- Về vốn sản xuất: Vốn của doanh nghiệp tăng nhanh cả về vốn đăng ký kinh doanh , tổng vốn thực tế sử dụng và vốn đầu tư phát triển.
1. Luật pháp, chính sách cơ chế quản lý vĩ mô.
Cơ chế chính sách phát triển thành phần kinh tế tư bản tư nhân còn thiếu đồng bộ và chưa nhất quán nên chưa có một khung khổ pháp lý phù hợp cho kinh tế tư bản tư nhân phát triển. Trong thực tế, các văn bản pháp luật vẫn còn nhiều quy định phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc kinh tế Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng và làm cho
tâm lý thiếu tin tưởng vẫn còn tồn tại trong các chủ doanh nghiệp thuộc kinh tế tư bản tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân còn gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng nhà nước, bị hạn chêa về điều kiện sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, điều kiện vay vốn tín dụng để bổ sung cho vốn tự có; thiếu thông tin và thiếu sự rõ ràng, minh bạch trong các chính sách của nhà nước đối xử giữa các thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế tư bản tư nhân; thiếu khuôn khổ pháp lý về quyền sử dụng đất; chư có những khuyến khích đầu tư vào các ngành, các vùng khó khăn; khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường nước ngoài để mua nguyên liệu đầu vào và bán sản phẩm đầu ra… Cùng với tiến trình đổi mới kinh tế, Việt Nam đã từng bước ban hành một khuôn khổ pháp lý bao quát phần lớn các mặt hoạt động của kinh tế thị trường. Tuy vậy, đến nay, hệ thống luật pháp này vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và vẫn chưa tạo mặt bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp tư nhân còn rất phức tạp và rắc rối, với rất nhiều các loại giấy phép kinh doanh nhiều ngành nghề còn qui định mức vốn.