3.1. Những hạn chế.
Bên cạnh những thành công, thực trạng tổ chức các phương thức tập hợp đoàn kết thanh niên huyện Quế Phong vẫn còn những yếu kém sau:
Các phương thức tập hợp đoàn kết thanh niên chưa đổi mới kịp thời so với những thay đổi trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước, các phương thức tập hợp đoàn kết thanh niên do huyện Đoàn Quế Phong tổ chức còn nghèo nàn, cứng nhắc, ít đổi mới, thiếu tính sáng tạo phù hợp với nhu cầu của thanh niên, cho nên chưa thu hút được thanh niên ở cơ sở.
Công tác tuyên truuyền, quán triệt học tập chỉ thị Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, giáo dục phẩm chất chính trị và đạo đưc slối sống cho ĐVTN mới dừng lại ở khu vực trung tâm Huyện, và theo từng đợt, từng thời điểm, chua chú trọng đến các xã vùng sâu vùng xa, việc nắm bắt diễn biến tư tưởng của ĐVTN chưa kịp thời, số thanh niên được tập trung vào tổ chức Đoàn – Hội tỷ lệ còn thấp, ý thức chấp hành luật pháp của ĐVTN còn kém nhất là luật an toàn giao thông, nạn tảo hôn vẫn còn.
Tổ chức Đoàn – Hội tuy được củng cố nhưng chất lượng hoạt động vẫn còn yếu kém. Tổ chức Hội LHTN đã đi vào hoạt động nhưng còn thụ động và phụ thuộc nhiều vào tổ chức Đoàn.
Các phong trào lớn của Đoàn chưa huy động được rộng rãi ĐVTN tham gia đặc biệt là thanh niên các xã vùng sâu vùng xa. Các điển về phát triển kinh tế còn ít và chủ yếu tập trung ở vùng thấp, chua tranh thủ tối các nguồn vốn chương trình phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, dẫn đến tỷ lệ hộ thanh niên nghèo còn cao.
Công tác chống tệ nạn xã hội hiệu quả chưa cao, một bộ phận thanh niên còn vi phạm pháp luật, mác các tệ nạn xã hội và tahm gia tuyên truyền đạo trai pháp luật gây mất trật tự xã hội.
Tổ chức Đội mới tập trung trong nhà trường, chưa được phát triển trên địa bàn dân cư, tổ chức hè và bàn giao hè còn nhiều hạn chế. Việc chỉ đạo phối hợp tổ chức thực hiện giữa Đoàn và Đội trong nhà trường còn chua chặt chẽ. Cán bộ Đoàn có biến động lớn, chưa được đạo tào cơ bản, một bộ phận cán bộ Đoàn nhất là bộ phận cán bộ các xã vùng sâu vùng xa còn yếu về năng lực, trình độ và kỹ năng tổ chức hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu công tác Đoàn trong thời kỳ đổi mới.
Trình độ nhận thức, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân và thanh niên còn thấp, không đồng đều giữa các vùng, còn hủ tục lạc hậu còn tổn tại ở nhiều nơi. Các thế lực thù địch lội dùng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng cách mạng nước ta bằng âm mưu “Diễn biến hòa bình’’ hòng chia rẽ đại đoàn kết dân tộc.
Mặt trái của nền kinh tế thị trường, thời kỳ mở cửa có tác động mạnh mẽ và làm ảnh hưởng đến tư tưởng lối sống của thanh niên đặc biệt là các tệ nạn xã hội.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, cơ sở vật chất phục vụ cho phong trào thanh niên chưa được quan tâm thỏa đáng.
3.2. Nguyên nhân.
* Nguyên nhân khách quan
Đất nước ta hiện nay đang có những bước chuyển mình đáng kể, từng bước hội nhập với kinh tế thế giới. Chúng ta đang ở giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đó gặp rất nhiều thách thức, khó khăn phức tạp.
Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thật sự quan tâm, còn xem nhẹ công tác lãnh đạo thanh niên, công tác tham mưu của nhiều cơ sở Đoàn với cấp ủy cơ sở còn hạn chế. Điều kiện vật chất kinh phí trang thiết bị cho hoạt động của Đoàn còn hạn hẹp. Đội ngũ cán bộ Đoàn chưa đáp ứng được trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế, mặt khác việc sử dụng, chế độ đãi ngộ cán bộ Đoàn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết thỏa đáng nhất là ở cơ sở, việc hụt hẫng trong chuyển tiếp các lớp cán bộ Đoàn hiện nay đang là một vấn đề đặt ra đối với công tác Đoàn mà cấp ủy cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới.
Do bị tác động mặt trái của cơ chế thị trường, đã nảy sinh tệ nạn xã hội tràn lan trong một bộ phận thanh niên xa vào các tệ nạn xã hội như: Ma túy, mại dâm, cờ bạc…Một bộ phận thanh niên chạy theo lối sống thực dụng thờ ơ với các hoạt động chính trị, coi hoạt động kinh tế là trên hết. Nguy hiểm hơn là một bộ phận thanh niên đang hoang mang, giao động không xác định được định hướng chính trị từ đó giảm ý trí phấn đấu.
Mở rộng giao lưu quốc tế cũng là cơ hội để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “ diễn biến hòa bình” lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo truyền đạo trái pháp luật, kích động dân di cư tự do gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị và đời sống của nhân dân.
Nền kinh tế của huyện còn chưa phát triển, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn và trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân và thanh niên còn thấp, giao thông đi lại giữa các xã và thôn bản vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến việc xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn.
Cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền và các hoạt động còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu.
* Nguyên nhân
Chất lượng cán bộ Đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, một số đồng chí bí thư Đoàn chưa thực sự tiêu biểu cho trí tuệ của thanh niên thụ động trông chờ vào sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên, thiếu tinh thần cầu thị học hỏi để nâng cao trình độ, chậm thích ứng với tác phong công nghiệp khả năng và sự nhạy bén chính trị chưa cao, vì vậy trước nhứng nhu cầu mới của thanh niên một số tổ chức Đoàn ở cơ sở còn lúng túng chưa thật sự đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của thanh niên.
Số ít cơ sở Đoàn chưa thật sự nhận thức đúng đắn, sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phải xây dựng, phát triển tổ chức còn thụ động trong việc tham mưu, đề xuất với các cấp uỷ Đảng trong việc xây dựng tổ chức Đoàn phát triển.
Nghiệp vụ công tác Đoàn của một số cán bộ còn hạn chế, chưa mạnh dạn chủ động trong công việc, chưa đầu tư thỏa đáng nghiên cứu chức năng nhiệm vụ của tổ chức và nâng cao trình độ nghiệp vụ Đoàn – Hội – Đội.
Sự chủ động phối hợp với các tổ chức ở một số cơ sở Đoàn không thường xuyên, chưa chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng những vấn đề cần thiết trong công tác đào tạo cán bộ, vì vậy một số cơ sở Đoàn và cán bộ Đoàn còn ở tình trạng chắp vá, không đảm bảo sự luân chuyển và kế thừa.
Do chế độ đãi ngộ cán bộ Đoàn còn thấp, trong khi cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên nhiều đồng chí cán bộ Đoàn chưa yên tâm, chưa nhiệt tình với công tác Đoàn.
Một số đoàn viên thanh niên còn bàng quan với các hoạt động của Đoàn, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động, trách nhiệm xây dựng tổ chức Đoàn chưa cao. Ban chấp hành huyện Đoàn chưa có sự cân đối giữa chủ trương và biện pháp, chưa sáng tạo đề ra phương pháp, biện pháp tổ chức các
chương trình phong trào phù hợp với điều kiện thực tế cơ sở. Một số phong trào chỉ đạo lan trải chưa có chiều sâu.
Việc nắm bắt tư tưởng đoàn viên thanh niên để giáo dục và thu hút họ vào tổ chức còn chưa kịp thời.
3.3. Bài học kinh nghiệm
Công tác chỉ đạo của Ban thường vụ, Ban chấp hành Đoàn từ cấp huyện đến cấp xã cần phải xác định rõ được nhiệm vụ trọng tâm và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện khoa học và có sức thuyết phục. Phải biết tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền và phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể để tổ chức các phong trào. Ban chấp hành Đoàn các cấp phải chủ động tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền để đảm nhận các công trình phần việc của thanh niên và xác định đó là trách nhiệm của thanh niên trong việc thực hiện các chương trình đề án phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng vừa tạo ra phong trào vừa có thêm điều kiện hoạt động.
Các cơ sở Đoàn phải biết phát huy sức mạnh tập thể, biết lựa chọn thời cơ, thời điểm để triển khai nhiệm vụ làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục thuyết phục để đoàn thanh niên hưởng ứng tham gia mọi hoạt động, khi tổ chức hoạt động phải quan tâm đến lợi ích và quyền của đoàn viên, thanh niên đồng thời phải làm tốt công tác thi đua khen thưởng tuyên dương các cá nhân, tập thể có thành tích để làm nòng cốt thực hiện phong trào.
Phải làm tốt công tác cán bộ Đoàn, ở đâu cán bộ đoàn thật sự tâm huyết với công việc, nhiệt tình với trách nhiệm và có uy tín, có trình độ năng lực, chịu khó đi cơ sở nắm bắt tình hình và tổ chức các phong trào phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên thì ở đó có vai trò của tổ chức Đoàn được khẳng định rõ nét.
Chủ động làm tốt công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền về công tác thanh niên, năng động phối hợp với các ngành xây dựng và khai thác cơ chế thuận lợi phục vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên thực hiện xã hội hóa công tác thanh niên.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆUQUẢ CÁC PHƯƠNG THỨC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN QUẢ CÁC PHƯƠNG THỨC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN
I. BỐI CẢNH ĐẤT NƯƠC VÀ ĐỊA PHƯƠNG ẢNH HƯỞNG TỚICÔNG TÁC ĐOÀN KẾT, TẬP HỢP THANH NIÊN TRONG GIAI