THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH

Một phần của tài liệu Ngôn từ trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh (Trang 49 - 64)

3.1. Một hệ thống từ vựng độc đáo, phong phú

Lâu nay, tiểu thuyết vẫn được xem là một thể loại đặc biêt. Nó mãi tồn

tại ở “thì hiện tại chưa hoàn thành” và có vị trí đặc biệt quan trọng không thể

thay thế trong nền văn học nhân loại. Nó là thể loại năng động, có khả năng hấp thụ, thu hút vào bên trong tất cả những tinh túy của các thể loại khác. Đối với lớp từ ngữ cấu tạo nên hình thức vật chất của tác phẩm, tiểu thuyết đặc biệt thu lượm, không ngừng tích góp làm cho cúng ngày càng phong phú hơn.

Tìm hiểu tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh có thể thấy Bảo Ninh đã dụng

công tạo nên trong tác phẩm của mình một kho từ vựng phong phú và độc đáo.

3.1.1. Sử dụng lớp từ kì lạ, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc

Trước đây, Tô Hoài đã có lần quả quyết: “Tiếng Việt hoàn toàn lạ lùng với hình thức cảm giác” [36; 49]. Đến với Nỗi buồn chiến tranh ta có thể

thấy rõ hơn điều này thông qua tài năng và sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả.

Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã “có ý thức cao trong việc miêu tả thứ ngôn ngữ nằm giữa đường biên của hư và thực, bình thường và linh dị nhằm diễn tả một thế giới kì bí, đầy thách thức đối với trí tuệ, tình cảm con người” [36; 50]. Quả thật như vậy, Bảo Ninh đã hòa trộn một cách nhuần

nhuyễn cái ảo và cái thực khiến cho ý tưởng ẩn chìm vào mê trận ngôn từ. Sự

“đan chéo” của cuộc đời, của hạnh phúc, sự “sắp xếp lạ lùng” của số phận

các nhân vật gây cho người đọc tâm trạng hồi hộp, căng thẳng để rồi òa trong niềm hứng khởi khi bất chợt nhận ra ý tứ của người viết nằm bên trong màn sương huyền thoại.

Khi thâm nhập vào Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, cảm giác bị vây

bủa, giăng mắc, bị ám ảnh ban đầu như được gia tăng nồng độ bởi thế giới ngôn từ kì ảo. Bảo Ninh đã liên tiếp sử dụng những phó từ, trạng từ chỉ tính

chất bất thường hoặc thoắt ẩn, thoắt hiện của sự việc như: “bỗng”, “bỗng dưng”, “tự nhiên”, “đột nhiên”, “chợt”, “bất chợt”… Thêm vào đó là mạng

lưới các từ ngữ chỉ cảm giác bất an, nỗi lo âu, sợ hãi bản năng của con người:

rùng mình, rợn tóc gáy, ớn buốt sống lưng… Theo thống kê sơ bộ, trong 320 trang của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, có tới 116 lần Bảo Ninh sử dụng những từ ngữ, hình ảnh rùng rợn, li kì: “Tiếng thở than buồn thảm của thế giới rừng sâu”, “ vời vợi xa xôi và tuyệt mù hư ảo”, “đám hành khách từ trong mộ hiện ra”, “ ma cà rồng”, “ảo giác”, “kì quái”, “ma quái”, “hoang đường”... Những địa danh cũng mang màu sắc kì ảo, ghê rợn: “Truông Gọi hồn”, “hồ Cá sấu”, “ đồi Thánh giá”, “đèo Thăng Thiên”… Thậm chí trong

một trang (trang 8) xuất hiện hàng loạt các từ ngữ gây ấn tượng và cảm giác

mạnh: “Thần chết sờ soạng”, “vô khối hồn ma quỷ (…) lang thang”, “mịt mù lam chướng”, “những kì kễ lạt (…) của giới các âm hồn”, “cuộc điểm danh của các toán quân đã chết”, “chim chóc khóc than như người”, “các loại màng đỏ (…) như những tảng thịt ròng ròng máu”, “ đom đóm to kinh dị (…) lớn tày cái mũ cối”, “cây cối hòa giọng với gió rên lên những bản nhạc ma”… Cảnh tượng mà chúng gợi ra không khỏi khiến những con người yếu bóng vía “có thể điên lên hoặc chết rũ vì khiếp sợ”.

Hệ thống ngôn từ kì lạ, đầy ám gợi được sáng tạo nên đã góp phần khắc họa chân thực hơn diện mạo tàn khốc của chiến tranh, khiến bất kì ai có dịp

3.1.2. Sử dụng lớp từ mang tính triết lí cao

Kristeva – một nhà nghiên cứu văn học trong cuốn Thi pháp văn xuôi đã từng khẳng định: “Chân lý luôn nằm bên ngoài chúng ta và thay vì nén chặt cuộc đời bằng những thứ ngôn từ, chúng ta có thể rút lại nó ít đi, nhưng hãy làm sao gia tăng trọng lượng (lượng thông tin) cho mỗi từ, hãy làm cho mỗi từ chứa đầy sự bí ẩn và niềm vinh kính sợ, ngôn ngữ xứng đáng được như vậy” [35]. Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã có sự lược giản ngôn ngữ

cần thiết, dồn nén ý tưởng, khơi gợi và lan tỏa suy tư, tạo cho ngôn ngữ sự đa nghĩa. Điều này cũng có được một phần là do tác giả đã sử dụng sáng tạo một hệ thống từ ngữ mang tính triết lý, triết luận cao.

Tác giả đã sử dụng nhiều kiến thức khoa học làm công cụ phụ trợ để lời ít mà ý sâu, phát huy cao độ sức liên tưởng và kinh nghiệm bạn đọc vào lĩnh

hội nghệ thuật. Hàng loạt những từ ngữ triết lý về “cái chết”, “nỗi buồn”, “cuộc sống” được Bảo Ninh sáng tạo làm cho lời văn trần thuật thêm day dứt

và ám ảnh:

“Dường như cuộc sống hôm nay anh thấy đang diễn ra trong anh một thế năng không mất đi đối với quá khứ” [23; 129].

“ Nỗi cô đơn của cả một dòng người. Sự cô đơn của nghèo nàn và đơn lẻ lồ lộ phơi bày trong các số phận đồng loạt, lầm lũi đi bên nhau, nối nhau thành dòng nước quẩn. Niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ đều cùn mòn, nhạt nhẽo và vô ích, lập lòe tối sáng…” [23; 171 – 172].

“ Ảo giác và cảnh thực đan xen lẫn nhau như hai vòng sóng giao thoa trên nền xanh thẳm của thảm rừng” [23; 106].

“Có thể nói rằng, thực ra thì anh đã chết rồi dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng mà đã chết” [23; 129]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Anh độc đoán chiếm hữu chị về mặt tinh thần còn thì bỏ rơi chị về mọi mặt, biến chị thành một thứ bản nháp” [23; 128].

“Nhờ khói hồng ma mà người ta có thể định hướng được mộng mị và hòa trộn các giấc mơ vào nhau như thể pha cốc tai” [23; 14].

Những từ như “ thế năng”, “vòng sóng giao thoa”, “bản nháp”, “pha cốc tai”… đã tạo ra hứng thú nhất định đối với bạn đọc. Nó được viết ra trên cơ sở “tiền giả định” những tri thức mà người đọc đã biết. Ngôn từ hàm xúc

mà sức gợi lại rất lớn.

Với việc sử dụng lớp từ ngữ giàu tính triết lí, Bảo Ninh đã mang lại cho nền văn học Việt Nam nói riêng và ngôn ngữ dân tộc nói chung những đóng góp không thể phủ nhận.

3.1.3. Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ cao

Nếu cái nhìn đậm chất sử thi ở giai đoạn 1945 – 1975 đã khiến các tác giả tìm tới trường ngôn ngữ giàu chất thơ thì cảm hứng thế sự ở giai đoạn văn học sau 1975 đòi hỏi nhà văn thu hẹp khoảng cách giữa văn học và đời sống. Viết về đề tài người lính – một đề tài mang tính thời sự, đậm chất anh hùng ca nhưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Bảo Ninh không có vẻ sang trọng, mẫu mực, thuần nhất ngợi ca như những tác phẩm cùng đề tài trước đó mà nó gần gũi, đời thường, đôi khi lộn xộn, thẳng thắn trong cách định danh, định tính và đặc biệt là có sự gia tăng mạnh mẽ của lớp từ mang tính khẩu ngữ cao.

Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ có thể hiểu là thứ ngôn ngữ dung hợp nhiều yếu tố của ngôn ngữ đời thường, bao gồm: Những lời nói thông tục, tiếng lóng, từ ngữ mang tính chất suồng sã không câu nệ. Điều đó gắn liền với

khuynh hướng “giải thiêng” trong văn học hiện đại: Mọi sự vật hiện tượng

đều được đưa lên cùng một mặt sân giá trị, xóa bỏ khoảng cách sử thi xa vời, thành kính. Và ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện khuynh hướng đó.

Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh cho phép những chất liệu đời thường ùa vào văn học, mở rộng “vùng thẩm mỹ”, chiếm lĩnh cả những khu

vực đời sống trước đây bị khuất lấp: Cái cao cả đối mặt với cái thấp hèn, cái bi hòa vào cái hài, nhân tính đối sánh với phi nhân tính… Ở đây, ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ sinh hoạt tựa như những làn sóng giao thoa tạo nên một trường hấp dẫn đặc biệt, cuốn hút người đọc. Độc giả không chỉ được tiếp xúc với tác phẩm trên bề mặt câu chữ mà như đang sống với hiện thực, sống trong hiện thực.

Có thể nói, ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Bảo Ninh là thứ ngôn ngữ lột tả tận đáy cái bề bộn và thô nhám của đời sống. Ngôn ngữ dung tục được Bảo

Ninh sử dụng như là sự phản ánh của cái thật. Đó cũng là một kiểu “nhại” đến cùng để tìm thấy cái chân thực của đời sống. Đâu đó trong Nỗi buồn chiến tranh ta có thể bắt gặp những đối thoại mang tính chất khẩu ngữ, nhiều

khi thô tục và bỗ bã. Chẳng hạn như:

“Ai ở trung đội có thể cười kiểu ấy cơ chứ? Không chừng thằng nào động hồn mà bắt chước giọng đàn bà cũng nên, nghe ma quái quá, anh vội hấp tấp ra khỏi cửa lán:

- Rõ ràng mà lại. Đừng ỡm ờ. Con khỉ. Kiên gắt. Tao không vì sốt mà ù tai đâu Thanh nhé!” [23; 29]

“ Run bần bật, hắn đánh rớt khẩu tiểu liên.

- Đồ cứt đái! Kiên chửi gằn và xiết cò.” [23; 19]. “- Kiên! Kiên ơi! Đếch gì mà kinh thế” [23; 43]. “- Hay đếch gì, buồn lắm, thương lắm!” [23; 44].

“- Hừ, hòa bình! Mẹ kiếp, hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại chút xương.” [23; 45].

“- Mẹ khỉ? Ăn nói gì lạ thế Sơn?

- Lạ chó gì mà lạ…Ngay cả giọng người, mẹ kiếp xin nói là còn chán mới hòng có lại để giao tiếp với đời.” [23; 45]

“- Anh điên à? Muốn vào tù hay muốn ăn đạn? Xéo đi! Xéo ngay. Không tôi báo công an đấy!” [23; 199]

“- Cạn với tớ một ly, chàng bộ binh! Hắn ồm ồm gọi – không thích ớ à? Hay sợ tớ hết xèng? Đừng lo, cạn đi! Không có chúng tớ đếch gì mà các cậu trở thành “bộ binh giỏi nhất thế giới”…[23; 175].

Có thể liệt kê rất nhiều lời dung tục của nhân vật trong những đoạn đối

thoại kiểu như thế. Những từ ngữ “mẹ khỉ”, “lạ chó”, “điên”, “hết xèng”, “đếch gì”…trước đó rất ít xuất hiện trong văn chương nghệ thuật. Ngôn ngữ miêu tả của người trần thuật dường như cũng theo đó mà thô mộc hơn: “Kiên cáu sườn”, “Kiên điên tiết”, “Kiên nhe hàm răng trắng hớn”… Ngôn ngữ

mang tính khẩu ngữ ở đây tạo cho người đọc cảm giác như được tiếp xúc với cuộc sống bên trong tác phẩm và thấy một thế giới tiểu thuyết gần gũi với đời thường hơn.

Trong khi đưa lớp từ vựng này vào tác phẩm, Bảo Ninh không cực đoan hóa vai trò của chúng, tránh được phản cảm cho người đọc. Cái đọng lại sau mỗi từ ngữ chính là sự phức tạp của đời sống, của thân phận con người mà không phải ai cũng hiểu được. Bằng cách sử dụng lớp từ khẩu ngữ, Bảo Ninh đã làm sinh động thêm ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người trần thuật, mở rộng thêm chiều sâu đời sống trong tiểu thuyết, nơi mà những biến động của

thời đại in hằn rõ nét. Theo quan niệm của M. Gorki: “Khẩu ngữ là máu của văn xuôi nghệ thuật”, nghĩa là nó không chỉ đóng vai trò “dung môi” mà còn

là thần thái sắc khí, là đặc tính mĩ học của ngôn ngữ nghệ thuật. Sử dụng ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ cao, Bảo Ninh đã tạo nên những phá cách nhất định so với ngôn ngữ văn chương truyền thống. Vì vậy, so với các tác phẩm cùng đề tài trước đó, vấn đề mà Bảo Ninh đặt ra có phần toàn diện, khái quát, sâu sắc và thấm thía hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Tạo cú pháp linh hoạt, mềm dẻo

Lời nói là tấm thảm ngôn từ mà người nghệ sĩ dệt nên trong toàn bộ

chiều dài của tác phẩm. Mỗi truyện đều diễn ra “cuộc đánh lộn của nhà văn với các con chữ”, bởi lẽ “Mỗi tác phẩm là một khám phá về nội dung và một phát minh về hình thức” (Lêônốp). Đọc Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh,

người đọc như được hòa nhập vào thế giới của dòng chảy ý thức, của tấm thảm ngôn từ với những câu văn linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển, tinh tế.

Trước hết, sự linh hoạt của lời văn được thể hiện trong những “cấu trúc ngôn ngữ lạ” (Đỗ Đức Hiểu), mà tác giả xây dựng lên. Hầu như câu nào, thậm chí

từ nào trong tác phẩm cũng ít nhất mang hai nét nghĩa đối chọi nhau, có khi còn tranh luận với nhau mà ban đầu đọc lên, ta tưởng nó là sự nghịch lý, vô

nghĩa. Chẳng hạn, khi nói về chiến tranh, tác giả coi đó như là “Một sự nghiệp vừa được ghi nhớ vĩnh hằng, vừa không ngừng bị lãng quên” [23; 97]. Còn “nỗi buồn” thì đó là “nỗi buồn được sống sót” [23; 230]. Tương lai của người lính thời hậu chiến được xem như đã “lùi lại đâu đó phía sau, xa trong những khoảng tối mù mịt trên những cánh đồng thời gian mà đất nước đã vượt qua” [23; 236]. Còn cái chết được “ứng xử” bằng một thái độ cực kì bình thản: “ Trong lòng cái chết ta có được sự bình yên, sự thanh thoát và tự do chân chính” [23; 96]. Đó cũng là một sự nhận xét chiêm nghiệm: “Tất cả bọn họ đều đã bị giết, mỗi người một cách, vậy rồi lại thấy họ kéo lê bước chân trên hè phố, nhếch nhác sống cuộc đời mạt vận của những gã tiểu thị dân thời hậu chiến” [23; 284]. Hay những triết lý về con người sau chiến tranh: “Buồn thay, họ là những người tình tuyệt vời, lại là những con người cô độc vĩnh viễn, chẳng những đã mất đi lứa đôi mà còn mất đi khả năng yêu đương và bởi những ám ảnh mà trở nên suy đồi theo cách của họ…” [23;

284]. Hàng loạt những câu văn tưởng chừng như vô lý nhưng lại rất hợp lý, những câu văn chứa đựng trong nó những từ ngữ đối lập nhau được Bảo Ninh

sử dụng sáng tạo, tạo nên sự linh hoạt, mềm dẻo của cú pháp, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Có những lúc, Bảo Ninh chuyển câu, chuyển đoạn bằng những từ ngữ

tưởng chừng như tùy tiện, lặp lại nhiều lần như “Hồi ấy”, “Kiên nghĩ”, “Kiên nhớ”, “Năm đó”… Nhưng chúng lại có tác dụng dẫn dắt người đọc

vào dòng kí ức nhân vật một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Đặc biệt, có những lúc câu văn lại tự ngân lên nhịp nhàng theo dòng hồi ức đẹp đẽ của kiên về một

mối tình thơ mộng, đắm say một thời cùng Phương: “Ôi, cái ngày tháng tư nóng hổi, nồng nàn. Những lần ôm xiết ngắn ngủi chếch choáng trong làn nước màu lục nhạt. Những sợi rong lập lờ” [23; 131]. Lại có những khi câu

văn dài đầy nhiệt huyết của tuổi thanh xuân đôt ngột bị thay thế bởi những

câu văn ngắn, mang dư vị hẫng hụt, tiếc nuối xót xa: “Khúc sông đời thanh lặng, êm ả cuối cùng nhanh chóng trôi xa. Bắt đầu dằng dặc chặng sông dài rực lửa. Bao nhiêu năm trời. Một cuộc chiến tranh…” [23; 131].

Có thể dễ dàng nhận thấy, trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo ninh dùng

nhiều câu đặc biệt, câu rút gọn dồn dập liên tiếp đan xen với những câu dài,

nhiều vị ngữ. Chẳng hạn như: “Thế nào? Anh thầm hỏi, băng qua với chính mình và nhìn chồng bản thảo, chữ nghĩa nhảy nhót, cổ anh nghẹn ngào. Buồn thật, cái cảm giác ủy mị quen thuộc ấy. Sự bất lực nhức nhối.Nỗi buồn tiều tụy mà thấu xương. Tuy vậy, biết làm thế nào. Có ai lảng tránh được chính mình. Đứng bên bàn anh lướt mắt nhìn ra đêm mưa ở cửa sổ. Những hạt mưa như ngâm chì, rơi liêu xiêu, tả tơi, lâm châm, lấm chấm đậu chạy lướt đi, run rẩy vẽ mãi, vẽ mãi những bức vẽ trong suốt lên mặt kính lạnh ngắt” [23; 162].

Sự đan xen nhịp nhàng này vừa góp phần diễn tả nội tâm nhân vật, vừa tạo cho lời văn nghệ thuật sự linh hoạt, mềm dẻo.

3.3. Lặp lại nhiều lần những từ ngữ, những hình ảnh nhằm sáng tạo các biểu tượng trùng phức và ám ảnh

Một phần của tài liệu Ngôn từ trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh (Trang 49 - 64)