0
Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đánh giá hoạt động Logistics của UPS SCS.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀO HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY UPS SCS TẠI VIỆT NAM (Trang 28 -32 )

Với bề dày lịch sử hình thành công ty trên 100 năm, hệ thống cung cấp dịch vụ toàn cầu tạo thành chuỗi cung cấp dịch vụ khép kín, năng lực tài chính mạnh, UPS SCS đã tạo ra các sản phẩm dịch vụ trọn gói thuận tiện, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đa dạng cho khách hàng. Khả năng kiểm soát tốt chi phí cung cấp dịch vụ Logistics là một thuận lợi đáng kể trong bối cảnh thị trường cạnh tranh cho loại hình dịch vụ này, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong chuỗi cung cấp dịch vụ đây chính là công

giao nhận dịch vụ thông thường, có mối liên hệ thân thiết với các hãng vận chuyển nên sẽ có được giá vận chuyển tốt mà cước phí vận chuyển là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dịch vụ Logistics. Đây chính là những cơ sở bền vững để khẳng định vị thế của công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải và Logistics.

3.1. Những thành công của UPS SCS

.

- Chuyên nghiệp và kinh nghiệm: khách hàng đang ngày càng tìm kiếm những nhà cung cấp dịch dụ và công nghệ cho những thành tựu nổi bật đối với ngành, thị trường, sản phẩm của họ và UPS SCS là một trong chọn lựa hàng đầu của họ.

- Khả năng giải quyết vấn đề phát sinh : những sự kiện phát sinh không mong muốn ngày càng trở nên phổ biến trong chuỗi cung ứng, và yêu cầu cốt lõi của các nhà cung cấp dịch vụ UPS SCS chính là thiện chí va khả năng giải quyết những tình huống khẩn cấp.

- Liên tục cải tiến: điều này đặc biệt được UPS SCS quan tâm hàng đầu với nâng cấp hệ thống công nghệ thông thông tin cho phù hợp với hệ thống toàn cầu, các khách hàng luôn có thể biết chính xác nhu cầu của họ có thể đáp ứng hay không ở mọi thời điểm.

- Dịch vụ toàn diện- năng lực toàn cầu: UPS SCS được đánh giá cao là một trong những nhà cung cấp chỗi dịch vụ đủ rộng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Hiệu quả hoạt động nổi bật : thông qua hàng loạt các loại hình dịch vụ cung cấp và giá trị được ghi nhận thông qua doanh thu và lợi nhuận mỗi năm.

- Mức độ tin cậy: UPS SCS đã và đang từng bước tạo được sự tin cậy vững chắc trong việc cung cấp dịch vụ và công nghệ cho khách hàng tại Việt Nam.

3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.

3.2.1. Những tồn tại cần khắc phục.

- Hoạt động Marketing chưa hiệu quả tại thị trường Việt Nam

Đa số các Doanh nghiệp Việt Nam chưa quen với dịch vụ trọn gói dịch vụ Logistics. - Dịch vụ trọn gói cho doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng theo điều kiện giá FOB, nên công ty chỉ cung cấp một phần công đoạn của chuỗi dịch vụ Logistics như: vận tải, khai thuế

hải quan, dịch vụ kho,…chưa cung cấp được dịch vụ Logistics trọn gói chó khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam.

- Cước phí dịch vụ Logistics chưa cạnh tranh

Đa số khách hàng của UPS SCS Việt Nam là do UPS SCS đầu nước ngoài chỉ định nên giá cả cũng theo giá UPS SCS nước ngoài nên sẽ cao hơn giá của các công ty Logistics trong nước.

- Trình độ nhân viên phòng nghiệp vụ chưa đồng đều

Bên cạnh các nhân viên kỳ cựu có thâm niên kinh nghiệm nghiệp vụ, thì các nhân viên mới, trẻ thường thiếu kinh nghiệm để xử lý các tình huống khó khăn, đa số làm việc theo sự chỉ định- phân bổ của nhân viên cũ. Nên cần phải có sự đào tạo bài bản để các nhân viên này chuyên nghiệp hơn.

Tuy là một trong những công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ vận tải, phát chuyển nhanh, dịch vụ chuỗi cung ứng, nhưng tại Việt Nam công ty chỉ mới cung cấp được một số các công đoạn của dịch vụ Logistics như: vận tải, khai thuế hải quan, dịch vụ kho,…chưa cung cấp được dịch vụ Logistics trọn gói cho khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam.

3.2.2. Nguyên nhân.

Nguyên nhân khách quan:

 Cơ chế, chính sách một số qui định của các bộ, ngành và một số các cơ quan chức năng còn bất cập dẫn tới những trở ngại không nhỏ, ảnh hưởng đến hoạt động công ty

 Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng của cảng, kho bãi chưa tốt làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo giao nhận hàng hóa đúng thời gian quy định, làm giảm lợi nhuận cũng như khả năng mở rộng dịch vụ

 Đường truyền hệ thống mạng chưa ổn định làm cho khách hàng gặp khó khăn trong truy cập thông tin hàng hóa làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng cao nhất.

 Đa số các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu theo điều kiện F.O.B và nhập khẩu theo điều kiện C.I.F nên họ không có quyền và nghĩa vụ trong việc yêu cầu

cung ứng dịch vụ Logistics trọn gói mà chỉ yêu cầu cung cấp một số công đoạn của Logistics mà thôi.

 Hàng loạt các công ty đăng ký hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải, Logistics là cho khả năng cạnh tranh của công ty ngày càng cao.

 Giá cung cấp dịch vụ Logistics của một số các công ty giao nhận Việt Nam thấp hơn so với các công ty cung cấp dịch vụ Logistics nước ngoài có mặt tại Việt Nam nên một số các doanh nghiệp trong nước đã chọn để cung cấp dịch vụ Logistics cho mình. Nhưng trên thực tế dịch vụ Logistics từ các công ty Việt Nam có phần không chắc chắn bởi các công ty này chưa có hệ thống đại lý toàn cầu mà chỉ là thuê đại lý tại nước ngoài, chưa có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cũng như chưa có mối quan hệ bền vững với các hãng vận chuyển nên họ đẽ dàng hủy hợp đồng khi thị trường cước phí biến động theo chiều hướng tăng mạnh. Mặt khác, đa số các doanh nghiệp Việt Nam không có phòng quản lý Logistics hoặc chuỗi cung ứng mà phòng này thường được hiểu là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, cũng như các doanh nghiệp Việt Nam chưa phân biệt được dịch vụ Logistics và dịch vụ giao nhận truyền thống.

Nguyên nhân chủ quan:

 Công ty có phòng Marketing nhưng hoạt động chưa được hiệu quả, chưa đẩy mạnh được sản phẩm dịch vụ của công ty đến khách hàng. Đa số các hợp đồng dịch vụ Logistics đều được tìm kiếm từ hệ thống UPS SCS nước ngoài.

 Công ty chỉ mới tập trung cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình tại nơi có chi nhánh văn phòng chưa mở rộng hệ thống cung cấp dịch vụ trên toàn quốc.

 Giá cả dịch vụ chưa cạnh tranh do một số công đoạn Logistics phải thuê như kho bãi, dịch vụ khai thuế hải quan phải dùng người của đại lý.

 Trình độ của nhân viên phòng nghiệp vụ của công ty không đồng đều một số nhân viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong công tác cung cấp dịch vụ khách hàng như: tư vấn giao nhận hàng hóa, thông báo lịch trình vận chuyển, chưa giải quyết khiếu nại cho khách hàng một cách thỏa đáng,…làm ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng mới cũng như tạo độ tin cạy cao cho sản phẩm dịch vụ của công ty.

Kết Luận

Dù từ góc nhìn nào thì mục tiêu cuối cùng cũng là tạo ra một nền kinh tế phát triển. Việc mở cửa ngành Logistics là một điều chắc chắn cần làm, vì nó phù hợp với xu hướng phát triển ngành của thế giới. Tuy nhiên, để có thể làm tốt điều này, chính tự thân UPS SCS tại Việt Nam phải có những chiến lược phù hợp với thị trường Việt Nam, thiết lập kênh phân phối cũng như cung cấp các loại hình dịch vụ phù hợp các doanh nghiệp trong nước, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong chuỗi dịch vụ nhằm tối ưu hóa quy trình hoạt động Logistics. Bên cạnh đó, Nhà Nước cần phải thực sự nhận thức được tầm quan trọng của ngành đối với công cuộc phát triển kinh tế ngoại thương của nước ta, xây dựng khung pháp lý, đầu tư hoàn tất cơ sở hạ tầng, lập trung tâm Logistics tại các vùng kinh tế trọng điểm để tập trung hàng xuất và phân phối hàng nhập khẩu, có cơ chế khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Logistics, tăng cường mở cửa thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, đặt biệt cần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của một ngành dịch vụ Logistics hiện đại.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀO HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY UPS SCS TẠI VIỆT NAM (Trang 28 -32 )

×