Trong suốt hơn 15 năm năm qua kể từ khi ra đời cho tới nay, Goolge đã không ngừng thay đổi và phát triển ngày càng lớn mạnh. Ngoài sứ mệnh là một gã khổng lồ tìm kiếm Google đã liên tục trình làng rất nhiều các ứng dụng và thiết bị công nghệ mới.
Google và những điểm nhấn trong lịch sử
Nói tóm lại, mọi sản phẩm của Google, dù là phần cứng hay phần mềm, đều được nhắm đến mục đích là cải thiện trải nghiệm tìm kiếm và thu thập thông tin của người dùng. Từ
những chiếc máy Nexus cho đến Google Glass, tất cả đều được tạo ra nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tìm kiếm của Google. Và trong tương lai, dường như xu hướng này sẽ tiếp tục và nhận rộng. Hiện tại Google đang ấp ủ và triển khai nhiều các dự án lớn như:
Kết nối thế giới
Một trong những nền tảng quan trọng của Internet là hệ thống cơ sở hạ tầng dữ liệu, và tại những nơi chưa có thì đặt nền móng là bước khởi đầu. Google Fiber, dịch vụ cáp quang gigabit của Google đang triển khai tại Kansas City, Kansas và Missouri, Mỹ được xem là tuyến đường đưa hãng tìm kiếm này vươn đến mọi nơi trên thế giới. Google là một ISP đầy đủ về mọi mặt, từ việc chạy dây điện thoại, cáp quang đến từng nhà, có thể cung cấp phần cứng cho khách hàng. Mục tiêu của Google Fiber không phải là để mang cáp quang đến mọi nhà mà sẽ gây áp lực lên các ISP hiện có nhằm nâng cao tốc độ mạng.
Google đang triển khai một chiến lược tương tự tại các nước đang phát triển với tên gọi là “Project Link”. Tuy không có tốc độ gigabit như Fiber nhưng Google đang cố gắng tạo ra nền tảng tại các nước phát triển để liên kết với các ISP khác hay các nhà dịch vụ di động trong việc chiếm lĩnh thị trường.
Một dự án khác về kết nối của Google có tên là Project Loon, dự án dùng các quả bóng bay để đưa Internet đến với người dùng ở các vùng miền khác nhau đang được thử nghiệm ở New Zealand. Quả bóng có thể bay lên cao khoảng 18 km. Google hứa hẹn các quả bóng này có thể cho tốc độ nhanh gấp đôi so với mạng 3G hiện nay.
Chuyển thiết bị phát sóng lên không trung bằng khinh khí cầu
Lĩnh vực mà Google sẽ đẩy mạnh trong thời gian tới là nhà thông minh-Smart Home. Tiền đề cho sự phát triển này là việc Google mua lại công ty Nest Labs với giá 3,2 tỷ USD. Nest là hãng chế tạo thiết bị cảm ứng thông minh do cựu giám đốc Tony Fadell của Apple sáng lập nên. Google đã quan tâm tới hệ thống tự động hóa trong nhà từ năm 20011 với sản phẩm Android @ Home. Hãng này cho biết là muốn biến toàn bộ ngôi nhà thành một phụ kiện Android ví dụ như bóng đèn có thể được điều khiển bằng ứng dụng di động. Google cũng đã bắt đầu phát triển ứng dụng cảm ứng nhiệt thông minh có tên gọi Google Energysense và sẽ sớm thúc đẩy khi đã nắm trong tay công ty công nghệ nhà thông minh tốt nhất hiện nay là Nest.
Chăm sóc sức khỏe
Trong cuộc cách mạng công nghệ thì lĩnh vực y tế điện tử là một trong những xu hướng phát triển nhanh nhất và Google cũng không muốn đứng ngoài cuộc đua.
Trong nỗ lực nhằm mang đến một cuộc sống thoải mái hơn cho các bệnh nhân tiểu đường, Google đang phát triển một loại kính áp tròng thông minh có thể đo được lượng đường trong cơ thể người đeo bằng cách phân tích mẫu nước mắt để cảnh báo người đeo khi lượng đường vượt quá mức cho phép. Google khẳng định trong tương lai không xa các thiết bị y tế sẽ đến gần hơn với con người nhờ sự trợ giúp của những công nghệ thân thiện và tiện dụng như thế này.
Nghiên cứu chống lão hóa:
Một trong những dự án gần đây được Google công bố chính là Calico, công ty thành viên mới của Google sẽ nghiên cứu chuyên sâu về gen giúp cải thiện đồng thời kéo dài tuổi thọ con người. Dường như hãng tìm kiếm này rất nghiêm túc trong việc tìm thuốc “trẻ mãi không già” với việc đầu tư hàng trăm triệu USD vào dự án này và ngay cả nhân vật tầm cỡ như Bill Maris - nhà sáng lập Google Venture cùng tham gia và làm trưởng dự án Calico.
Google Robots
Cuối năm 2013, đã có nhiều về việc Google đang đầu tư vào lĩnh vực Robot với việc mua lại hàng loạt công ty như Schaft Inc, Industrial Perception, Redwood Robotics, Meka Robotics, Holomni, Bot & Dolly, và Boston Dynamics. Đây là các công ty chuyên về lĩnh vực Robot và người đứng đầu dự án này của Google chính là Andy Rubin, người sáng lập và cựu giám đốc của Android. Trong đó Boston Dynamics là nhà sản xuất có những sản phẩm hợp tác với quân đội Mỹ. Schaft Inc dành chức vô địch trong cuộc thi DARPA Robotics Challenge- một cuộc thi ứng phó thiên tai sau sự nhà máy điện Fukushima. Gần đây nhất thì tham vọng của Google ngày càng rõ ràng hơn sau khi hãng này chi tiền mua DeepMind- chuyên về lĩnh vực trí thông minh nhân tạo với giá 400 triệu USD
Xe thông minh
Trước đó, Google cũng đã xâm nhập vào ngành công nghiệp ô tô với công nghệ tự lái của hãng và đang cố gắng cho ra mắt ô tô tự lái do chính Google sản xuất. Google tiết lộ rằng xe hơi được trang bị công nghệ tự lái của hãng đã đi được quãng đường 241.400 km vào hồi tháng 8/2012. Vấn đề pháp lý sẽ là một trong những trở ngại lớn nhất của Google, nhưng gần đây công ty đã có những bước đi chắc chắn khi xe hơi tự lái được cấp phép hoạt động tại Nevada, Florida, California và Michigan.
Tại CES 2014, Google công bố thành lập liên minh có tên gọi Open Automotive Alliance (Liên minh ôtô mở) với sự tham gia của thương hiệu xe như Audi AG, GM, Honda, Hyundai c và hãng phát triển bộ xử lý đồ họa NVIDA, với kế hoạch giới thiệu những mẫu xe đầu tiên có tích hợp hệ điều hành Android vào trước cuối năm nay. OAA đã quyết định rằng bảng điều khiển sẽ giống như một thiết bị thông minh tương tự như điện thoại trong tương
lai, và các thiết bị này sẽ có tính tương tác cao hơn với người điều khiển.
Dự án Ara
Dự án “Motorola Project Ara” được giới thiệu từ cuối năm 2013 nhằm phát triển một điện thoại thông minh được hoàn thiện bằng việc ráp nhiều phần lại với nhau, cho phép người dùng có thể thoải mái tuỳ biến từng bộ phận và chức năng của nó. Máy có thể được bán ra với một bộ khung, màn hình, bàn phím và module Wi-Fi. Theo Paul Eremenko, phụ trách dự án Ara thì trong tương lai gần sẽ có những cửa hàng đặc biệt, đủ trang bị giúp khách hàng tuỳ chỉnh cấu hình của máy sao cho phù hợp.
Cải thiện Android
API Camera: Tính năng thú vị trong Androi mà Google đang nghiên cứu chính là API mới dùng cho máy ảnh. API (application program interface) này bao gồm những tính năng nổi bật như hỗ trợ chụp ảnh định dạng RAW, nhận diện khuôn mặt và cải thiện rất lớn về chất lượng hình ảnh.
API fitness: Google đang phát triển một giao diện API sẽ cho phép các nhà phát triển ứng dụng sử dụng dữ liệu thu thập bởi các cảm biến trong phòng tập thể dục thông qua các thiết bị thông minh sử
dụng hệ điều hành Android. Để tương thích với nhà cung cấp sản phẩm chăm sóc sức khỏe Fitbit, Android KitKat hỗ trợ cho thêm hai cảm biến hỗ trợ luyệt tập đó là cam biến dò bước và đếm bước
chạy. Đây là phần cứng mới được trang bị trong Nexus 5 và có thể được xuất hiện trong nhiều smartphone khác.
Google đang phát triển tính năng mới trên API này cho phép tải dữ liệu lên điện toán đám mây và có thể chia sẻ qua nhiều ứng dụng. Bên cạnh việc theo dõi dữ liệu từ điện thoại, API mới có thể được tích hợp vào một smartwatch và hay một thiết bị đeo trên người khác
5. Kết luận
Trong suốt những năm qua Google đã không ngừng sáng tạo, không ngừng đổi mới và không ngừng phát triển. Phải có sáng tạo, phải có đổi mới, mới có Google thành công ngày hôm nay.
Tồn tại trong mỗi con người chúng ta đều tồn tại những tư duy sáng tạo mới lạ. Điều cần thiết lập phải vận dụng chúng như thế nào để sinh ra sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày. SCAMPER dường như là sự lựa chọn đúng đắn nhất vì nó được minh chứng nhiều ở độ tin cậy và thực tế là nhiều công ty, nhiều cá nhân đã thành công rực rỡ khi áp dụng các phương pháp này.
Việc sử dụng các phương pháp khác nhau sẽ đem lại những hiệu quả khác nhau tùy thuộc cách vận dụng, khả năng tư duy của mỗi người. Nếu chúng ta nắm vững và biết cách vận dụng uyển chuyển các nguyên tắc sáng tạo thì việc giải quyết vấn đề sẽ cho kết quả tối ưu hơn trong khoảng thời gian ngắn nhất và đem lại hiệu quả cao nhất.
Qua môn học này, em thấy dành thời gian để nghiên cứu các nguyên lý sáng tạo là một việc thật sự nên làm. Bất cứ vấn đề nào xảy ra trong cuộc sống đều có những nhiều cách giải quyết khác nhau, quan trọng là ta biết tư duy, phân tích, so sánh để biết vận dụng phương pháp nào là tối ưu nhất trong trường hợp đó.
Tài liệu tham khảo
1 Bài giảng môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học”, GS.TSKH. Hoàng Kiếm.
2 Website:
http://www.sangtaodoimoi.blogspot.com http://trangcongnghe.com/