KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập bộ môn phát triển cộng đồng tại xã nam thượng huyện kim bôi tỉnh hòa bình (Trang 37 - 39)

II. Dự án lý thuyết.

1. Về các vấn đề còn tồn tại:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Thực hành phát triển cộng đồng thực chất là việc vận dụng lý thuyết phát triển cộng đồng vào thực tiễn. Cụ thể là việc sinh viên áp dụng các nguyên tắc nghề nghiệp, các kiến thức chuyên ngành, các phương pháp tiếp cận, các kỹ năng vào việc xác định vấn đề cộng đồng, tài nguyên, nguồn lực cộng đồng, đánh giá nhu cầu cộng đồng và tìm hiểu những mối quan tâm khác của cộng đồng.

Kết luận:

Những việc đã làm được:

- Vận dụng và thực hành một số kỹ năng như: lắng nghe, truyền thông, đặt câu hỏi, tổ chức các buổi họp dân, làm việc nhóm, giao tiếp, phản hồi, thương thuyết…

- Các thành viên trong nhóm năng động hơn khi tham gia vào các hoạt động chung của cả nhóm, các hoạt động ngoại khóa, gắn kết các thành viên trong nhóm lại với nhau.

- Qua đợt thực tập sinh viên thực tập đã tìm ra được các nhu cầu thiết yếu của người dân từ đó sinh viên thực tập đã lập ra được một dự án lý thuyết có tính khả thi tại cộng đồng.

- Những kiến thức mà sinh viên học trong nhà trường đã được vận dụng vào thực tế một cách linh hoạt.

- Nhóm sinh viên đã thâm nhập vào trong cộng đồng từ đó sinh viên đã biết cách lắng nghe, chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của người dân và hiểu thêm những phong tục tập quán, các giá trị truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng.

- Sinh viên đã rút ra được nhiều kinh nghiệm sống, trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động.

Những việc chưa làm được:

- Chưa thực hiện được dự án đã đề ra.

- Trong quá trình thực tập nhóm SVTT vẫn chưa biết cách ứng dụng những điều được học vào thực tế một cách phù hợp.

Hạn chế:

- Trong các buổi họp nhóm còn có các thành viên trong nhóm chưa bày tỏ ý kiến của mình.

- Một số sinh viên vẫn chưa biết cách tiếp cận và khai thác thông tin từ người dân.

- Việc vận dụng một số kỹ năng trong quá trình thực tập phát triển cộng đồng còn lúng túng.

- Một số sinh viên còn thiếu tinh thần trách nhiệm với tập thể.  Khuyến nghị:

Về nội dung thực tập và phương thức đào tạo: Nội dung tương đối phù hợp với khả năng của sinh viên. Tuy nhiên, lịch phân bổ thời gian học lý thuyết phát triển cộng đồng chưa thực sự hợp lý: số tiết học ngắn, lượng kiến thức nhiều, sát với thời gian thực tập nên sinh viên gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc tự thiết kế dự án lý thuyết.

Vì vậy, chúng tôi rất mong nhà trường sẽ điều chỉnh lại nội dung và phương thức đào tạo cho hợp lý hơn.

Nhận xét về cơ sở thực tập:

Xã Nam Thượng là địa phương được thí điểm nhiều dự án nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Đây cũng là môi trường tốt cho sinh viên về tìm hiểu các dự án đã, đang và sẽ được triển khai tại cộng đồng để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Trong quá trình thực tập tại xã Nam Thượng, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ và nhân dân xã Nam Thượng.

Tuy nhiên, việc tuyên truyền và triển khai các dự án đến với người dân chưa được sâu rộng. Vì vậy cần tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ địa phương.

Về phía người dân, một số vẫn chưa nhiệt tình trong việc tham gia các buổi họp, buổi tập huấn do cán bộ địa phương tổ chức.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập bộ môn phát triển cộng đồng tại xã nam thượng huyện kim bôi tỉnh hòa bình (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w