Đặc điểm của biến cố bất lợi trên thận

Một phần của tài liệu Giám sát nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi trên thần kinh trung ương và thận ở bệnh nhân HIVAIDS điều trị ngoại trú bằng 2 phác đồ “tenofovir + lamivudine + efavirenznevirapin” tại Hà Nội. (Trang 25 - 26)

Tỷ lệ xuất hiện AEs thận ghi nhận được khá cao, nhưng đa số chỉ ở mức độ nhẹ. Theo thang phân loại RIFLE, ngay cả ở thời điểm eGFR giảm nhiều nhất thì 87,2% trường hợp chỉ gây ảnh hưởng trên thận ở mức độ nhẹ; Chỉ 12,8% (38/298) bệnh nhân gặp biến cố ở mức độ trung bình, không trường hợp nào suy thận (eGFR giảm > 75%) trong suốt thời gian theo dõi. Hầu hết bệnh nhân tăng creatinine ở mức nhẹ (tăng từ 1 - 1,5 lần). Ở thời điểm nặng nhất (eGFR giảm nhiều nhất), có 7,9% (74/934) bệnh nhân giảm eGFR < 50 ml/phút. Theo phân loại bệnh thận mạn tính thì đa số (72/74) bệnh nhân chỉ tiến triển tới suy thận vừa (eGFR từ 30 - 59 ml/phút), chỉ 2/74 bệnh nhân suy thận nặng (eGFR từ 15 - 29 ml/phút), không có bệnh nhân suy thận rất nặng (eGFR < 15 ml/phút).

Về xử trí biến cố bất lợi trên thận: Trong số 323 bệnh nhân gặp AEs, có 74 bệnh nhân eGFR < 50 ml/phút (72 bệnh nhân eGFR từ 30 đến dưới 50 ml/phút và 2 bệnh nhân eGFR từ 15 đến dưới 30 ml/phút). Đây là số bệnh nhân cần phải giảm liều TDF ở các mức độ khác nhau nhưng không bắt buộc ngừng TDF. Tuy nhiên, thực tế chỉ 8 bệnh nhân giảm liều TDF và 6 bệnh nhân đã thay phác đồ khác (Bảng 3.30). Kết quả cuối thời điểm theo dõi, 34/74 bệnh nhân gặp biến cố bất lợi và 11/23 bệnh nhân có eGFR dưới 50ml/phút trước điều trị đã cải thiện eGFR > 50 ml/phút mặc dù

vẫn điều trị TDF đủ liều; 8/14 bệnh nhân gặp biến cố eGFR < 50 ml/phút được giảm liều hoặc thay phác đồ điều trị cũng đã cải thiện mức lọc cầu thận trên 50ml/phút.

Về tiến triển của 323 bệnh nhân gặp AEs, tại thời điểm kết thúc theo dõi, chức năng thận đã hồi phục hoàn toàn ở 20,1% trường hợp; 21,7% hồi phục không hoàn toàn; Tổng cộng có 41,8% bệnh nhân thoát khỏi tình trạng có AEs; 35,3% bệnh nhân chưa phục hồi và chỉ 1,6% (5/323) tiến triển nặng lên. Điều này gợi ý rằng, suy giảm chức năng thận cấp ở bệnh nhân điều trị phác đồ có TDF có khả năng tự phục hồi.

Một phần của tài liệu Giám sát nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi trên thần kinh trung ương và thận ở bệnh nhân HIVAIDS điều trị ngoại trú bằng 2 phác đồ “tenofovir + lamivudine + efavirenznevirapin” tại Hà Nội. (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w