Ngắn của nam cao 1 Hiểu như thế nào về HVNNHGT

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ hỏi trong hội thoại ở một số truyện ngắn của nam cao (Trang 35 - 49)

1. Hiểu như thế nào về HVNNHGT .

HVNNHGT là hành vi ngôn ngữ có hình thức là hành vi ngôn ngữ hỏi nhưng lại có hiệu lực thuộc hành vi ngôn ngữ khác như: Khuyên nhủ, đe doạ, cảm ơn, phản bác, phê phán, khẳng định, phủ định, chào…

2. Biểu hiện của HVNNHGT trong hội thoại ở một số truyện ngắn của Nam Cao.

Nghiên cứu HVNNHGT được thể hiện trong các truyện ngắn của Nam Cao , chúng tôi thấy biểu hiện của nó rất phong phú, đa dạng. Cụ thể nó xuất hiện với những cách thức biểu hiện sau :

2.1. HVNNHGT có hiệu lực chào

Người Việt ta có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Câu tục ngữ cho ta

thấy vai trò, tác dụng của lời chào trong đời sống tinh thần của ngườiViệt.

“Chào” là một biểu hiện của phép lịch sự trong giao tiếp. Hành vi ngôn ngữ chào có biểu thức ngữ vi chào thể hiện qua động từ ngữ vi “chào”, qua

đó thể hiện mục đích mong muốn của người nói.

Tuy nhiên trong giao tiếp nói chung và trong văn học nói riêng, không phải lúc nào người ta cũng tường minh mục đích của mình một cách trực tiếp mà mục đích đó được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể là hành vi ngôn ngữ hỏi với hiệu lực chào.

Khoá luận tốt nghiệp GVHD : Khuất Thị Lan

Cái Đĩ được bà nuôi từ tấm bé, nó đi ở cho nhà bà Phó Thụ. Bà nó già,ốm không kiếm được miếng ăn, phải lấy cớ đến thăm cháu để xin ăn. Theo lẽ thường khi gặp bà, cái Đĩ phải thực hiện hành vi chào, nhưng ở đây nó đã thực hiện luôn hành vi hỏi. Hành vi ngôn ngữ hỏi mà cái Đĩ thực hiện không nhằm thực hiện khai thác thông tin mà có hiệu lực là chào. Qua đó thể hiện tình cảm vui mừng, thương yêu của đứa cháu đối với bà, đồng thời thể hiện sự lo lắng, khiếp sợ đối với bà chủ nó.

VD40: -Lộ đấy à mày?

(Tư cách mõ)

Đây là hành vi hỏi của người làng khi gặp Lộ, nhưng người hỏi không nhằm khai thác thông tin mà hỏi có hiệu lực là chào. Tìm hiểu văn cảnh ta thấy được người “hỏi” có thái độ coi thường, miệt thị đối với cu Lộ.

Hành vi ngôn ngữ hỏi tuy có hình thức là hỏi nhưng lại không nhằm khai thác thông tin mà hướng đến hiệu lực là chào. Điều này thể hiện sự đa dạng, phong phú của hành vi ngôn ngữ hỏi đồng thời thể hiện tài năng của tác giả.

2.2 HVNNHGT có hiệu lực yêu cầu

Yêu cầu là nêu ra điều gì với người nào đó, tỏ ý muốn người ấy làm khi biết rằng đó là việc thuộc trách nhiệm, nhiệm vụ hoặc quyền hạn khả năng của người ấy [8- 1169]

Hành vi ở lời yêu cầu được thực hiện tường minh bằng phát ngôn ngữ vi

yêu cầu có biểu thức ngữ vi thể hiện tường minh qua động từ ngữ vi “yêu

cầu”. Qua đó thể hiện mục đích, mong muốn của người nói.

Tuy nhiên trong giao tiếp nói chung và trong văn học nói riêng, không phải lúc nào người ta cũng tường minh mục đích, ý định của mình một cách trực tiếp. Mà mục đích ý định đó được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể là người ta thực hiện hành vi hỏi nhưng có mục đích yêu cầu.

Khoá luận tốt nghiệp GVHD : Khuất Thị Lan

Qua thống kê, chúng tôi thu được 18/190 HVNNHGT có hiệu lực yêu cầu

VD41 : Chồng : - Bu mày chịu khó đi đong chịu vậy? Vợ : - Tôi không rỗi!

(Trẻ con không được ăn thịt chó)

Trên đây, người chồng đã thực hiện hành vi hỏi nhưng hiệu lực ở lời không phải là hành vi hỏi mà là thể hiện hành vi yêu cầu người vợ đi đong chịu gạo

cho mình. Với thái độ hết sức nhẹ nhàng, mềm mỏng “chịu khó đi đong chịu

vậy”, cùng với cách xưng hô thân mật, tình cảm “Bu mày” người chồng đã

nhận được sự phản hồi từ phía người vợ “Tôi không rỗi”- từ chối hành vi yêu

cầu với thái độ đầy bực tức.

VD42: - Đây tôi giao cho cậu đứa con tôi. Cậu phải trông nom nó cho

tôi trong khi tôi đi vắng nhé?

(Truyện tình)

Kha thực hiện hành vi hỏi nhưng không nhằm khai thác thông tin mà hỏi với

hiệu lực yêu cầu: Lưu phải chăm sóc “ đứa con” giúp mình trong thời gian cô

đi vắng.

Qua phân tích hai ví dụ trên chúng tôi thấy rằng : Đây là những hành vi ngôn ngữ có hình thức là hỏi những hiệu lực ở lời lại là yêu cầu. Thông qua hành vi này mục đích ý định của người hỏi được bộc lộ . Người hỏi sẽ nhận được sự phản hồi với nhiều mức độ khác nhau theo những chiều hướng khác nhau. Có thể sẽ đạt được mục đích, yêu cầu của mình hoặc có thể sẽ nhận được sự phản hồi theo hướng tiêu cực.

2.3. HVNNHGT có hiệu lực bác bỏ.

Khoá luận tốt nghiệp GVHD : Khuất Thị Lan

Qua khảo sát, chúng tôi thu được15/190 HVNNHGT có hiệu lực bác bỏ.

VD43 : - Nghĩ về cái vườn Lão Hạc tự nhủ: Của mẹ nó tậu thì nó

hưởng, lớp trước nó đòi bán ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu?

(Lão Hạc)

Đây là dòng độc thoại nội tâm của lão Hạc khi nghĩ đến con trai, nghĩ tới

mảnh vườn. Bằng hành vi ngôn ngữ hỏi “chứ có phải giữ để ta ăn đâu?”, Lão

Hạc đã nói ra ý nghĩ của mình. Hiệu lực ở lời trong phát ngôn này là bác bỏ, bác bỏ lại cái suy nghĩ: Lão giữ vườn không cho con trai bán để lấy tiền cưới vợ mà lão giữ lại cho nó có vốn làm ăn. Suy nghĩ này có sự thống nhất với hành động của Lão Hạc về cuộc sống của bản thân cũng như cái kết về cuộc đời đầy bi thảm của Lão.

VD44 : Kha :- Kha đi Sầm Sơn vài ngày đây.

Tôi :- Cái ấy có can dự gì đến tôi?

(Truyện tình)

Nhân vật “tôi” sau khi người bạn gái – Kha thông báo về việc mình sẽ đi Sầm

Sơn vài ngày đã đưa ra phát ngôn hỏi nhưng không nhằm thực hiện hành vi hỏi mà thực hiện hành vi bác bỏ về điều mà Kha vừa thông báo: Cái việc Kha đi Sầm Sơn chẳng có liên quan gì đến tôi cả, đó là việc của Kha, tôi chẳng cần quan tâm.

VD45: - Thôi ông ạ, con mình không lấy nó thì lấy người khác đã ế đâu

mà sợ?

(Đón khách)

Bà Đồ nói với ông Đồ khi biết tin cậu Sinh đến tết nhà ông Hàn và sắp trở thành con rể nhà ông Hàn. Bà đã động viên ông qua hành vi hỏi nhưng không nhằm khai thác thông tin mà có hiệu lực bác bỏ, đó là: con gái bà sẽ không ế

Khoá luận tốt nghiệp GVHD : Khuất Thị Lan

Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy: Theo lẽ thường hành vi bác bỏ được thực hiện sau khi người nghe tiếp nhận hành vi hỏi, yêu cầu, đề nghị,…từ người nói. Còn ở đây hiệu lực bác bỏ được thực hiện qua hành vi ngôn ngữ hỏi và từ người nói. Đây là một dạng thức biểu hiện của hành vi ngôn ngữ hỏi gián tiếp.

2.4. HVNNHGT có hiệu lực phê phán.

Phê phán là vạch ra cái sai trái để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án [8-776]

Trong cuộc giao tiếp khi người nói phát ngôn ra một vấn đề nào đó mà người nghe thấy không hợp lí, sai trái thì người nghe sẽ phản hồi lại bằng cách không đồng tình hoặc lên án qua hành động chỉ ra cái sai của người nói.

Qua thống kê, chúng tôi thu được 17/190 HVNNHGT có hiệu lực phê phán.

VD46 : Bá Kiến ném bẹt 5 hào xuống đất, cụ bảo hắn :

- Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?

Chí Phèo trợn mắt chỉ tay vào mặt cụ : - Tao không đến đây để xin 5 hào.

(Chí Phèo)

Trong ví dụ này Bá Kiến đã thực hiện hành vi hỏi “Rồi làm mà ăn chứ cứ báo

người ta mãi à?”nhưng hiệu lực ở lời không phải là hỏi. ở đây, Bá Kiến

không hỏi Chí Phèo mà Bá Kiến muốn phê phán, trách móc Chí Phèo: Sao không lo làm ăn mà tự nuôi lấy mình lại cứ đi xin tiền người khác, quấy rầy làm phiền người khác. Qua hành vi hỏi đã thể hiện thái độ của Bá Kiến - thái độ tức giận, khó chịu, không bằng lòng với hành động của Chí Phèo.

Khoá luận tốt nghiệp GVHD : Khuất Thị Lan

Bà Phó Thụ đi chợ về gặp bà cái Đĩ (đứa ở cho nhà mình) ở cổng đã hỏi : “Ai

kia? Ai ngồi làm gì kia?”. Và câu hỏi đó sau cùng là : “ Sao mà bạo thế?” Đây

không phải là hành vi hỏi vì nó không nhằm khai thác thông tin, hỏi không hướng tới sự phản hồi của người nghe. Bà phó Thụ hỏi nhưng là phê phán, phê phán hành động liều lĩnh của bà lão, bởi bà lão biết trong nhà bà Phó Thụ nuôi rất nhiều chó, chúng rất dữ, rất hay cắn người nhất là người lạ. Đi kèm với lời phê phán là thái độ ngạc nhiên, không đồng tình của bà Phó Thụ đối với bà Lão.

Qua những ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy: Hành vi ngôn ngữ hỏi được thực hiện có hình thức là hỏi nhưng không có hiệu lực hỏi mà có hiệu lực phê phán. Thông qua hành vi hỏi, thái độ phê phán được bộc lộ. Điều này thể hiện sự khéo léo trong văn hoá ứng xử của người Việt đồng thời thể hiện tài năng của nhà văn trong cách thức sử dụng câu hỏi.

2.5. HVNNHGT có hiệu lực đe doạ.

Đe doạ là cho biết trước sẽ làm điều không hay nếu giám trái ý, nhằm làm cho sợ [8-304]

Điều này được thể hiện trong giao tiếp khi người nói có thái độ, hành động, lời nói làm ảnh hưởng tổn hại đến người nghe thì ngay lập tức người nói sẽ nhận được sự phản hồi từ phía người nghe với thái độ tức giận kèm theo hành động, lời nói đe doạ.

Qua thống kê, chúng tôi thu được 16/190 HVNNHGT có hiệu lực đe doạ.

VD48: Gái : - Không bỏ, không cho chúng mày ăn.

Em gái : - Có sợ thành tật không ? Gái : - Không cho ăn thật đấy

Em gái : - Làm trò mãi ? Có bỏ xuống đây không nào? Gái : - Này, ăn đi

Khoá luận tốt nghiệp GVHD : Khuất Thị Lan

Sau khi bố và mấy người khách ăn xong, cái Gái bưng mâm xuống. Các em nó đang háo hức đợi được ăn thức ăn còn thừa. Cái Gái biết trên mâm không còn gì, nó trêu các em bằng cách không bỏ mâm xuống, các em nó sốt ruột đã hỏi:

Có sợ thành tật không? em cái Gái hỏi nhưng không nhằm khai thác thông tin,

không mong nhận được câu trả lời từ chị mình. Mà hành vi hỏi của em cái Gái có hiệu lực là đe doạ : Nếu không bỏ mâm xuống chúng sẽ đánh. Nhưng cái

Gái vẫn không bỏ mâm xuống nên em nó thực hiện hành vi hỏi thứ 2: Có bỏ

xuống đây không nào? ở hành vi này người hỏi cũng không nhằm khai thác

thông tin mà hỏi với hiệu lực đe doạ. Nếu không bỏ xuống thì đừng trách chúng không nói trước.

VD49 : Lý Cường: - Mày muốn lôi thôi gì? Cái thằng không cha không

mẹ này! Mày muốn lôi thôi gì?

(Chí Phèo)

ở tù ra Chí Phèo đến nhà Bá Kiến ăn vạ. Không may Chí gặp phải Lý Cường

con trai Bá Kiến. Lý Cường đã hỏi Chí Phèo : Mày muốn lôi thôi gì? Hành vi

hỏi của Lý Cường không nhằm khai thác thông tin, mong muốn nhận được câu trả lời của Chí mà hỏi với hiệu lực đe doạ: Đừng có mà lôi thôi biết điều thì về đi không thì hắn sẽ không nương tay đâu. Và ngay sau đó Lí Cường đã

thực hiện bằng hành động: Đánh Chí phèo.

Qua phân tích một số ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy hành vi ngôn ngữ hỏi có hiệu lực đe doạ đã thể hiện mục đích ý đồ của người hỏi một cách cao nhất. Đồng thời thể hiện sự khôn khéo tế nhị của người Việt trong giao tiếp.

2.6. HVNNHGT có hiệu lực phản ánh sự ngạc nhiên.

Sự ngạc nhiên là rất lấy làm lạ, cảm thấy hoàn toàn bất ngờ đối với mình [8 - 667]

Khoá luận tốt nghiệp GVHD : Khuất Thị Lan

Theo lẽ thường sự ngạc nhiên được thể hiện ở người tiếp nhận thông tin

và được tường minh qua biểu thức ngữ vi có chứa động từ ngữ vi “ngạc nhiên”

hoặc những động từ ngữ vi thể hiện sự ngạc nhiên. Nhưng ở đây, chúng tôi tìm hiểu sự ngạc nhiên thông qua hành vi hỏi.

Qua thống kê, chúng tôi thu được 16/190 HVNNHGT có hiệu lực phản ánh sự ngạc nhiên.

VD52 : - Thằng đàn ông phì cười. Sao Thị lại kêu làng nhỉ?

(Chí Phèo)

“Thằng đàn ông” ở đây là Chí Phèo. Nhìn thấy Thị Nở nằm ngủ Chí Phèo đi

lại gần Thị Nở doạ kêu làng. Chí Phèo đã không giấu được sự ngạc nhiên qua hành vi hỏi: Sao Thị lại kêu làng nhỉ? Chí Phèo ngạc nhiên vì từ trước đến giờ hắn nghĩ chỉ có mình là kêu làng chứ không có ai kêu làng như mình. Hành vi hỏi của Chí rõ ràng là không phải hỏi để khai thác thông tin, mà hỏi để thể hiện trạng thái, suy nghĩ của mình.

VD53:- Hỡi ơi Lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng Lão cũng có thể làm liều

như ai hết…Một người như thế ấy!...Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!..Một người nhịn ăn để tiền làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng…Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có

ăn? (Lão Hạc).

Ông Giáo là người hiểu rất rõ hoàn cảnh, tính cách và nhân cách của Lão Hạc Ông Giáo không chỉ yêu thương mà còn rất kính trọng Lão Hạc. Vì vậy khi nghe Binh Tư nói về hành động xin bả chó và ý định bẫy con chó hay đến vườn nhà Lão thì ông Giáo đã hết sức bất ngờ. Đoạn văn trên là dòng độc thoại nội tâm của ông Giáo suy nghĩ về Lão Hạc và thái độ ngạc nhiên của

ông Giáo được thể hiện qua câu hỏi: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng

theo gót Binh Tư để có ăn?” Ông Giáo hỏi nhưng không nhằm khai thác

Khoá luận tốt nghiệp GVHD : Khuất Thị Lan

Qua phân tích các ví dụ trên, chúng tôi thấy rằng ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn học có sự khác nhau rất lớn về cách thức thể hiện. Trong văn học ngôn ngữ được tác giả gọt giũa, lựa chọn nên nó có sự phong phú đa dạng hơn. Cùng phản ánh sự ngạc nhiên Nam Cao không chỉ sử dụng hành vi miêu tả, trần thuật mà còn thể hiện qua hành vi hỏi. Đó là nét độc đáo, là tài năng của người cầm bút.

2.7. HVNNHGT có hiệu lực khuyên nhủ.

Khuyên nhủ là khuyên bảo bằng những lời lẽ dịu dàng [8-515]

Trong giao tiếp hành vi khuyên nhủ được thực hiên khi người nói cần sự sẻ chia, khuyên bảo của người nghe về một vấn đề nào đó mà chưa biết phải làm như thế nào.Người nói thực hiện hành vi hỏi và người được hỏi trả lời bằng lời lẽ dịu dàng, khuyên người hỏi nên làm thế nào cho đúng.

Theo lẽ thường hành vi khuyên nhủ được thực hiện bằng biểu thức ngữ

vi khuyên nhủ trong đó có chứa động từ ngữ vi “khuyên ” hoặc những động từ

ngữ vi thể hiện sự khuyên nhủ.

Qua thống kê, chúng tôi thu được 19/190 HVNNHGT có hiệu lực khuyên nhủ.

VD54 : -Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khoẻ lắm chưa chết đâu mà sợ!

Cụ cứ để tiền đấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại.

(Lão Hạc)

Lão Hạc nhờ ông Giáo giữ tiền giúp để khi con trai lão về thì đưa lại cho anh.

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ hỏi trong hội thoại ở một số truyện ngắn của nam cao (Trang 35 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)