Chuẩn bị trước khi vận hành hệ thống

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn ở Hà Nội (Trang 38)

Chất thải rắn hữu cơ: CTR hữu cơ được thu thập tại nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn ngày

28/04/2010, sau khi vận chuyển về xưởng, tiến hành cắt nhỏ bằng máy thái rau tạo kích thước của CTR hữu cơ từ 3 6cm. CTR hữu cơ sau đó được cân chính xác khối lượng và nạp vào thiết bị phản ứng. Chất thải rắn hữu cơ sử dụng cho hệ thống Pilot được phân tích các chỉ tiêu ban đầu như MC, TS, VS, TKN, TOC (phương pháp phân tích được trình bày ở mục 3.1.3).

Lớp sỏi: Sỏi được sử dụng để lót ở đáy thiết bị phản ứng nhằm không cho cặn bẩn đi theo nước rác

vào hệ thống đường ống và máy bơm, tránh gây tắt hệ thống. Sỏi có kích thước từ 1 – 3 cm, được nạp vào phần đáy thiết bị. Trước khi nạp vào thiết bị phản ứng cần rửa sỏi nhiều lần cho đến khi nước rủa không còn đục. Sỏi có kích thước lớn 2 – 3 cm được cho vào hệ thống trước rồi đến lớp sỏi có kích thước 1- 2 cm. Chiều cao của lớp sỏi 8cm. Sau khi nạp lớp sỏi vào hệ thống, bật máy bơm chạy khoảng 2 phút xả nước qua lớp sỏi để rửa trôi những cặn bẩn còn bám trên bề mặt các viên sỏi.  Ống PVC tạo độ rỗng: Ống PVC được cho vào thiết bị phản ứng cùng với CTR hữu cơ để tạo độ

rỗng nhằm tạo sự lưu thông cho khí và lỏng trong khối hỗn hợp nguyên liệu. Ống PVC có đường kính trong 27mm, đươc cắt nhỏ với chiều dài từ 6 – 8cm. Trước khi nạp ống PVC vào thiết bị phản ứng cần rửa sạch, loại bỏ các vụn cưa ở vết cắt. Sau đó được nạp vào thiết bị phản ứng với tỉ lệ 10% thể tích của hỗn hợp nguyên liệu[2].

Nước tuần hoàn: Nước tuần hoàn nhằm đẩy mạnh quá trình thủy phân để thu hồi bớt một phần các

sản phẩm trung gian của giai đoạn thủy phân và lên men axit với mục đích giảm tải hữu cơ cho giai đoạn 2, và lượng chất trung gian này sẽ được tuần hoàn lại ở giai đoạn 2 khi quá tình mêtan hóa đi vào ổn định. Ở giai đoạn 1 tuần hoàn theo tỉ lệ (Nước : CTR hữu cơ) theo ngày là 0,5:1 [3]. Tổng thể tích nước sử dụng đối với mỗi thiết bị là 270 (lít), lưu lượng 0,6 lit/phút, 4h chạy máy bơm và 4h nghỉ. Nhưng có sự khác nhau về chế độ tuần hoàn nước ở 2 thiết bị, cụ thể được trình bày ở bảng 3.3.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn ở Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w