Thế giới hình tượng nghệ thuật trong Tập điêu tàn

Một phần của tài liệu Đinh, thị thanh bình thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập điêu tàn của chế lan viên (Trang 37 - 65)

Tập điêu tàn

“Tầm vóc của một nhà thơ là qua một quan niệm nghệ thuật phải dựng cho được những hình tượng tương ứng” [1, 294]. Như vậy, những hình tượng

nghệ thuật được nhà thơ xây dựng dưới sự “chỉ đạo” của quan niệm nghệ thuật, hay cũng chính quan niệm nghệ thuật được thể hiện thông qua các hình tượng nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật của nghệ sĩ và các hình tượng nghệ thuật mà anh ta khắc họa có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau. ở phần trên, chúng tôi đã trình bày khái niệm quan niệm nghệ thuật và vai trò của nó đối với tác phẩm. Vậy với khái niệm hình tượng nghệ thuật, chúng ta cần phải hiểu như thế nào?

3.1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật

Sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật.

Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân về thế giới xung quanh. Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng các khái niệm trừu tượng, mà bằng hình tượng nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người qua chất liệu cụ thể.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đinh Thị Thanh Bình - 38 - Khoa Ngữ văn

Theo Từ điển thuật ngữ văn học:“Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng, sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật”[2, 147].

Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, tưởng

tượng. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận. Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh thần.

Nói tới hình tượng nghệ thuật, người ta thường nghĩ đến hình tượng con người, bao gồm cả hình tượng một tập thể người (như hình tượng nhân dân hoặc hình tượng đất nước, Tổ quốc) với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú.

Đến với nghệ thuật, ta như được chứng kiến, được sống cuộc sống trong tác phẩm, ta ghi nhớ Chí Phèo vì cái mặt lằn ngang, lằn dọc đầy những sẹo của hắn, vì “bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”, vì cách uống của hắn, vì những cuộc rạch mặt ăn vạ, vì mối tình của hắn với Thị Nở, vì nỗi buồn khi tỉnh rượu và cuộc trả thù đẫm máu.

Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật, mà là sự tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng

truyền lại được ấn tượng, sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, làm trăn trở cho người khác. Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể cá biệt không lặp lại, vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ. Hình tượng nghệ thuật không phải phản ánh các khách thể thực tại tự nó mà thể hiện toàn bộ quan niệm và cảm thụ sống động của chủ thể đối với thực tại. Người đọc không chỉ thưởng thức “bức tranh” hiện thực mà còn thưởng thức cả “nét vẽ”, “sắc màu”, cả “nụ cười” và sự “suy tư” ẩn trong bức tranh ấy.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đinh Thị Thanh Bình - 39 - Khoa Ngữ văn

Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm mĩ nghệ thuật. Có thể lấy ra đây một vài ví dụ. Trong truyện ngắn “Chiếc quan tài I” của Nguyễn Công Hoan, người đọc như bị ám ảnh bởi hình tượng chiếc quan tài. Chiếc quan tài lênh đênh trên dòng nước lụt - đây là hình ảnh có thực vào năm lụt 1937, nhưng với sự chọn lọc, tài năng sáng tạo của Nguyễn Công Hoan, hình ảnh chiếc quan tài ấy không chỉ đơn thuần là chiếc quan tài trôi dạt trên dòng nước lũ mà nó còn gợi lên bao suy nghĩ trăn trở cho người đọc về kiếp sống thê thảm của người dân cày : sống đã không thước đất cắm dùi, chết cũng không có chỗ mà chôn, sống đã điêu đứng vất vả, chết lại càng chịu cho gió dập sóng vùi,… Hay với hình tượng tên quan tham “ăn bẩn” huyện Hinh, Nguyễn Công Hoan xây dựng hình tượng nhân vật này hay cũng chính là ông chĩa mũi nhọn vào bọn quan lại cậy quyền cậy thế “lấy thịt đè người”, vơ vét đến đồng xu cuối cùng của người dân nghèo ở xã hội thối nát bấy giờ. Y đóng đúng bộ dạng một vị quan hành chức nơi công đường, nghĩa là hết sức uy nghi, oai vệ, tỏ ra cửa quan là nơi pháp luật cực kỳ nghiêm minh. Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Công Hoan tả chúng nhất loạt đều to béo, béo đến chảy mỡ, đến phát phì ra vì…. “ăn bẩn”. “ăn bẩn” nghĩa là đục khoét của dân, hút máu, hút mủ của dân… Hình tượng nhân vật đó để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc thông qua việc miêu tả chi tiết dáng vẻ ngoại hình, hành động nhân vật của tác giả, thấy được bản chất nhân vật - bản chất của một loại người. Người đọc không chỉ nhìn thấy “bức tranh” mà còn thưởng thức cả “nét vẽ”, “sắc màu”, “cả nụ cười” và “sự suy tư” ẩn trong bức tranh ấy.

Vì những lẽ như vậy, cấu trúc của hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống nhất cao độ giữa các mặt đối lập: chủ quan và khách quan, lí trí và tình cảm, cá biệt và khái quát, hiện thực và lý tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình. Cũng vì vậy, hình tượng còn là một quan hệ xã hội - thẩm mỹ vô cùng phức tạp. Trước hết là quan hệ giữa các yếu tố và chỉnh thể của bức tranh đời sống được tái hiện qua hình tượng.Thứ đến là quan hệ giữa

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đinh Thị Thanh Bình - 40 - Khoa Ngữ văn

thế giới nghệ thuật và thực tại mà nó phản ánh. Về phương diện này, hình tượng không chỉ tái hiện đời sống mà còn cải biến nó để tạo ra một thế giới mới, chưa từng có trong hiện thực. Đó là quan hệ giữa tác giả với hình tượng, với cuộc sống trong tác phẩm. Một mặt, hình tượng là hình thức, là ký hiệu của một tư tưởng, tình cảm, một nội dung nhất định, là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ. Mặt khác, hình tượng là một khách thể tinh thần có cuộc sống riêng, không phụ thuộc vào ý muốn. Và cuối cùng là quan hệ giữa tác giả, tác phẩm với công chúng, giữa hình tượng với ngôn ngữ của một nền văn hoá.

Người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm để nhận thức và cắt nghĩa đời sống,

thể hiện tư tưởng và tình cảm thông qua các hình tượng nghệ thuật. Với Điêu tàn, Chế Lan Viên đã xây dựng các hình tượng nghệ thuật nào, thể hiện tư

tưởng, tình cảm gì của ông? Đó chính là vấn đề mà chúng tôi đề cập ở phần sau của khoá luận.

3.2. Thế giới hình tượng nghệ thuật trong Điêu tàn

Tập thơ Điêu tàn ra đời năm 1937, khi Chế Lan Viên mới 17 tuổi đang là học sinh trung học. Có điều gì ở Điêu tàn mà nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét: “quyển Điêu tàn đã đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị”? ở Điêu tàn “đó là sự hồi sinh nối liền sự sống với cái chết” [1, 297]. Ông đã tạo cho mình một thế giới khác - thế giới

của cõi âm, với những yêu ma, đầu lâu, sọ dừa, máu xương rùng rợn, được ngụy trang bởi nỗi niềm bi hận mang vẻ thần bí, siêu hình để khóc than cho một dân tộc bị chinh phục đến tan thành tro bụi. Điều gì đã tác động đến tâm

hồn của cậu bé 17 tuổi lúc bấy giờ để sản sinh ra Điêu tàn? Sinh ra ở đất

Chàm, lớn lên giữa những di tích Chàm, những chuyện dị thường về người Chàm, những ký ức về một nền văn minh đã bị mai một gây nên “tâm trạng buồn thương, tiếc nhớ, ám ảnh” anh. Và nguyên nhân cốt yếu là cuộc sống trước mắt lúc bấy giờ, cuộc sống của đích thân người Việt Nam, dân tộc Việt

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đinh Thị Thanh Bình - 41 - Khoa Ngữ văn

Nam. Lúc này thực dân Pháp đưa ra một số biện pháp mị dân mà cốt lõi là tạo nên một cuộc sống phồn vinh giả tạo, thực chất là trụy lạc, bê tha, nhất là ở các thành thị, để đánh lạc hướng quần chúng, trong đó đối tượng chủ yếu là thanh niên, học sinh, sinh viên. Đó là thời kỳ phát triển đến cao độ văn hóa lãng mạn, văn học lãng mạn, thơ ca tiểu thuyết lãng mạn dưới danh nghĩa tiến bộ, tự do hòng giành giật tâm hồn của con người. Làm sao cho những đầu óc đang bị đầu độc, tha hóa đó chịu suy nghĩ để tìm ra một lẽ sống chân chính. Phải chăng đây là điều suy tư của Chế Lan Viên, là nỗi niềm tâm sự của ông.

Chế Lan Viên đã làm thơ, đã viết Điêu tàn trong niềm suy tư ấy, tự giác đáp

lại cho mình nỗi phân vân đó. Nói lên nỗi đau khổ, lòng tiếc thương một dân tộc, một nền văn minh độc đáo trong cái đau khổ chung của cả dân tộc lúc bấy giờ, chẳng những là một điều dễ gây ấn tượng sâu sắc đối với một tâm hồn…

Vả chăng nó cũng mang tính lãng mạn đang khá hấp dẫn lúc bấy giờ và với bút pháp thiên tài của nhà thơ thiên tài, nó “đập” vào tâm khảm, lương tri của mọi người, thật sự như một “niềm kinh dị” như Hoài Thanh đã nhận xét.

Điêu tàn nằm trong bối cảnh chung của Thơ mới mà vẫn khác lạ. Hoài Thanh đã rất sâu sắc và chính xác khi dùng hai chữ lẻ loi và bí mật khi nói về Điêu tàn. Lẻ loi giữa không khí chung của Thơ mới và bí mật vì nó là một thế

giới đầy bóng tối, siêu hình, khép kín, có lúc làm rợn ngợp và hoang mang người đọc. Đó cũng là một thế giới bí ẩn của nghệ thuật để đến hơn nửa thế kỷ sau, nó vẫn tiếp tục được giải mã, cùng với sự giải mã tư tưởng sáng tạo của Chế Lan Viên thời kỳ này. Trong khuôn khổ hạn hẹp của khoá luận, chúng tôi

đi tìm hiểu Điêu tàn ở khía cạnh thế giới hình tượng nghệ thuật mà Chế Lan

Viên đã xây dựng trong tập thơ.

Như đã giới thiệu ở phần trên, trước cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên quan niệm: “Làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người mơ, người say, người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh là Yêu…”. Hạt nhân cơ bản cốt lõi của quan niệm thơ ấy là đề cao cái tột cùng,

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đinh Thị Thanh Bình - 42 - Khoa Ngữ văn

xem làm thơ là một hành động phi thường, vượt ra khỏi sự thường để luôn khác lạ và đạt tới sự tột cùng. Thời kỳ này, chính giữa lúc chủ đề cá nhân rất thịnh trong phong trào Thơ mới thì Chế Lan Viên trở về với số phận một dân tộc bị thời gian chôn vùi dưới đổ nát với máu xương than khóc. Ông tìm cái đẹp không phải trong cái “chân”, cái “thiện” mà tìm trong hư ảo. Với quan

niệm về thơ như vậy, viết Điêu tàn Chế Lan Viên đã tạo ra thế giới riêng của

mình, đầy rẫy quái đản, là tiếng bi hận về “cái đẹp đã chết”, là phản ứng gay gắt tiêu cực trước hoàn cảnh sống tẻ nhạt. ở đó, Chế Lan Viên còn xây dựng “cái tôi” chỉ thuộc về những gì siêu thực, phi thường.

3.2.1. Hình tượng vương quốc Chiêm Thành trong quá khứ

Tác giả của Thi nhân Việt Nam trong bài viết về Chế Lan Viên đã có nhận xét thế này: “Cũng lạ! Bị chinh phục đến tiêu diệt mà cảm được lòng những kẻ đã diệt mình một cách sâu sắc như thế dễ chỉ có dân tộc Chiêm Thành. Những nhạc công của chúng ta luôn luôn ca nỗi oán hận của họ. Bao nhiêu thi nhân của ta bị ám ảnh vì nỗi buồn thương của họ. Chúng ta lại còn dành riêng cho họ một nhà thơ, để vì họ mà giải giùm những uất ức bao nhiêu năm như nghẹn ngào trên sông núi này … Vong linh đau khổ của nòi giống họ đã nhập vào Chế Lan Viên cho nên dẫu không phải là người họ Chế, Chế Lan Viên vẫn là một nhà thơ Chiêm Thành”[5, 287 ]. Đúng như vậy, nếu ai đã từng đọc Điêu tàn thì sẽ thấy quả thật Chế Lan Viên không phải là người họ

Chế, nhưng ông vẫn là một nhà thơ Chiêm Thành. Từng bài thơ, từng câu,

từng chữ của Điêu tàn đều dành cho đất nước Chiêm Thành.

Vương quốc Chiêm Thành trong quá khứ hiện ra trước mắt người đọc qua từng vần thơ của Chế Lan Viên là bức tranh rực rỡ huy hoàng của đền đài, cung điện, của vua quan Chiêm, bên cạnh những thướt tha bay lượn của Chiêm nữ diễm kiều:

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đinh Thị Thanh Bình - 43 - Khoa Ngữ văn

Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành

Đây, những ánh ngọc lưu ly mờ ảo Vua quan Chiêm say đắm thịt da ngà, Những Chiêm nữ, mơ màng trong tiếng sáo, Cùng nhịp nhàng, uyển chuyển uốn mình hoa”. (Trên đường về)

Chiêm Thành trong quá khứ là một đất nước phồn vinh với điện các huy hoàng, đền đài tuyệt mỹ, với chiến thuyền nằm mơ bên sông lặng, với ánh ngọc lưu ly … Dựng nên khung cảnh giàu có, phồn vinh ấy, ngoài việc miêu tả vẻ đẹp, phồn hoa của Chiêm Thành, dường như còn có cả niềm tự hào, kiêu hãnh của con dân Chiêm về đất nước tươi đẹp của mình. Một đất nước đẹp, thái bình, không có chiến tranh: bầy voi trầm mặc dạo bên thành, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng. ở đất nước phồn vinh, thanh bình ấy, con người có cuộc sống yên ổn, hạnh phúc.

Những Chiêm nữ, mơ màng trong tiếng sáo, Cùng nhịp nhàng, uyển chuyển uốn mình hoa”.

Đất nước tươi đẹp ấy, đâu đâu cũng là những cảnh:

“ Đây, những cảnh thái bình trong Chiêm quốc Những cô thôn vàng nhuộm nắng chiều tươi”. (Trên đường về)

Những cảnh thái bình rực rỡ ấy không chỉ có ở “điện các huy hoàng”, “đền đài tuyệt mỹ”, “ánh ngọc lưu ly” ở nơi “vua quan say đắm” mà thanh bình có ở khắp nơi: cô thôn vàng nhuộm nắng chiều tươi.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đinh Thị Thanh Bình - 44 - Khoa Ngữ văn

Đất nước Chiêm Thành thời quá khứ xưa kia còn là đất nước có lịch sử hào hùng với những chiến thắng, chiến tích lớn lao:

“Nơi một sáng, Đồ Bàn vang tiếng hát Muôn binh Chàm thắng trận giở quân về”. “Những lâu đài, thành quách, với cung đền! Nơi ngựa hí xương rền vang trong gió Nơi vang lừng tiếng hát vạn dân Chiêm!” (Chiến tượng)

Để có được đất nước Chiêm Thành huy hoàng, rực rỡ, thái bình, muôn con dân đất nước Đồ Bàn kia cũng phải chiến đấu để bảo vệ đất nước mình. Qua những trận chiến đấu ấy khẳng định sức mạnh dân tộc, viết nên những trang sử hào hùng. Những con người Chiêm Thành dũng cảm, kiên cường đã

Một phần của tài liệu Đinh, thị thanh bình thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập điêu tàn của chế lan viên (Trang 37 - 65)