Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ viễn thám thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực đồng bằng sông cửu long năm 2014 (Trang 32 - 33)

Theo Viện chiến lược phát triển - Trung Tâm nghiên cứu kinh tế Miền Nam (2011), tổng diện tích ĐBSCL khoảng 4 triệu ha, trong đó khoảng 2 triệu ha được sử dụng để phát triển đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong đó quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hằng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%.

19

Đất chuyên canh tác các loại cây màu và cây trồng ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diên tích tự nhiên.

Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 1995 có 0,508 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 211.800 ha và đất không rừng 296.400 ha. Tỷ lệ che phủ rừng chỉ còn 5%.

Các nhóm đất chính ở ĐBSCL gồm:  Đất phèn (1,6 triệu ha)

Đặc trưng bởi độ axit cao, nồng độ độc tố nhôm tiềm tàng và thiếu lân. Nhóm đất này cũng bao gồm cả các loại đất phèn nhiễm mặn và trung bình. Các loại đất phèn tập trung tại Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên còn các loại đất phèn mặn tập trung tại vùng trung tâm bán đảo Cà Mau.

 Đất phù sa sông (1,2 triệu ha)

Tập trung ở vùng trung tâm ĐBSCL như Thành Phố Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long. Chúng có độ phì nhiêu tự nhiên cao và không có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng nào. Nhiều loại cây trồng có thể canh tác được trên nền đất này như: lúa, màu, cây ăn trái.  Đất nhiễm mặn (0,75 triêụ ha)

Chịu ảnh hưởng của nước mặn trong mùa khô. Các vùng đất này khó có thể được cung cấp nước ngọt. Hiện nay lúa được trồng vào mùa mưa và ở một số khu vực người ta nuôi tôm trong mùa khô (Sóc Trăng, Bạc Liêu...).

 Các loại đất khác (0,35 triệu ha)

Gồm đất than bùn (chủ yếu ở vùng rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ), đất xám trên phù sa cổ (cực Bắc của ĐBSCL) và đất đồi núi (phía Tây-Bắc ĐBSCL).

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ viễn thám thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực đồng bằng sông cửu long năm 2014 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)