Thứ nhất, các doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng thiết bị nhà xưởng hiện đại, trang bị những thiết bị may hiện đại theo hướng tiếp cận với công nghệ cao trong thiết kế mẫu, trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hạ giá thành.
Thứ hai, ngành dệt nên đầu tư trọng điểm để có những dây chuyền thiết bị với công nghệ sản xuất hiện đại, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, có chất lượng tốt, giá thành hạ, đủ khả năng cạnh tranh cung cấp cho ngành may mặc và phấn đấu đến năm 2010 có thể cung cấp 60-70% nguyên phụ liệu cho ngành may xuất khẩu, tạo điều kiện cho ngành may chủ động được nguyên phụ liệu. Trong khi còn phải nhập khẩu nguyên liệu, để chủ động cần thành lập các kho ngoại quan để các nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài dự trữ hàng có thể cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp khi ký kết được hợp đồng xuất khẩu có thể nhập ngay được nguyên liệu phục vụ sản xuất, đảm bảo được tiến độ giao hàng.
vừa phải đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp. Hoạt động gia công chủ yếu ở các doanh nghiệp có qui mô nhỏ ở các tỉnh, các doanh nghiệp có qui mô lớn ở TP.HCM và Hà Nội mà trước mắt là các công ty thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam cần phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và đa dạng hoá thị trường, có chính sách để phát triển sản phẩm mới, thị trường mới.
Thứ tư, các doanh nghiệp trước khi nhận công nhân, cán bộ quản lý, kĩ sư thực hành, nhà thiết kế thời tranh, thiết kế mẫu mã…Cần phải có biện pháp kiểm tra trình độ tay nghề, kĩ thuật, trình độ quản lý, thiết kế mẫu mã. Đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các nhà thiết kế mẫu theo hướng mở các lớp tập huấn, mời các chuyên gia trong và ngoài nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài để có các nhà thiết kế chuyên nghiệp, có trình độ nắm bắt kịp thời với xu thế lớn trong ngành thời trang. Đặc biệt là mẫu mã, mốt thời trang quốc tế.
Thứ năm, các doanh nghiệp dệt may phải tự mình nâng cao tính cạnh tranh về thương hiệu sản phẩm, nâng cao uy tín nhãn hiệu sản phẩm để đưa dần sản phẩm dệt may lên đẳng cấp chất lượng cao. Trước tiên, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định sản phẩm mũi nhọn và thị trường khách hàng mục tiêu để có chiến lược đầu tư và chính sách Marketing thích hợp . Tăng cường hoạt động tiếp thị một cách chủ động đồng thời kết hợp với chương trình xúc tiến thương mại của nhà nước để quảng bá thương hiệu , tuyên truyền, xúc tiến bán hàng và bán hàng trực tiếp cho các khách hàng ở các thị trường nhập khẩu lớn và tiềm năng.
Ngoài ra, khi xoá bỏ hạn ngàch hàng dệt may, có thể các nước phát triển sẽ có các quy định về môi trường, về lao động …Do đó, các doanh nghiệp không nhừng cần áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, mà còn phải áp dụng hệ thống quản lý môi trương ISO 14000 và hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000…để sản phẩm may mặc nước ta có khả năng cạnh tranh, đủ tiêu chuẩn đứng vững và phát triển trên thị trường quốc tế trong thời gian tới.