực tiếp mà thông qua các khâu trung gian.

b) Tính độc lập trương đối của ý thức xã hội. - Ý thức xh thường lạc hậu so với tồn tại xh:

Không phải trong mọi trường hợp, sự biến đổi của tồn tại xã hội đều ngay lập tức dẫn đến sự biến đổi của ý thức xã hội, trái lại nhiều yếu tố của ý thức xã hội có thể tồn tại rất lâu dài ngay cả khi cơ sở tồn tại sản sinh ra nó đều được thay đổi căn bản.

Ví dụ: Chế độ phong kiến không còn nhưng tư tưởng phong kiến vẫn còn đến nay. Sở dĩ như vậy là vì:

+ bản chất của ý thức xh chỉ là sự phản ánh của tồn tại xh -> ý thức xh chỉ có thể biến đổi sau khi tồn tại xh biến đổi. Mặt khác, sự biến đổi của tồn tại xh diễn ra thường xuyên với tốc độ nhanh mà ý thức không thể phản ánh kịp.

thái ý thức xh.

+ Ý thức xh luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định, trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xh phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xh tiến bộ.

- Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xh

Ý thức xã hội nếu phản ánh đúng quy luật vận động của tồn tại xã hội trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội chỉ ra chính xác sự vận động của tương lai có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Ví dụ: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật giúp con người chinh phục không gian và tiên đoán được những việc xảy ra trong tương lai (thời tiết, các hiện tượng thiên nhiên, ....)

- Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó

Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của thời đại trước.

Ví dụ: Công cụ lao động có được sự hoàn thiện (hình dáng, tính năng, hiệu quả sử dụng....) như ngày nay không phải bỗng dưng mà có. Nó phải trải qua quá trình phát triển lâu dài từ hàng ngàn năm cùng sự phát triển của loài người.

- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xh trong sự phát triển của chúng.

Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xh làm cho mỗi hình thái có những mặt, những tính chất không thể giải thích được 1 cách trực tiếp từ tồn tại xh.

Thông thường ở 1 thời đại, tùy hoàn cảnh ls cụ thể, có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh mẽ đến các hình thái khác.

VD: ở Hy Lạp thời cổ đại, triết học và nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Ở Tây Âu thời trung cổ, tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt tinh thần của xh.

- ý thức xh có khả năng tác động trở lại tồn tại xh

Ph.Ănghen viết: “sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật... Đều dựa trên cơ sở phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”

Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển của xh tùy thuộc vào: + điều kiện lịch sử cụ thể

+ tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh + vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng

+ mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội + mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng

=> nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển của ý thức xã hội và của đời sống tinh thần xã hội nói chung; nó

Một phần của tài liệu Đề cương TRIẾT HỌC MÁCLENIN 1 ĐH Dược HN (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w