KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
6.1 Kết luận
Luận văn này đã đưa ra được một mô hình cơ bản của một ứng dụng tra từ điển bằng camera trên điện thoại di động, góp phần mang lại một phương thức tra từ điển mới vừa mang phong cách hiện đại vừa thuận tiện cho người dùng.
Luận văn đã xây dựng thành công “Ứng dụng tra từ điển bằng camera trên
điện thoại di động” và đã đạt được một số kết quả khả quan: 85% đối với tiếng Anh và 86% đối với tiếng Việt.
Ngoài ra, luận văn đã cải tiến một số tính năng của bộ nhận dạng Tesseract và
đã góp phần nâng cao độ chính xác và tốc độ của bộ nhận dạng này trong phạm vi
ứng dụng tra từđiển.
6.2 Hướng phát triển
Đề tài chỉ giới hạn ở mức tra từđiển song ngữ Anh-Việt chứ chưa hỗ trợ các ngôn ngữ khác, đặc biệt là các ngôn ngữ không sử dụng mẫu tự Latin như: tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Thái,… Hướng phát triển thứ nhất của đề tài là nghiên cứu thêm bộ nhận dạng ký tự quang học để có thể hỗ trợ thêm các ngôn ngữ không sử
dụng mẫu tự Latin. Việc này mang một ý nghĩa rất lớn vì các ngôn ngữ này gây nhiều khó khăn cho người dùng từ điển thông thường trong việc nhập từ cần tra cứu.
Hướng phát triển thứ hai của đề tài là cải thiện khối nhận dạng ký tự quang học để có thể nhận dạng được nhiều văn bản hơn chứ không cần phải giới hạn vùng
ảnh chụp. Đây sẽ là nền tảng để phát triển các ứng dụng dịch tự động cụm từ, câu hoặc đoạn văn bằng camera trên điện thoại di động.
Đề tài đã giới hạn ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng tốt và đầu vào là văn bản giấy với một số ràng buộc nhất định. Hướng phát triển thứ ba của đề tài là cải thiện khối xử lý ảnh để có thể thực hiện nhận dạng trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau và từ nhiều nguồn đầu vào khác nhau chứ không phải chỉ từ văn bản giấy. Điều này giúp cho phạm vi sử dụng của ứng dụng được mở rộng. Ngoài việc hỗ trợ cho những người có nhu cầu học tập và làm việc với ngoại ngữ, ứng dụng còn có thể hỗ trợ các du khách nước ngoài khi đi tham quan có thể tra cứu thông tin từ các bảng hiệu, bảng chỉ dẫn,…