Hiển ngôn và hàm ngôn trong truyện cười hiện đại

Một phần của tài liệu Hiểu ngôn và hàm ngôn trong truyện cười dân gian việt nam (Trang 37 - 43)

Tiếng cười dân gian cất lên từ những người nông dân chân chất, hóm hỉnh. Những người nông dân ấy – tác giả của truyện cười dân gian, đã dùng tiếng cười để xua đi sự mệt mỏi, những đắng cay trong cuộc đời. Với họ, tiếng cười cũng là vũ khí tấn công trực diện vào kẻ thù - tầng lớp thống trị cùng ách áp bức nặng nề. Tiếng cười hiện đại có sự mở rộng về đối tượng và chủ thể sáng tạo. Xã hội ngày càng tiến bộ,đồng thời kéo theo rất nhiều áp lực trong cuộc sống con người. Người ta dùng tiếng cười để giải toả căng thẳng và để thanh lọc những cái xấu của xã hội. Trong truyện cười hiện đại, hình ảnh người nông dân ít xuất hiện hơn . Nhân vật chủ yếu của truyện cười hiện đại là các ông “sếp”, học trò, sinh viên, các nhân vật gắn với các ngành nghề. Với quan ngày xưa, tiếng cười chủ yếu nhằm vào đả kích sự bóc lột tàn bạo thì với “sếp” bây giờ, đó là tiếng cười giễu cợt tính trăng hoa, bên cạnh bản chất tham lam, sợ vợ…

Trong truyện tiếu lâm hiện đại, mảng đề tài sinh viên khá phong phú. Đây là một nội dung thú vị và tiếng cuời bật lên với âm điệu sảng khoái, hả

nước mắt nhưng đó chỉ là góc khuất rất nhỏ trong những tâm hồn trẻ trung, tràn đầy sức sống. Họ luôn cất cao tiếng cười để đẩy lùi những lo âu, phiền muộn.

Truyện “Nhanh trí” kể về một sinh viên đến nhà người yêu chỉ mong không gặp phải bố mẹ nàng. Chẳng may, ông bố ra mở cửa. Anh chàng nhanh trí:

- Chào bác ! Cháu đến hỏi thăm sức khoẻ bác.

- Không dám, chào anh ! Cái sức khoẻ của tôi nó đang nấu cơm dưới bếp kia kìa !

Lời thoại của cậu sinh viên có ẩn ý thanh minh: cháu đến nhà không phải chỉ vì con gái bác mà còn vì muốn hỏi thăm tình hình sức khoẻ của bác. Tiếng cười vang lên do lời nói của chàng trai có sự vi phạm quy tắc chi phối hành vi ngôn ngữ ở điều kiện chân thành. Thực ra, anh ta đến nhà chỉ vì người yêu, anh ta lại rất sợ bố cô gái, làm gì có chuyện quan tâm đến sức khoẻ của người cha. Bố cô gái hiểu điều đó nên trả lời rất hóm hỉnh. Tiếng cười vỡ oà sảng khoái từ chính câu trả lời ấy. ở lời nói của người cha có sự vi phạm quy tắc chiếu vật: “Sức khoẻ” là một danh từ chỉ tình hình thể trạng của con người nhưng ở đây “cái sức khoẻ” lại hàm chỉ một điều rất cụ thể: người con gái. ý của người cha là: con gái của tôi nó đang nấu cơm. Và từ đó, có thể suy ra con gái tôi đang bận không thể gặp cậu được. Lời thoại hai còn có hàm ý từ chối cuộc gặp gỡ.Câu trả lời của người cha còn có ý khẳng định,lật tẩy ý định của chàng trai:anh gặp con gái tôi chứ đâu phải hỏi thăm tôi.

Như vậy là hàm ngôn trong truyện cười hiện đại vẫn được tạo ra do sự vi phạm các quy tắc dụng học và dựa vào lẽ thường. Chỉ có điều sắc điệu tiếng cười đa dạng hơn và có nhiều biến đổi cùng thời đại.Tuy nhiên,có thể dễ dàng nhận thấy,dù là tiếng cười dân gian hay tiếng cười hiện đại thì đều có tác dụng thanh lọc cái xấu,giải toả những căng thẳng trong đời sống xã hội, giúp tâm hồn con người trẻ trung và xích lại gần nhau hơn.Giá trị tinh thần lớn lao đó

đã tạo ra sức sống bền bỉ để tiếng cười dân gian tồn tại và luôn song hành cùng tiếng cười hiện đại.

KếT LUậN

Theo Lep.Tônxtôi: “Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương khác so với lời nói thường ở chỗ nó gợi ra tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng, tình cảm, những sự giải thích”. Và việc nắm bắt được những ý tưởng, tình cảm, những sự giải thích ấy là rất công phu và có khá nhiều khó khăn. Bởi nó tiềm ẩn, tiềm tàng trong câu chữ và có thể biến đổi (mở rộng hoặc thu hẹp hàm ngôn) theo thời gian, theo quan niệm từng thời. Đó cũng chính là sức hấp dẫn của hàm ngôn.

Với khoá luận này,người viết, trên cơ sở hệ thống lí thuyết, đã tìm hiểu,phân tích một số nghĩa hàm ngôn thông thường có thể nắm bắt nhanh từ việc hiểu hiển ngôn. Từ việc nghiên cứu. “Hiển ngôn và hàm ngôn trong truyện cười dân gian Việt Nam”, người viết có điều kiện để hiểu nghĩa của câu sâu hơn (các tầng ý nghĩa), hiểu được cái thâm thuý, sâu sắc của việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ trở nên thần diệu nếu biết vận dụng linh hoạt, uyển chuyển, đúng nơi, đúng chỗ. Chỉ với ngôn ngữ cùng cách biểu đạt, người ta có thể đạt được mục đích, mục tiêu một cách dễ dàng (nhất là trên diễn đàn đối ngoại ). Cũng trong quá trình khảo sát,phân tích ý nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn trong truyện cười, người viết có thể nắm bắt được sức sống của câu khi nó hành chức. Câu khi đứng độc lập, tách rời văn cảnh (câu - cấu trúc) có thể nó chỉ phản ánh đơn thuần một sự vật, sự việc… phạm vi tác động hạn chế. Nhưng khi câu đã được lựa chọn phù hợp với ngôn bản (câu – phát ngôn) thì lập tức nó trở thành linh hồn của ngôn bản đó.

Những nội dung trình bày trong khoá luận này chỉ là những thu lượm ban đầu, chắc chắn chưa trọn vẹn, hoàn chỉnh.Nói như giáo sư Hoàng Phê: “Có thể coi ngữ nghĩa của lời trên câu cụ thể coi hàm ngôn như một bài toán. Tức là phải vận dụng một số định nghĩa, quy luật, tiên đề, quy tắc, định lý ngữ nghĩa và bằng một chuỗi suy ý, từ cái đã cho đi đến cái chưa biết” (Ngữ nghĩa của lời - Tạp chí ngôn ngữ số 3 năm 1981). Thực sự, “Hiển ngôn và hàm ngôn

trong truyện cười dân gian Việt Nam” là một bài toán thú vị cần được tiếp cận từ nhiều hướng.

TàI LIệU THAM KHảO

Giáo trình

1. Đỗ Hữu Châu, (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXBGD.

2. Đỗ Hữu Châu, (2001), Đại cương ngôn ngữ học , Tập 2 , NXBGD.

3. Nguyễn Đức Dân, (1998), Ngữ dụng học, Tập 1, NXBGD .

4. Hồng Dân – Cù Đình Tú – Bùi Tất Tươm, (2001), Tiếng Việt 10,11,

NXBGD.

5. Đinh Trọng Lạc, (2000), Phong cách học tiếng Việt , NXBGD .

Tạp chí ngôn ngữ

1. Đặng Thị Hảo Tâm, (2001), Bước đầu tìm hiểu cơ chế lí giải nghĩa hàm

ẩn của một số hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại, số 14 .

2. Hoàng Tuệ, (1991), Hiển ngôn với hàm ngôn, một vấn đề thú vị trong

chương trình lớp 11 phổ thông trung học hiện nay, số 3.

3. Mai Thị Kiều Phượng, (2005), Nghĩa hàm ẩn và cơ chế tạo ra ý nghĩa

hàm ngôn của hành động hỏi trong hội thoại mua bán bằng tiếng Việt ,

số 5. Tác phẩm

1. Quế Chi, (2006), Truyên khôi hài, NXB Văn hoá thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Nguyễn Cừ - Phan Trọng Thưởng, Truyện cười dân gian Việt Nam,

Một phần của tài liệu Hiểu ngôn và hàm ngôn trong truyện cười dân gian việt nam (Trang 37 - 43)