Soạn một số giáo án theo hướng lấy học sinh làm trung tâm Bài 36: Phát triể nở thực vật có hoa

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chương III sinh trưởng và phát triển trong chương trình SGK sinh học 11 ban cơ bản (Trang 45 - 74)

3. Các thành phần kiến thức cơ bản

3.1. Một số điều lưu ý trước khi xem phim

Đây là phim về quá trình sinh trưởng và phát triển của một hoặc một số loài động vật vì vậy khi xem cần chú ý.

- Quá trình phân chia tế bào và hình thành các cơ quan ở giai đoạn phôi thai. - Quá trình sinh trưởng và phát triển sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn.

3.2. Xem phim

Sau khi xem phim, tiến hành thảo luận nhóm họp lớp theo các câu hỏi sau: - Phân biệt sinh trưởng và phát triển và lấy dẫn chứng để minh họa?

- Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật đó thuộc loài nào? Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển chủ yếu?

Viết báo cáo tóm tắt về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển chủ yếu của loài động vật (hoặc của một số loài động vật) trong phim.

4. Kiến thức bổ sung

4.1. Trang 153 - Sách Sinh học 11 nâng cao - Vũ Văn Vụ

4.1.1. Quan sát phát triển không qua biến thái ở gà.

- Sử dụng tranh và mẫu vật sống: Quan sát, phân biệt trứng đã thụ tinh hay không thụ tinh, trứng đang phát triển, bằng cách soi qua bóng đèn. Trứng thụ tinh thấy rõ đĩa phôi; trứng đang phát triển thấy rõ mạch máu, điểm mắt đen. - Giải phẫu trứng sắp nở để thấy gà con giống gà trưởng thành.

- So sánh đĩa phôi với gà con để thấy rõ sự sinh trưởng và phát triển của gà con: tăng về kích thước và khối lượng, hình thành các cơ quan.

4.1.2. Quan sát phát triển ở ếch.

- Sử dụng tranh và mẫu vật ngâm để quan sát trứng ếch, nòng nọc, ếch trưởng thành.

- So sánh sai khác giữa nòng nọc và ếch về hình thái và lối sống để thấy rõ sự biến thái từ nòng nọc thành ếch. Nòng nọc sống ở nước, có đuôi để bơi, có mang ngoài để thở trong nước. Nòng nọc mất đuôi, mang ngoài, phát triển phổi, mọc chi và biến thành ếch sống trên cạn.

4.2. Trang 173 - sách giáo viên sinh học 11 nâng cao - Vũ Văn Vụ - Trứng gà khi mới đẻ ra có thể ở 2 trạng thái: Thứ nhất, nếu trứng không được thụ tinh (không có trống) thì trong lòng đỏ chỉ là tế bào giao tử cái (trứng chưa thụ tinh), trứng này không thể ấp nở thành con được. Thứ hai, nếu trứng đã được thụ tinh (có trống) thì trong lòng đỏ đã hình thành hợp tử (kết hợp giữa tinh trùng và trứng). Khi trứng đi qua ống dẫn trứng của gà mẹ, hợp tử đã phát triển đến giai đoạn đĩa phôi (giai đoạn phôi vị) gồm nhiều tế bào tạo nên 3 lá phôi là ngoại bì, nội bì và trung bì. Khi quả trứng đi qua ống dẫn trứng, lòng trắng và vỏ đá vôi được hình thành và khi quả trứng đẻ ra ngoài phôi sẽ ngừng phát triển, nếu để trứng lâu ngày phôi sẽ chết, nhưng nếu trứng được đem ấp

bởi gà mẹ hoặc máy ấp thì phôi sẽ tiếp tục phát triển và qua 21 ngày ấp phôi sẽ phát triển thành gà con và được nở ra khỏi trứng.

- Sự phát triển ở tằm cũng như ở ếch (phát triển qua biến thái) khác biệt với gà là ở chỗ con non được nở ra khỏi trứng là khác hẳn so với con trưởng thành. Con tằm rất khác so với con ngài. Con nòng nọc rất khác với con ếch. Đặc điểm của kiểu phát triển qua biến thái là một phương thức thích nghi của động vật với điều kiện sống đa dạng và khó khăn của môi trường và chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó có hoocmôn.

B. Soạn một số giáo án theo hướng lấy học sinh làm trung tâm trung tâm

Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Học xong bài này học sinh cần phải:

- Nêu được khái niệm về sự phát triển của thực vật có hoa. - Trình bày được khái niệm hoocmôn ra hoa.

- Nêu được vai trò của phitôhoocmôn trong sự phát triển của thực vật. - Mô tả sự xen kẽ thế hệ trong chu trình sống của thực vật.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng tư duy : phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, tổng hợp hóa …

- Rèn kỹ năng làm việc với Sgk. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ

Biết được vai trò của hoocmôn trong đời sống từ đó có thái độ đúng về sử dụng hoocmôn.

Vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất.

Chống quan điểm siêu hình, giáo dục tư tưởng theo quan điểm duy vật biện chứng thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật. II. Phương pháp, phương tiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thuyết trình.

- Phương tiện: Tranh vẽ các hình của bài 36, các phiếu học tập. III. Hoạt động dạy - học

1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ:

- Hoocmôn thực vật là gì?

- Hoocmôn thực vật gồm mấy nhóm? Tác dụng của từng nhóm như thế nào? 3. Bài mới

Đặt vấn đề: Bài 34 các em đã hiểu sinh trưởng là gì? Trong đời sống thực vật

có hoạt động sinh trưởng - phát triển xen kẽ nhau. Vậy phát triển là gì ? Phát

triển có gì khác sinh trưởng? Để hiểu điều đó chúng ta sẽ đi nghiên cứu bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa.

Hoạt động dạy và học Nội dung

GV nêu một số hiện tượng: - Sự ra hoa

- Cây cao thêm 3 cm sau 3 ngày - Vòng thân cây to lên

GV hỏi:

+ Hãy phân biệt đâu là hiện tượng sinh trưởng, hiện tượng phát triển? + ở giai đoạn nào trong đời sống thì cây mới ra hoa, vì sao?

+ Vậy em hiểu phát triển là gì? HS nghiên cứu Sgk trả lời câu hỏi. GV chính xác và cho ghi.

I. Phát triển là gì?

Khái niệm: Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống.

- Bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau đó là: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nêncác cơ quan của cơ thể.

GV yêu cầu HS trả lời lệnh ở phần II mục 1 tr.143 Sgk.

GV hỏi: Khái niệm về tuổi của cây?

GV chính xác và cho ghi

Chuyển ý: Một số cây đến tuổi ra

hoa nhưng không thể ra hoa được là do sự ra hoa còn phụ thuộc vào nhiệt độ và quang chu kỳ.

GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục a tr.144 Sgk

GV hỏi: Những cây nào có hiện tượng xuân hóa? Xuân hóa là gì? HS trả lời.

GV chính xác hóa kiến thức.

Hỏi: Dựa vào thông tin Sgk và cho

1. Tuổi của cây.

- Tuổi của cây ra hoa được tính bằng số lá xác định  đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.

2. Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ. a. Nhiệt độ thấp

- Xuân hóa là hiện tượng cây chỉ ra hoa khi nhiệt độ thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: 1 số cây lúa mì, bắp cải chỉ ra hoa khi nhiệt độ thấp ở mùa đông hay xử lý nhiệt độ thấp ở mùa xuân.

biết thế nào là quang chu kỳ? HS nghiên cứu Sgk và trả lời. GV chính xác hóa kiến thức.

GV hỏi: Căn cứ vào sự ra hoa của cây phụ thuộc vào quang chu kỳ người ta chia làm mấy nhóm cây? HS trả lời.

GV chính xác kiến thức.

Liên hệ: Trong sản xuất con người

đã lợi dụng quang chu kỳ như thế nào? Và đạt kết quả gì?

HS vận dụng kiến thức vào thực tế trả lời

GV nhận xét bổ xung.

- Quang chu kỳ là sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm.

Căn cứ vào sự ra hoa của những cây phụ thuộc vào quang chu kỳ mà chia thành 3 nhóm:

+ Cây ngày dài: ra hoa khi thời gian chiếu sáng cao hơn 14h

Ví dụ: lúa mì …

+ Cây ngày ngắn: ra hoa khi thời gian chiếu sáng dưới 14h

Ví dụ: cà phê, chè …

+ Cây trung tính: đến tuổi là ra hoa không phụ thuộc vào nhiệt độ xuân hóa và chu kỳ quang.

Chuyển ý: Phản ứng quang chu kỳ

không phải do diệp lục mà do phitôcrôm. Vậy phitôcrômlà gì mà ảnh hưởng đến sự ra hoa của thực vật?

HS dựa vào thông tin Sgk tr.144 trả lời.

GV nhận xét bổ xung kiến thức: Pd asdoxaasdo Pđx

GV chính xác và cho ghi.

Chuyển ý: Cây muốn ra hoa được

phải có tác nhân kích thích đó là c. Phitôcrôm - Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận kích thích quang chu kỳ. - Thành phần: là prôtêin hấp thụ ánh sáng. - Tồn tại ở 2 dạng: + Hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) + Hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx)

- Hai dạng của phitôcrôm có thể chuyển hóa dưới tác dụng của ánh sáng.

* Vai trò của phitôcrôm. - Làm cho hạt nảy mầm. - Giúp hoa nở.

- Khí khổng mở.

Tham gia vào phản ứng quang chu kỳ của thực vật.

hoocmôn. Vậy hoocmôn là gì chúng ta nghiên cứu sang phần 3: GV hỏi: Cơ chế nào chuyển cây từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở điều kiện quang chu kỳ thích hợp.

HS trả lời.

GV nhận xét và cho ghi.

GV treo tranh H36 tr.143 lên bảng . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV hỏi:

+ Cây cà chua có 9 lá (cây số 1) và câycà chua có 14 lá (cây số 2) khác nhau ở điểm gì?

+ Cây cà chua số 2 sinh trưởng thể

3. Hoôcmôn ra hoa.

- ở điều kiện quang chu kỳ thích hợp (với thực vật có phản ứng với quang chu kỳ) và đến độ tuổi xác định đối với thực vật trung tính thì trong lá hình thành hoocmôn ra hoa (florigen).

- Hoocmôn này di chuyển từ lá vào đỉnh sinh trưởng của thân, cành, tại đó các hoocmôn này tác động lên mô phân sinh, gây nên sự phân hóa các tế bào theo hướng hình thành hoa và cây ra hoa.

III. Mối quan hệ sinh trưởng và phát triển.

hiện như thế nào?

HS trả lời. Yêu cầu nêu được: Cây số 2 tăng thêm 5 lá và chiều cao tăng.

Gv hỏi: Sự hình thành thêm lá mới và hoa là nhờ quá trình nào?

HS trả lời.

GV hỏi : Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển thể hiện như thế nào?

HS trả lời.

GV chính xác và cho ghi.

- Sinh trưởng gắn với phát triển. - Phát triển trên cơ sở của sinh trưởng. - Sinh trưởng và phát triển là những quá trình liên quan mật thiết với nhau, đó là 2 mặt của chu trình sống của cây.

- Sinh trưởng + phân hóa + phát sinh hình thái  phát triển.

* Liên hệ: Thực tế xảy ra sinh trưởng

nhanh, phát triển chậm hoặc sinh trưởng chậm, phát triển nhanh.

VD1: Cây bón nhiều đạm thì sinh trưởng nhanh, chậm phân hóa nên chậm ra hoa (lúa)

VD2: Cây ngắn ngày trồng muộn vào các tháng cuối thu, đầu đông, thời gian chiếu sáng ngắn, cây ra hoa sớm. Khi

GV yêu cầu nêu ví dụ vận dụng kiến thức về sinh trưởng vào các thao tác xử lý hạt, củ nảy mầm? HS dựa vào thông tin Sgk tr. 145 trả lời.

GV chính xác và cho ghi.

GV hỏi: Trong công nghiệp rượu bia sinh trưởng , phát triển của thực vật được ứng dụng như thế nào? HS vận dụng kiến thức trả lời. GV chính xác và cho ghi.

GV hỏi: Kiến thức về phát triển

cây sinh trưởng còn chậm, cây yếu, năng suất thấp (cao lương)

IV. ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển.

1. ứng dụng kiến thức về sinh trưởng. a. Trong ngành trồng trọt.

- Dùng hoocmôn Gibêrelin thúc đẩy quá trình nảy mầm của khoai tây.

- Điều tiết sinh trưởng của cây rừng. - Bảo quản hạt giống, củ ở nhiệt độ thấp rút ngắn thời gian sinh trưởng, ra hoa nhanh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm thu hoạch.

b. Trong công nghiệp rượu bia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng hoocmôn sinh trưởng Gibêrelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.

được ứng dụng như thế nào trong sản xuất nông lâm nghiệp?

HS dựa vào thông tin Sgk tr. 146 trả lời

GV chính xác và cho ghi.

- Chọn cây trồng theo từng vùng địa lý, theo mùa.

- Xen canh, chuyển, gối vụ cây trồng. IV. Củng cố

- GV yêu cầu học sinh khái quát lại kiến thức đã học. - Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

Câu1: Xuân hóa là hiện tượng:

A. Ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ cao. B. Ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp. C. Rút ngắn thời gian sinh trưởng.

D.Rút ngắn thời gian phát triển.

Câu 2: Quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

A. Độc lập B. Song song.

C. Tương hỗ D. Đan xen, lồng ghép

Câu 3: Kết quả của quá trình phát triển là: A. Quá trình ra hoa, tạo quả.

B. Quá trình cây lớn lên.

C. Quá trình cây ngừng sinh trưởng. D. Cây bị già cỗi.

Đáp án: 1. A 2. D 3. A

V. Dặn dò

- Học bài, trả lời câu hỏi Sgk. - Đọc mục “ em có biết”.

- Ôn tập kiến thức về động vật có xương sống và không xương sống.

Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Học xong bài này , HS cần phải:

- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.

- Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. - Lấy được các ví dụ về các dạng biến thái.

- Nêu được khái niệm biến thái. 2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng đọc sách, phân tích kênh hình, hợp tác nhóm. - Rèn tư duy.

- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3. Thái độ

- Giáo dục quan điểm duy vật biện chứng, chống quan điểm siêu hình qua việc nắm được các kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật.

II. Phương pháp - phương tiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp: trực quan, vấn đáp gợi mở, thuyết trình . - Phương tiện: tranh hình Sgk phóng to.

+ Tài liệu tham khảo.

+ Mẫu vòng đời của một số sâu bọ.

+ Phiếu học tập: Tìm hiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

III. Hoạt động dạy - học 1. ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ

Phát triển ở thức vật là gì? Cho ví dụ?

Trình bày mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển? Cho ví dụ? 3. Tiến trình bài giảng

Đặt vấn đề: sinh trưởng và phát triển ở động vật giống và khác sinh

trưởng và phát triển ở thực vật như thế nào thì bài học này sẽ làm sáng tỏ điều đó.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

Gv hỏi:

+ Sinh trưởng ở động vật được hiểu như thế nào? Cho VD?

+ Cho ví dụ về phát triển ở động vật? HS trả lời GV chính xác và cho ghi. GV hỏi: + Sự phát triển ở động vật gồm mấy giai đoạn?

+ Các giai đoạn phát triển ở động

I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật.

1. Khái niệm

- Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

vật đẻ trứng và đẻ con khác nhau như thế nào?

HS trả lời.

GV chính xác và cho ghi.

GV hỏi: Biến thái là gì? Biến thái xảy ra ở giai đoạn nào?

HS trả lời .

GV chính xác và cho ghi.

GV hỏi: Có mấy loại biến thái ? Và có mấy kiểu phát triển?

HS trả lời. GV bổ sung.

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chương III sinh trưởng và phát triển trong chương trình SGK sinh học 11 ban cơ bản (Trang 45 - 74)