Phương pháp phỏng vấn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Yên Lãng, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014 (Trang 31)

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Yên Lãng

4.1.1 Điu kin t nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Yên Lãng nằm ở phía Tây Bắc của huyện Đại Từ cách trung tâm huyện khoảng 15,0 km. Phía Bắc giáp Núi Hồng (Xã Minh Tiến, Phú Cường Huyện Đại Từ). Phía Nam giáp xã Phú Xuyên; giáp dãy núi Tam Đảo. Phía Đông giáp xã Na Mao và xã Phú Xuyên. Phía Tây giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

4.1.1.2 Địa hình , địa mạo:

Địa hình:Đặc điểm địa hình: Xã có 4 con suối lớn gồm: suối Cầu Trà, suối Yên Từ, suối Cầu Tây, suối Đèo Xá; có 4 hồ lớn gồm: hồ Cầu Trà, hồ Đồng Trãng, hồ Khuôn Nanh và hồ Đồng Tiến, còn lại là các ao, hồ, suối nhỏ. Mùa khô lượng nước ở các con suối và các ao hồ ít, mùa mưa lượng nước dồn về nhiều dễ gây ra lũ ống, lũ quét tại các vùng ven và đầu nguồn các con suối.

Địa chất công trình: Đất đai của phường hình thành trên nền địa chất tương đối ổn định, kết cấu đất tốt. Tuy chưa có tài liệu nghiên cứu địa chất công trình, nhưng qua những công trình đã được xây dựng, có thể đánh giá địa chất công trình thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cao tầng.

4.1.1.3 Khí hậu

Mang tính chất đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùaCó 4 mùa rõ rệt là: Xuân, Hạ , Thu, Đông diễn ra trong 12 tháng của năm, nhưng nổi rõ hơn là 2 đặc trưng của thời tiết mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió đông bắc chiếm ưu thế, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230

C.

Lượng mưa: Trung bình năm có khoảng 2007mm/năm , tập trung chủ yếu vào mùa mưa ( tháng 6,7,8,9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.

Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%.Độ ẩm không khí nhìn chung ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 ( mùa mưa ) lên đến 86,8%, thấp nhất là vào tháng 3 (mùa khô ) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 – 17%.

Gió, Bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh gió mùa Đông Bắc.Do năm xa biển nên xã Yên lãng huyện Đại từ tỉnh Thái nguyên nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp cửa bão.

Tóm lại: Với điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, xã Yên lãng huyện Ðại từ tỉnh Thái nguyên cũng nhý thành phó Thái Nguyên ít chịu ảnh hýởng của bão và những yếu tố bất lợi khác về thời tiết, khí hậu thuận lợi để phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.881,91 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 3.142,77 ha, đất phi nông nghiệp: 239,06 ha, đất chưa sử dụng: 180,40 ha, đất ở nông thôn: 319,68 ha.

* Nguồn nước mặt:

Diện tích mặt nước 58,42 ha chủ yếu là 4 con suối và các ao, hồ nằm xen kẽ, rải rác tại các xóm. Năm 2011 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 43,42 ha; sản lượng thủy sản là 70 tấn.

- Toàn bộ diện tích ao, hồ, đầm hiện tại đã và đang được các hộ dân sử dụng để nuôi trồng thủy sản kết hợp việc tưới tiêu sản xuất nông nghiệp. Các con suối chảy trên địa bàn xã là nguồn cung cấp nước chủ yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

* Nguồn nước ngầm:

Có ở độ sâu từ 6 ÷ 10 m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh đã đáp ứng đủ nước sinh hoạt của nhân dân với khoảng 95% số hộ. Về trữ lượng nước tuy chưa xác định được chính xác nhưng về mùa khô trữ lượng nước ít, mực nước rút xuống chỉ còn khoảng 1m nước, một số nơi không đủ nước để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.Nguồn nước này chủ yếu được khai thác qua giếng khơi.

4.1.1.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường

Với điều kiện về vị trí địa lý và tài nguyên đất, Yên Lãng là xã có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như phát triển Nông, Lâm Nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển thương mại và dịch vụ.

III. NHÂN LỰC

4.1.2 Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Yên Lãng là xã có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thông đi lại nối liền với trung tâm huyện Đại Từ và tỉnh Tuyên Quang, là địa phương được UBND tỉnh quy hoạch là khu trung tâm thương mại cửa ngõ phía tây của tỉnh; tiềm năng về tài nguyên khoáng sản để phát triển ngành công nghiệp khai thác, đồng thời đó cũng là thế mạnh cho Yên Lãng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại.

Có điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đặc biệt phát triển cây Chè, có khu di tích lịch sử quốc gia chiến khu Nguyễn Huệ , khu di tích thanh niên Việt Nam là điều kiện để phát triển du lịch về nguồn, du lịch sinh thái. Có lực lượng lao động dồi dào, người dân có truyền thống lao động cần cù, tỷ lệ lao động qua đào tạo cao là lợi thế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất và phát triển.

Hệ thống các công trình hạ tầng như giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên xóm; trụ sở làm việc của Đảng uỷ - HĐND - UBND; trường học; trạm y tế... đã được xây dựng khá đồng bộ và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới.

4.1.2.3 Thực trạng phát tiển các ngành kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Ngành nông, lâm nghiệp

*Trồng trọt:

- Đối với cây lúa: Hiện nay diện tích đất trồng lúa của xã là 404,16 ha đây là diện tích đất trồng lúa tương đối thuận lợi cho việc canh tác và đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Hệ thống các công trình thủy lợi đã từng bước được đầu tư xây dựng, sửa chữa và nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Đối với cây rau màu: Yên Lãng là xã có dân số đông , bên cạnh đó có công ty than Núi Hồng và nhiều cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, do đó nhu cầu thực phẩm cung cấp cho thị trường tương đối lớn và ổn định là điều kiện thuận lợi để phát triển một số loại cây rau màu, hoa... phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Đồng thời trình độ canh tác rau màu của nhân dân ở một số xóm trung tâm xã đã có truyền thống .

- Đối với cây chè: Hiện nay xã có diện tích 317 ha cây chè, được xác định là cây mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho một bộ phận nhân dân. Hiện nay diện tích chè giống mới có năng suất chất lượng cao gần 60 ha chiếm 19%. Năng suất bình quân 101tạ/ha, sản lượng 3.153 tấn.

* Lâm nghiệp:

Tổng diện tích rừng của xã là: 2.647,45 ha trong đó: Rừng đặc dụng 643,88 ha thuộc vườn Quốc gia Tam Đảo quản lý, rừng phòng hộ 503,72 ha và rừng sản xuất 1.499,85. Với lợi thế này Yên Lãng có điều kiện để phát triển kinh tế đồi rừng gắn với du lịch sinh thái.

* Chăn nuôi thú y:

Trên địa bàn xã hiện nay đã được quy hoạch 04 khu chăn nuôi tập trung với tổng diện tích 32,2 ha; đây là điều kiện để xã Yên Lãng phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.

2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm vừa qua, khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của xã Yên Lãng đã có bước phát triển, có sự chuyển biến tích cực đầu tư trang thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến. Do vậy năng suất, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên, một số ngành nghề đang được duy trì như: Gò hàn, sửa chữa xe máy, điện dân dụng, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, thu hút nhiều lao động có tay nghề. Các máy cày bừa, máy xạ lúa đã thay thế hàng trăm công lao động và sức cày kéo. Từ đó lao động phổ thông chuyển đổi đi lao động tập trung trong và ngoài nước có thu nhập cao, tuy nhiên kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng của xã. Tỷ trọng ngành công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, giá trị sản xuất ngành còn chưa cao.

Thế mạnh của địa phương là các xưởng chế biến chè và các xưởng chế biến gỗ, sửa chữa gia công, vì vậy các cơ sở đã đầu tư, mở rộng.

3. Ngành thương mại – dịch vụ

Luôn giữ vững và ổn định, số hộ bán buôn, bán nhỏ tại các nơi tập trung dân cư và thuận tiện giao thông.Hiện nay xã có 1 chợ, phần nào đáp ứng được nhu cầu giao lưu buôn bán của nhân dân trong xã.

4.1.2.4 Dân số, lao động, việc làm

1. Tổng số hộ: 3082 hộ;

2. Tổng số nhân khẩu: 12.343 người, trong đó nữ: 6308 người; 3. Lao động trong độ tuổi: 7172 người, trong đó nữ: 3825 người; 4. Trình độ văn hóa: Phổ cập THCS;

5. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động: 37 %

6. Cơ cấu lao động: Nông, lâm, ngư nghiệp 65 %; Công nghiệp, xây dựng 10 %; Thương mại, dịch vụ 25 %.

7. Tình hình lao động trong độ tuổi đang đi làm việc ngoài địa phương : Tổng số lao động trong độ tuổi đang đi làm việc ngoài địa phương là 1231 lao động. Còn lại làm việc tại địa phương và các cơ quan đơn vị hành chính và doanh nghiệp trên địa bàn.

- Tỷ lệ lao động có việc làm ổn định thường xuyên: 70% so với nguòi trong đọ tuổi lao động.

4.2.Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã Yên Lãng

4.2.1 Tình hình qun lý đất đai

a. Xã đã chỉđạo việc thực hiện công tác quản lý nhà nước vềđất đai theo hệ thống văn bản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cụ thể như: Công

tác quản lý tài chính về đất đai của xã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện việc thu, chi liên quan đến đất đai, UBND xã Tức Tranh đã thực hiện đúng thẩm quyền chức năng theo quy định của Luật đất đai. Đồng thời xã cũng đã gửi hồ sơ của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức lên các ban ngành của huyện để tổ chức thực hiện việc thu thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn bản đã ban hành.

b. Lập và quản lý hồ sơđịa giới hành chính:

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: thực hiện chỉ thị 364/CT-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ), huyện đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính. Các tuyến ranh giới đều được xác định, thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ địa hình. Riêng biên giới quốc gia giữa Việt Nam và huyện Đại Từ đã thực hiện xong việc phân định cắm mốc giới.Hồ sơ được lập và lưu trữ, quản lý đúng theo quy định của pháp luật.

c. Khảo sát, đo đạc lập bản đồ, đánh giá, phân hạng đất

- Công tác điều tra khảo sát, đánh giá, phân hạng đất được xã quan tâm nhằm phục vụ cho các dự án phát triển nông nghiệp, các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành ở địa phương, đặc biệt là ngành tài nguyên môi trường, xã đã tiến hành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 tỷ lệ 1/25.000. Trong năm 2010 xã cũng đã tiến hành tổng kiểm kê đất đai năm 2010 và xây dựng xong bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1/25.000.

- Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính được tiến hành tương đối khẩn trương giúp huyện, các xã nắm được quỹ đất, tăng cường một bước công tác quản lý nhà nước về đất đai, phục vụ kịp thời việc giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Toàn bộ đất đai của huyện Đại Từ đã được đo đạc địa chính, lập bản đồ địa chính chính quy với các tỷ lệ 1/500,1/2.000, bản đồ giao đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính hiện nay ở dạng giấy và dạng số theo hệ tọa độ VN2000 được sử dụng để phục vụ các nhu cầu về quản lý đất đai, làm cơ sở để phát triển đo đạc, lập các bản đồ chuyên đề của các ngành. (Giáo trình

quản lý nhà nước về đất đai )

d.Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai :

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai đã được ghi trong Luật đất đai. Vì vậy, để thống nhất

quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã cần phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã Yên Lãngsau khi được Uỷ ban nhân dân huyện Đại Từ phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để quản lý đất đai,căn cứ để giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, định giá đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư... Vì vậy, các cấp, các ngành, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng đất phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi được phê duyệt.

- Mục tiêu cơ bản của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã là đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.

- Mục đích của quy hoạch sử dụng đất còn là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện.

- Yêu cầu quy hoạch sử dụng đất của xã phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện; đáp ứng được các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của huyện. Đồng thời đảm bảo tính kề thừa, tính liên tục và tính phát triển của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.

đ.Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử

dụng đất

- Việc giao đất ổn định lâu dài cho người dân sử dụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng đất vô chủ, sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho người dân yên tâm đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn. Đến nay toàn huyện đã hoàn thành việc giao đất nông-lâm nghiệp cho các hộ nông dân theo nghị định 64/CP,02/CP của chính phủ. Việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cơ quan đoàn thể được thực hiện thường xuyên.

- Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được tiến hành thường xuyên, theo đúng quy định của pháp luật.Quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất chưa được chặt chẽ.

4.2.2 Tình hình s dng đất

Xã Yên Lãng có tổng diện tích tự nhiên là 3.881,91 ha . Đất đai của xã phân theo mục đích sử dụng như sau:

4.2.2.1 Nhóm đất nông nghiệp: 3.142,77ha 4.2.2.2 Nhóm đất phi nông nghiệp: 239,06ha 4.2.2.3 Nhóm đất chưa sử dụng: 180,40ha

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Yên Lãng, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014 (Trang 31)