PHẦN III: MỘT SỐ QUYẾT ĐỊNH GIÚP GIẢM THIỂU CHI PHÍ VÀ TRÁNH NHỨNG RỦI RO GÂY TỔN THÁT

Một phần của tài liệu Các tổn thất phát sinh trong vận chuyển thành phẩm và biện pháp giảm thiểu (no.1) (Trang 27 - 32)

TRÁNH NHỨNG RỦI RO GÂY TỔN THÁT

I. Quyết định phương thức vận chuyển hợp lý

Phương thức vận chuyển trong doanh nghiệp thương mại là cách thức di chuyển hàng hoá từ nguồn hàng đến khách hàng theo những điều kiện nhất định nhằm hợp lý hoá sự vận động của hàng hoá trong kênh hậu cần doanh nghiệp.

Thực chất của quyết định phương thức vận chuyển là lựa chọn kênh hậu cần trong doanh nghiệp một cách hợp lý nhất- đảm bảo thoả mãn nhu cầu dịch vụ khách hàng với chi phí ít nhất. Có 2 phương thức vận chuyển : vận chuyển thẳng và vận chuyển qua kho(kênh hậu cần trực tiếp và kênh gián tiếp). Có thể mô tả một cách đơn giản các phương thức vận chuyển ở sơ đồ (Bên dưới)

Tuỳ thuộc góc độ tiếp cận tổng thể hoặc cục bộ trong kênh phân phối mà vận chuyển thẳng được hiểu theo những quan niệm khác nhau.

Về mặt tổng thể, vận chuyển thẳng được hiểu là sự di động của hàng hoá từ khởi đầu của vận động hàng hoá tới thẳng cửa hàng bán lẻ mà không

dừng lại ở các khâu kho trung gian.

Về mặt cục bộ(trong phạm vi doanh nghiệp thương mại ), vận chuyển thẳng là sự di động của hàng hoá từ nguồn hàng thẳng đến cơ sở hậu cần của khách hàng hoặc cửa hàng bán lẻ mà không qua bất kỳ một khâu kho trung gian nào. Như vậy, vận chuyển thẳng trong doanh nghiệp thương mại bán buôn có đích cuối cùng là cơ sở hậu cần của khách hàng mua buôn- kho hoặc cửa hàng bán lẻ; còn trong doanh nghiệp thương mại bán lẻ, đích cuối cùng là mạng lưới các cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp

Kho nguồn hàng Kênh hậu cần trực tiếp Cơ sở hậu cần khách hàng

Kênh hậu cần gián tiếp

Hệ thống kho doanh nghiệp

Các loại kênh hậu cần của doanh nghiệp thương mại

Trong những tình thế nhất định, vận chuyển thẳng có những ưu thế:

Tăng nhanh quá trình dịch chuyển hàng hoá và do đó giảm dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp; có thể giảm được chi phí vận chuyển trong trường hợp cự ly vận chuyển ngắn do giảm được số lần xếp dỡ hàng hoá. Tuy nhiên, vận chuyển thẳng hạn chế khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng, cho nên chỉ sử dụng trong những điều kiện nhất định.

-Không làm giảm trình độ dịch vụ khách hàng :Số lượng, cơ cấu, đặc điểm hàng hoá; thời gian cung ứng hàng hoá phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Điều này cũng có nghĩa: lô hàng mua phải phù hợp với lô hàng bán-qui mô lô hàng không quá lớn, cơ cấu đơn giản, hàng hoá không phải qua khâu tổ chức mặt hàng thương mại; cự ly vận chuyển ngắn, điều kiện vận chuyển không phức tạp-không phải chuyển tải qua nhiều phương tiện; thời gian thực hiện đơn đặt hàng mua của nguồn hàng nhanh, đáp ứng yêu cầu thời gian cung ứng hàng hoá cho khách hàng;

-Tổng chi phí vận chuyển thẳng phải giảm: chi phí dự trữ(dự trữ trên đường) và cước phí vận tải chuyển thẳng nhỏ hơn chi phí dự trữ (dự trữ trên đường và kho) và cước phí vận tải (vận chuyển đến kho và từ kho cung ứng cho khách hàng ). Điều này cũng có nghĩa: qui mô lô hàng vận chuyển thẳng phải đủ lớn, điều kiện giao thông vận tải phải thuận tiện.

Như vậy, phương thức vận chuyển thẳng thích ứng với mục tiêu định hướng chi phí chứ không phải dịch vụ, và trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển với sự cạnh tranh dịch vụ gay gắt, nó ít được sử dụng.

Phương thức vận chuyển phổ biến hơn cả vẫn là vận chuyển qua kho. Vận chuyển qua kho là phương thức vận chuyển trong đó, hàng hoá từ nguồn hàng cung ứng cho khách hàng phải qua ít nhất một khâu kho. Thực chất của phương thức vận chuyển qua kho là triển khai kênh hậu cần gián tiếp trong doanh nghiệp. Có thể vận chuyển qua một hoặc nhiều khâu kho tuỳ thuộc vào

nhiều nhân tố hệ thống hậu cần :Khoảng cách giữa nguồn hàng và khách hàng, mạng lưới kho và giao thông vận tải, đặc điểm của hàng hoá vận chuyển. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tập trung và chuyên môn hoá, vận chuyển qua kho có nhiều ưu thế vì nó đảm bảo thoả mãn tốt nhất nhu cầu dịch vụ của khách hàng với chi phí thấp.

đảm bảo thoả mãn nhu cầu của khách hàng cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu...đồng thời cung ứng nhanh và ổn định hàng hoá cho khách hàng.

Vận chuyển hàng hoá qua mạng lưới kho được phân bố hợp lý sẽ phát huy tính kinh tế nhờ qui mô trong vận chuyển và do đó giảm được chi phí vận chuyển. Chính vì vậy,xác định một phương thức vận chuyển hợp lý phải gắn liền với việc qui hoạch mạng lưới kho hợp lý.

II. Q u y ế t đ ị n h ph ố i h ợ p vận c hu y ể n .

Trong vận chuyển, giá cước giảm cùng với qui mô lô hàng vận chuyển lớn để khuyến khích các nhà quản trị giao hàng với số lượng lớn. Phối hợp giao các lô hàng nhỏ trong cùng một lô hàng lớn là cách chủ yếu để đạt được chi phí vận chuyển /1đơn vị khối lượng thấp hơn. Việc phối hợp các lô hàng giao thường được tiến hành theo 4 cách:

- Cách 1 : Phối hợp dự trữ

Có nghĩa dự trữ các mặt hàng đáp ứng cho cùng một nhu cầu. Điều này cho phép giao lô hàng lớn, thậm chí chở đầy phương tiện vận tải.

- Cách 2: Phối hợp phương tiện

Có nghĩa, nếu lô hàng giao nhỏ hơn trọng tải phương tiện, thì có thể kết hợp các lô hàng có cùng hướng vận động để vận chuyển trong cùng một phương tiện vận tải có trọng tải lớn.

-Cách 3: Phối hợp kho.

Trong trường hợp khoảng cách vận chuyển từ nguồn hàng đến các khu vực tiêu thụ lớn, có thể phối hợp mạng lưới kho trong kênh hậu cần để tập trung vận chuyển hàng hoá giữa kho thu nhận và kho phân phối ở cự ly xa, và sau đó vận chuyển cung ứng hàng hoá cho khách hàng ở cự ly ngắn.

- Cách 4: Phối hợp thời gian.

Trì hoãn thực hiện các đơn hàng của nhiều khách hàng cho đến khi tạo nên lô hàng lớn hơn để tập trung vận chuyển.

KẾT LUẬN:

Sau khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), vận tải đa phương thức Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ: Các doanh nghiệp vận tải trong nước bắt đầu cảm thấy sự “nguy hiểm” của cạnh tranh toàn cầu nên đã tích cực đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh, mua sắm đóng mới phương tiện vận tải, đa dạng hóa các dịch vụ và loại hình vận tải hàng hóa…

Tuy nhiên, những cố gắng trên cũng chưa thể bù đắp được hết khoảng cách lạc hậu về công nghệ, kỹ thuật, vốn cũng như khả năng cung ứng dịch vụ của vận tải đa phương thức Việt Nam. Một trong những vấn đề Việt Nam đang gặp phải là cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu sự liên kết giữa các đơn vị vận tải trong nước. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xuất, nhập khẩu hàng

hoá cũng như sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung cùng ngành vận tải trong nước nói riêng. Thiết nghĩ, để đẩy mạnh quá trình giao thương với các quốc gia trên thế giới, chính phủ cũng như các bộ ngành có liên quan trong thời gian tới nên quan tâm nhiều hơn tới vận tải đa phương thức, một loại hình vận tải với rất nhiều ưu điểm.

Chúng ta cần đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng cũng như các vận tải cấu thành: xây dựng, chấn chỉnh nhà kho, hệ thống vận tải trên bờ, hệ thống thông tin liên lạc; từng bước nâng cấp đội tàu biển, cải tạo và xây mới các tuyến đường bộ, đường sắt giữa các vùng kinh tế trọng điểm. Bên cạnh đó, vấn đề đội ngũ cán bộ làm vận tải đa phương thức cũng như hệ thống pháp luật cũng cần được quan tâm.

Một phần của tài liệu Các tổn thất phát sinh trong vận chuyển thành phẩm và biện pháp giảm thiểu (no.1) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w