Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đa

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại UBND phường chiềng sinh, thành phố sơn la, tỉnh sơn la giai đoạn 2003 2012 (Trang 54 - 56)

I. Đất sản xuất nông nghiệp 1.323,61 58,41%

4.2.13.Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đa

03 Phí cấp quyền SDĐ 24.041.500 24.105

4.2.13.Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đa

Luật Đất đai 2003 ra đời đã quy định hoạt động dịch vụ công về đất là cầu nối, là trung tâm giao dịch về đất đai giúp cho người SDĐ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách tự giác, tự nguyện và đúng pháp luật. Quản lý hoạt động dịch vụ công về đất bao gồm:

- Quản lý hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. - Quản lý hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất.

- Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất thuộc các lĩnh vực: tư vấn về giá đất; tư vấn lập QH – KHSDĐ; dịch vụ về đo đạc, lập bản đồ Địa chính; dịch vụ về thông tin đất.

Nhìn nhận thực tế trên địa bàn phường Chiềng Sinh , cũng như trên toàn Thành phố thì các hoạt động dịch vụ công về đất phát triển. Việc thành lập Văn phòng Đăng ký quyền SDĐ cấp Thành phố đã góp phần không nhỏ vào công tác đăng ký quyền SDĐ được nhanh chóng. Quyền và nghĩa vụ của người SDĐ đều được thực hiện tại cơ quan quản lý đất đai của Thànhphố và cán bộ địa chính phường thông qua Văn phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả công dân của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa tại phường . Trong thời gian tới, thành phố cần đẩy nhanh việc thành lập Văn phòng Đăng ký quyền SDĐ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình thực hiện quyền SDĐ của mình đặc biệt là người sử dụng đất tại khu vực phường Chiềng Sinh.

* Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Chiềng Sinh từ năm 2008 đến nay:

- Một số kết quả nổi bật:

+ Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay thời điểm Luật Đất đai 2003 bắt đầu được thực hiện và trở thành hành lang pháp lý mới nhất được áp dụng trong

công tác quản lý nhà nước về đất đai trên cả nước, mặc dù điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế song được sự quan tâm thường xuyên của các cấp lãnh đạo thành phố, sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng TNMT, phường Chiềng Sinh đã khắc phục những khó khăn, phát huy thuận lợi, chủ động tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai trên địa bàn.

+ Trong những năm qua, công tác quản lý đất đai của phường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nổi bật là công tác giao đất, cấp GCNQSDĐ ở, thống kê, kiểm kê đất đai, … kết quả đó đã góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền Nhà nước, tạo sự chuyển biến nhận thức của nhân dân địa phương về pháp Luật Đất đai, từ đó góp phần đưa công tác quản lý đất đai của thành phố vào nề nếp, tạo sự ổn định để phát triển kinh tế trên địa bàn phường Chiềng Sinh,

- Một số tồn tại và nguyên nhân:

Việc lãnh đạo, chỉ đạo quản lý đất đau, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị từ những năm 2001 đến năm 2009 cũng có nhiều hạn chế, một phần do do hạn chế của các thế hệ lãnh đạo quản lý còn chưa chặt chẽ, công tác bàn giao không đồng bộ. Từ cấp trên xuống cấp dưới nên việc quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đô thị bị buông lỏng dẫn đến vi phạm sử dụng các loại đất còn sai mục đích.

Một số ít cán bộ tổ trưởng, trưởng bản ít quan tâm, khi phát hiện không bảo lên UBND phường coi công tác quản lý đô thị và công tác kiểm tra là việc của UBND phường do đó khi có cán bộ phường phát hiện thì công trình xây dượng đã tương đối hoàn chỉnh gây khó khăn cho việc quản lý.

Địa bàn rộng, dân số đông nhu cầu sử dụng đất đai, xây dựng nhà ở ngày càng cao. Địa bàn phường thuộc khu quy hoạch trục Chiềng Sinh - Nà Sản chiếm khá nhiều diện tích, việc chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất bị hạn chế. DO nhu cầu của các hộ gia đình biết sai những vẫn cố tình vi phạm về sử dụng đất, xây nhà. Một số dự án quy hoạch trên địa bàn tiến độ triển khai thực hiện chậm gây ảnh hưởng đến nhân dân khu vực quy hoạch. Nhu cầu tách hộ xây dựng

nhà ở của công nhân tại khu vực quy hoạch cũng là nguyên nhân dẫn đến các hộ gia đình vi phạm xây dựng nhà ở trái pháp luật.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại UBND phường chiềng sinh, thành phố sơn la, tỉnh sơn la giai đoạn 2003 2012 (Trang 54 - 56)