ghế và ảnh hưởng của nó đối với một số vở kịch phi lí khác
của e. ionesco.
Nhiều ý kiến cho rằng Những chiếc ghế là một trong ba mốc chủ yếu
trong sự nghiệp sáng tác của Ionesco. Được dàn dựng vào năm 1952, vở
Những chiếc ghế vừa có sự kế thừa nghệ thuật diễn tả cái phi lí trong “Nữ ca sĩ hói đầu” (1950) vừa có nét độc đáo.
ở Những chiếc ghế, Ionesco tiếp tục khai thác vấn đề tha hoá của con
người mà trước đó vở “Nữ ca sĩ hói đầu” đã đề cập. Vấn đề đó còn được khai thác ở các vở kịch khác của Ionesco về sau này như “Người thuê nhà mới” (1955), “Tê giác” (1959). . .
Cũng giống như “Nữ ca sĩ hói đầu”, ta rất khó có thể tóm tắt được nội dung, cốt truyện của Những chiếc ghế. Cái mà ta dễ nắm bắt nhất là có hai vợ
chồng già sống trong một ngôi nhà trên một hòn đảo. Họ tổ chức tiệc đón khách, có cả Hoàng đế. Khách đến, không thấy ai, chỉ thấy những chiếc ghế mỗi lúc một nhiều hơn, làm cho cả hai cụ già kẹt trong đó. Một Diễn giả bước ra, gầm gừ vì vừa câm vừa điếc. Hai cụ già rơi tõm xuống nước. Sự phá huỷ
nội dung, cốt truyện còn được tiếp tục ở “Người thuê nhà mới”. Ta rất khó có
thể tóm tắt được cốt truyện vì đó chỉ là những chi tiết rời rạc. Cái mà ta có thể nhận thấy được là: có một ông thuê nhà, sau khi nói với Bà gác cổng, ông cho tiến hành chuyển đồ đạc vào nhà ngay, việc khuân đồ và sắp xếp đồ đạc do hai Phu khuân vác đảm nhiệm, người thuê nhà chỉ đứng hướng dẫn hai người xếp đặt đồ đạc.
Nghệ thuật biểu hiện cái phi lí của cuộc đời, sự tha hoá của con người
bằng sự phá huỷ ngôn ngữ trong vở Những chiếc ghế là sự tiếp nối vở “Nữ
ca sĩ hói đầu”. Sự phá huỷ ngôn ngữ trong Những chiếc ghế mạnh mẽ hơn.
Đã có lúc đối thoại trong Những chiếc ghế không còn, đối thoại một chiều
chỉ cúi đầu chào chứ không còn những lời mời, những lời giới thiệu. Thông điệp thì được thông báo đến mọi người bằng một vị Diễn giả vừa câm vừa
điếc. ở “Người thuê nhà mới”, ngôn ngữ bị phá huỷ triệt để hơn. Nếu như
Những chiếc ghế còn có đối thoại thì ở “Người thuê nhà mới” đối thoại cũng
biết mất. Công việc vận chuyển và kê đặt đồ chiếm phần lớn vở kịch. Lời nói được thay bằng động tác. Đầu tiên, ta còn thấy có tiếng của ông thuê nhà
nhưng nó đơn điệu, lặp lại “Chỗ kia!” kèm theo động tác trỏ tay để hai người
Phu khuân vác đặt các đồ đạc vào đúng chỗ theo ý muốn của ông. Sau đó, đến một đoạn còn nhiều đồ đạc hơn, ông chẳng buồn thốt lên lời nào nữa mà thay thế hoàn toàn bằng chỉ trỏ hoặc hất cằm đủ để cho hai Phu khuân vác hiểu,
còn Phu khuân vác cũng chỉ đưa mắt hỏi chứ không lên tiếng. ở vở Những
chiếc ghế, đối thoại còn chiếm vị trí quan trọng trong kịch bản, đến “Người thuê nhà mới” vai trò của những lời đối thoại gần như mất đi, nó cho thấy sự
cô đơn cùng cực của con người.
Cũng giống như vở “Nữ ca sĩ hói đầu”, cái “im lặng” tiếp tục được sử dụng ở Những chiếc ghế và “Người thuê nhà mới” cái im lặng trở thành có nghĩa. Người ta gọi đó là “im lặng âm vang”. Nếu như cái “im lặng” xuất hiện rải rác trong vở Những chiếc ghế thì đến “Người thuê nhà mới”, sự im
lặng gần như tuyệt đối, nó cho thấy mức độ tha hoá sâu sắc của con người
trong “Người thuê nhà mới”: “Bây giờ phải diễn không lời nói, trong sự im
lặng tuyệt đối. . . Các tiếng động ngoài hành lang im bặt. . . hai Phu khuân vác ra vào êm như ru, các đồ đạc chuyển vào không một tiếng động. . . ”.
Xét về mặt xây dựng nhân vật, tính cách, tác giả cũng vẫn nhất quán từ
“Nữ ca sĩ hói đầu” (1950) đến Những chiếc ghế (1952), “Người thuê nhà mới”(1955), “Tê giác” (1959),. . ., thể hiện đúng đặc điểm của một vở kịch
mờ. Những nhân vật – phản nhân vật đó là hiện thân của những nỗi niềm tuyệt vọng, của những cái vô nghĩa và sự bất lực.
Nếu như trong vở “Nữ ca sĩ hói đầu”, tác giả tiêu diệt nhân vật bằng
cách không cho lời nói của nhân vật có ý nghĩa, đầy mâu thuẫn, làm cho con
người xa lạ với chính mình thì trong vở Những chiếc ghế, Ionesco lại tiêu diệt
nhân vật bằng “đồ vật hoá”. Đây là tác phẩm thuộc kiểu văn chương vắng
bóng người. Kiểu tiêu diệt nhân vật bằng “đồ vật hoá” vẫn được tiếp tục ở
“Người thuê nhà mới” và nó phát triển lên ở “Tê giác”, con người ở đây đã bị
“thú vật hoá ”.
Trong vở “Nữ ca sĩ hói đầu”, ta thấy các nhân vật còn có tên như: ông Martin, bà Martin, ông Smith, bà Smith, cô hầu phòng Mary. Đến vở Những
chiếc ghế, các nhân vật không có tên riêng, tuy có đôi lần Ông Già gọi Bà Già
là Sémiramis. Đến vở “Người thuê nhà mới”, tên nhân vật đã bị phá bỏ hoàn
toàn, cả bốn nhân vật đều không được nhà văn đặt tên mà chỉ được gọi là Ông
chủ, Bà gác cổng, Phu khuân vác. ở vở Những chiếc ghế, ta thấy sự vắng
mặt, sự trống rỗng hiện hình qua những chiếc ghế bỏ không; đề tài trừu tượng được cụ thể hoá trên sân khấu; vấn đề không phải là diễn giải bằng lời mà là làm cho khán giả cảm nhận thấy. Đặc điểm nghệ thuật ấy càng rõ rệt trong
“Người thuê nhà mới”.
Ionesco rất chú trọng trong việc khắc hoạ “thân phận con người”. Trong
“Nữ ca sĩ hói đầu”, nét bút tác giả hướng vào khắc hoạ thân phận con người ở
mặt “biểu hiện của tư duy”, đó là ngôn ngữ: lí trí con người không đáng tin cậy, nhân vật nói trước quên sau, bản thân lời nói của nhân vật đây mâu thuẫn,
nực cười. Đến Những chiếc ghế, Ionesco vẫn vạch ra “sự khủng hoảng của tư
duy” khiến ngôn ngữ mất chức năng giao tiếp. Ông nói về các nhân vật của mình như sau: “Họ không còn biết cách nói bởi họ không còn biết cách suy nghĩ ”.
Các nhân vật trong kịch của ông vẫn tiếp tục không có tính cách theo quan niệm truyền thống mà là những “dụng cụ” chuyển động như cỗ máy lúc
nhanh lúc chậm trong vở “Người thuê nhà mới”. Trong “Người thuê nhà
mới”, sự xâm chiếm của đồ vật dữ dội hơn trong vở Những chiếc ghế. Đồ đạc
nhiều quá, cứ ùn ùn kéo đến, nó choán gần hết sân khấu. Người thuê nhà lấy phấn vạch một vòng tròn dưới sàn, kê chiếc ghế bành, ngồi vào trong, tiếp tục chỉ huy kê dọn, đồ đạc tràn vào áp sát quanh ghế, ba chiếc bình phong vây kín ba mặt. Đồ đạc chồng chất lên nhau và bít hết cửa ra vào. Sau đó, người ta dỡ mái nhà để cho đồ đạc vào. Khán giả không còn nhìn thấy Ông chủ đâu nữa. Tác phẩm này mang một ý nghĩa xã hội: “Trong xã hội tiêu thụ hàng hoá, con người là chủ thể của đồ đạc nhưng quá một giới hạn nào đấy lại trở thành nạn nhân. Con người bị “ đồ vật hoá”, bị lu mờ đi, bị lút đi trong thế giới đồ đạc. Ông thuê nhà mới là nạn nhân mà không biết; ông là nạn nhân của chính mình”.
Con người hiện ra trong “Nữ ca sĩ hói đầu”, Những chiếc ghế, “Người
thuê nhà mới” … đều thật phi lí, bi đát. Con người là một thực thể cô đơn,
tách biệt với tất cả. Nhưng nếu con người trong “Nữ ca sĩ hói đầu” không ý thức được sự cô đơn thì con người trong Những chiếc ghế lại ý thức được sự cô đơn của mình “… chúng ta sẽ rữa nát trong sự cô đơn ngập nước …”. Nếu như sự cô đơn trong Những chiếc ghế có đôi thì sự cô đơn trong “Người thuê
nhà mới” ghê rợn hơn, chỉ có một người thuê nhà. ở Những chiếc ghế, hai
ông bà lão còn đau khổ, luyến tiếc cuộc sống, muốn giao tiếp với mọi người,
đến “Người thuê nhà mới”, ông thuê nhà mới không muốn quan hệ với ai. Khi
các khoảng tường đã kín hết, phải treo tranh lấp khuôn cửa sổ, ông hài lòng:
“Như thế người ta sẽ không nhìn thấy gì nữa. Hàng xóm láng giềng sẽ không gây phiền hà nữa”. Nhân vật đã không ý thức được sự cô đơn của mình.
giả đem lại cho khán giả là sự khủng khiếp triệt để. Chỉ còn một con người duy nhất trên thế gian chưa biến thành tê giác. Tác phẩm giống như một huyền thoại hiện đại. Để cho con người biến thành tê giác, Ionesco muốn họ trở về với bản chất mà theo ông là đích thực của họ - bị tha hoá.
Không gian bị xoá mờ trong Những chiếc ghế là tiếp nối sự phá huỷ về không gian trong “Nữ ca sĩ hói đầu”. Nó còn được tiếp tục ở “Người thuê
nhà mới” và “Tê giác”. Nếu như không gian trong Những chiếc ghế là một
căn phòng nhỏ trên đảo bị bao vây bởi biển khơi thì không gian trong “Người
thuê nhà mới” lại là không gian bí bách do sự đầy chật đồ đạc trong một căn
phòng chật chội gây nên. Không gian trong “Tê giác” lại huyền ảo không
thực, nó tráng lệ, vắng ngắt và lạnh lẽo bởi “ánh sáng màu lam, màu trắng, sự lặng lẽ và sân khấu trống rỗng” tạo nên cảm giác về một sự êm ả lạ thường. Những tác phẩm này dường như gây ấn tượng mạnh mẽ hơn về một thứ không gian tha hoá và sự phá huỷ về không gian nghệ thuật.
Thời gian trong Những chiếc ghế là sự tiếp tục sự phá huỷ thời gian trong “Nữ ca sĩ hói đầu”. Nếu như thời gian trong “Nữ ca sĩ hói đầu” là thời gian bị đảo lộn thì thời gian trong Những chiếc ghế là thời gian mang màu sắc huyễn hoặc. Đó là thứ thời gian phi lôgic, không thể xác định. Trong “Tê
giác”, thời gian phi lí được nhắc đến đầy ám ảnh: “tháng mười một bất tận, hoàng hôn bất tận, hoàng hôn nửa đêm, hoàng hôn giữa trưa” hay “tôi thấy mình trẻ như cách đây một trăm năm”.
Như vậy, nghệ thuật biểu hiện cái phi lí bằng chính cái phi lí trong
Những chiếc ghế là sự kế thừa có phát triển nghệ thuật biểu hiện cái phi lí
trong “Nữ ca sĩ hói đầu”. Tác phẩm còn chi phối, ảnh hưởng nhiều đến các
tác phẩm kịch phi lí khác của Ionesco.