I.Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, HS phải: 1.Kiến thức:
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào nhân sơ.
2.Kĩ năng: Rèn cho HS một số kĩ năng - Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức. - Phân tích, so sánh, khái quát hóa.
- Giải thích được các hiện tượng trong cuộc sống. 3.Thái độ
- Có ý thức trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân. II. Phương tiện và phương pháp dạy học.
1.Phương tiện
-Tranh hình SGK phóng to - Tranh tế bào nhân thực 2.Phương pháp dạy học - Vấn đáp - tìm tòi
- Quan sát tranh - tìm tòi III. Hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra) 3.Trọng tâm
- Cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào nhân sơ - Lợi thế về kích thước của tế bào nhân sơ
Hoạt động dạy học Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm
chung của tế bào nhân sơ
GV cho HS quan sát tranh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực và giảng
giải: Thế giới sống được cấu tạo từ hai loại tế bao là: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Tế bào đều có cấu tạo gồm 3 thành phần chính là: Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân hoặc nhân.
GV yêu cầu HS quan sát cấu tạo tế bào nhân sơ và SGK trả lời câu hỏi:
- Hãy trình bày đặc điểm nổi bật của tế bào nhân sơ?
- Hãy so sánh tỉ lệ S/V của tế bào lớn và tế bào nhỏ?
HS: Trả lời
GV gợi ý trả lời bằng cách nêu vấn đề:
Các em thử gọt một củ khoai tây to và củ khoai tây nhỏ, các em sẽ thấy củ khoai tây nhỏ sẽ nhiều vỏ hơn. Hay con chim nhỏ có cường độ trao đổi chất mạnh hơn chim lớn vì diện
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ?
- Chưa có nhân hoàn chỉnh
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao bọc.
- Kích thước nhỏ, chỉ bằng 1/10 kích thước tế bào nhân thực.
tích tiếp xúc với môi trường lớn hơn. GV: Tỉ lệ S/V lớn có vai trò gì lớn đối với trao đổi chất của tế bào? Nhận xét mối tương quan giữa tỉ lệ S/V và tốc độ trao đổi chất của tế bào?
HS: Trả lời
GV bổ sung: Tế bào có bề mặt tiếp xúc với môi trường càng lớn thì khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường càng nhanh dẫn đến sinh trưởng nhanh và phân bào nhanh.
GV: Khả năng phân chia nhanh của tế bào nhân sơ được con người ứng dụng như thế nào?
- Khi trời lạnh ta thường nằm co nhằm mục đích gì?
HS: Trả lời
GV bổ sung: Con người lợi dụng để cấy gen, phục vụ sản xuất ra các chất cần thiết như vacxin, kháng sinh.
GV yêu cầu HS quan sát 7.1. và trả lời câu hỏi:
- Ưu thế của kích thước nhỏ
+ Tỉ lệ S/V càng lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường càng nhanh. + Tế bào sinh trưởng càng nhanh. + Khả năng phân chia nhanh, số lượng tế bào tăng nhanh.
- Thế giới sống được cấu tạo từ những thành phần nào?
- Quan sát các cấp độ sống cần loại kính hiển vi nào?
- Kích thước của sinh vật có liên quan gì đến sự tiến hoá của chúng không?
HS: Trả lời GV: Bổ sung
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân sơ
GV yêu cầu HS quan sát 7.2 và trả lời các câu hỏi:
- Hãy liệt kê cấu trúc tế bào nhân sơ từ ngoài vào trong?
- Nêu vị trí, đặc điểm cấu tạo của thành tế bào?
- Từ cấu tạo hãy suy ra chức năng của thành tế bào?
HS: Trả lời GV: Bổ sung GV nêu câu hỏi:
- Người ta chia vi khuẩn làm mấy loại? căn cứ vào đâu người ta lại
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ
- Tế bào nhân sơ gồm: Màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân, ngoài ra còn có thành tế bào, vỏ nhày lông và roi.
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi
a. Thành tế bào
* Cấu tạo:
- Thành phần hoá học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbonhiđrat liên kết với nhau
phân chia như vậy?
- Tại sao cùng là vi khuẩn nhưng lại sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác nhau?
HS: Trả lời
GV bổ sung: Vì cấu tạo của vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương khác nhau nên ta sử dụng loại thuốc kháng sinh khác nhau đặc hiệu cho từng loại.
GV Mở rộng:
Một số tế bào nhân sơ bên ngoài thành còn có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.
Vỏ xuất hiện trong điều kiện không thuận lợi như: nhiệt độ cao, PH thay đổi.
GV thông báo:
Màng sinh chất ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ khác nhau và khác nhau giữa các loài.
Một số vi khuẩn không có thành tế bào, màng sinh chất có thêm phân tử Stetol làm cho màng dày chắc để bảo vệ.
bằng các đoạn pôlipeptit ngắn). * Chức năng
Quy định hình dạng tế bào
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học, vi khuẩn được chia ra làm 2 loại:
+ Vi khuẩn Gram dương (Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram chúng có màu tím).
+ Vi khuẩn Gram âm (Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram chúng có màu đỏ).
b. Màng sinh chất
GV: Màng sinh chất ở tế bào nhân sơ cấu tạo như thế nào?
HS: Trả lời GV: Bổ sung
GV: Từ cấu tạo hãy suy ra chức năng màng sinh chất ở tế bào nhân sơ?
HS: Trả lời GV: Bổ sung
GV yêu cầu HS quan sát 7.2 và SGK trả lời câu hỏi:
- Roi xuất phát từ đâu?
- So sánh hình thái, số lượng của lông và roi?
- Lông ở vi khuẩn thực hiên chức năng gì? HS: Trả lời GV: Bổ sung * Cấu tạo - Gồm hai thành phần chính: + Lớp phôtpholipit kép
+ Phân tử Prôtêin xuyên màng và rìa màng
* Chức năng - Trao đổi chất - Bảo vệ
c. Lông và roi
Roi (Tiêm mao): * Cấu tạo:
- Là Prôtêin có tính kháng nguyên. - Xuất phát từ màng sinh chất. * Chức năng: Giúp tế bào di chuyển Lông (Nhung mao):
* Cấu tạo:
GV nêu câu hỏi:
- Vị trí của tế bào chất trong tế bào? - Tế bào chất ở tế bào nhân sơ có thành phần nào là chủ yếu?
HS: Trả lời GV: Bổ sung GV nêu câu hỏi:
- Nêu cấu tạo và chức năng của Ribôxôm trong tế bào chất ở vi khuẩn?
- Quan sát hình tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, nêu điểm khác biệt cơ bản của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
HS: Trả lời GV: Củng cố GV nêu câu hỏi:
- Tại sao vật chất di truyền ở tế bào nhân sơ lại được gọi là vùng nhân? - Hãy nêu đặc điểm của vùng nhân?
HS: Trả lời GV: Bổ sung
ngắn hơn.
* Chức năng: Như những thụ thể tiếp nhận virut trong quá trình tiếp hợp. 2. Tế bào chất
- Tế bào chất nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân.
- Gồm 2 thành phần chính:
+ Bào tương( dạng keo bám lỏng ). Không có hệ thống nội màng, các bào quan không có màng bao bọc, một số vi khuẩn có hạt dự trữ.
+ Ribôxôm cấu tạo từ prôtêin và ARN. Không có màng bao bọc, kích thước nhỏ, có chức năng tổng hợp prôtêin.
GV nêu câu hỏi:
- Tại sao lại gọi là tế bào nhân sơ? - Vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn?
HS: Trả lời
GV bổ sung: Vùng nhân ở vi khuẩn dù có cấu tạo đơn giản nhưng tại vùng nhân có phân tử AND và plasmit đó chính là vật chất di truyền quan trọng từ đó được sao chép qua nhiều thế hệ tế bào.
- Không có màng bao bọc
- Chỉ chứa một phân tử AND dạng vòng.
- Một số vi khuẩn có thêm AND dạng vòng nhỏ khác là plasmit.
4. Củng cố
- Nêu ứng dụng của vi khuẩn trong đấu tranh chống lại bệnh tật ở người, vật nuôi và cây trồng?
- Tại sao lại gọi là tế bào nhân sơ?
5. Dặn dò
- Trả lời các câu hỏi trong SGK - Đọc trước bài 8
Tiết 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo) I - Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, HS phải: 1. Kiến thức:
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của không bào, lizôxôm, khung xương tế bào và thành tế bào.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, kĩ năng phân tích hình, kỹ năng tư duy, so sánh.
- Kỹ năng làm việc với SGK. 3. Thái độ:
- Thấy rõ được tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp.
- Có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh.
II. Thiết bị và phương pháp 1. Thiết bị
- Tranh về cấu tạo tế bào thực vật, động vật. Màng sinh chất 2. Phương pháp
-Vấn đáp - tìm tòi
- Quan sát tranh - Tìm tòi - Thuyết trình
III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Mô tả cấu trúc và chức năng của nhân tế bào? 3. Trọng tâm
Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất 4. Bài mới
Hoạt động dạy học Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của bào quan
VII. Một số bào quan khác 1.Không bào
Không bào và Lizôxôm
GV: Treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Quan sát 8.1 và SGK hãy mô tả cấu trúc của Không bào?
- Từ cấu tạo hãy suy ra chức năng của Không bào?
- So sánh không bào ở tế bào thực vật và động vật về chức năng ?
- Không bào có nguồn gốc từ đâu?
- Vì sao tế bào còn non chứa nhiều Không bào?
HS: Nghiên cứu trả lời GV: Chỉnh sửa, kết luận
Không bào thường có nhiều ở TBTV. Đó là các bóng có kích thước lớn, nhất là các tế bào trưởng thành, được giới hạn bởi màng lipoPrôtêin dạng bóng (gọi là tonoplast) tích đầy nước, các chất hữu cơ các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu cao (tạo sức trương) cho tế bào thực vật.
a. Cấu trúc:
* Bên ngoài: Bao bọc bởi 1 lớp màng * Bên trong: Là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào
b. Chức năng: Tuỳ theo sinh vật và từng loại tế bào .
* Tế bào thực vật: Còn non có nhiều không bào nhỏ, đến khi trưởng thành sát nhập lại tạo thành không bào lớn. + Chứa chất phế thải, thậm chí rất độc đối với các loài ăn TV.
GV Nêu câu hỏi:
- Quan sát 8.1 và SGK hãy mô tả cấu trúc Lizôxôm?
- Từ cấu trúc hãy suy ra chức năng của Lizôxôm?
- Lizôxôm có nguồn gốc từ đâu? - Tại sao lại ví Lizôxôm như một phân xưởng tái chế rác thải? - Điều gì xảy ra nếu vì lí do nào đó mà lizôxôm của tế bào bị vỡ ra? (phân huỷ hết tế bàocủa cơ
+ Chứa chất dự trữ (tế bào lông hút ở rễ chứa nước và muối khoáng).
+ Chứa sắc tố (tế bào cánh hoa).
* Tế bào động vật: Không bào nhỏ (chỉ có ở 1 số).
- Không bào tiêu hoá (ĐVNS phát triển).
- Không bào co bóp
- Nguồn gốc: Tạo ra từ lưới nội chất và bộ máy Gôngi
2. Lizôxôm:
* Cấu tạo:
thể)
- HS : Trả lời
GV : Nhận xét bổ sung
GV: Tại sao enzim trong lizôxôm lại không phá vỡ lizôxôm của tế bào?
HS: Trả lời
GV nhân xét bổ sung:
(Vì: tế bào có hệ thống tự bảo vệ, bình thường các enzim trong lizôxôm được giữ ở trạng thái bất hoạt, chỉ khi nào dùng đến chúng mới được hoạt hoá bằng cách thay đổi pH trong lizôxôm (chuyển từ bất hoạt hoạt động)
GV: Yêu cầu HS trả lời theo lệnh SGK/42
Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh. Loại tế bào nào có nhiều lizôxôm nhất?
HS : Trả lời GV : Bổ sung
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng Khung xương tế
bọc, bên trong chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. * Chức năng:
+ Phân giải thức ăn (tiêu hoá nội bào).
+ Phân huỷ tế bào già, tế bào tổn thương và bào quan hết hạn sử dụng. - Nguồn gốc: Hình thành từ bộ máy Gôngi theo cách giống như các túi tiết nhưng không bài xuất ra ngoài.
(Tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí và tế bào già nên phải có nhiều
lizôxôm nhất).
bào
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 10.1, SGK trả lời câu hỏi :
- Hãy trình bày cấu tạo của khung xương tế bào?
- Từ cấu tạo hãy suy ra chức năng Khung xương tế bào ?
- Vị trí và cấu tạo của Vi ống, Vi sợi ?
HS: Nghiên cứu trả lời GV bổ sung:
- Là cấu trúc chỉ có ở tế bào nhân thực.
- Cấu trúc này ví như 1 hệ thống khung giàn giáo được tạo thành từ vi ống, vi sợi,....
Vi ống: ống thẳng, rỗng ở giữa, đường kính 25 nm.
Vi sợi: Đường kính 7 nm, gồm 2 sợi nhỏ xoắn vào nhau theo suốt chiều dài của chúng.
- Sợi trung gian có đường kính trung gian giữa đường kính của vi ống và vi sợi. Cấu tạo từ các sợi Prôtêin đặc và từ các đơn phân.
* Cấu tạo: Từ các vi ống, vi sợi, sợi trung gian.
* Chức năng:
- Làm giá đỡ cho các bào quan và vi sợi.
- Tạo hình dạng cho các tế bào động vật (vì không có thành tế bào).
- Nơi neo đậu của các bào quan và 1 số loại tế bào .
- Giúp tế bào di chuyển
Các vi ống còn là những đường "cao tốc vận chuyển các chất trong tế bào từ nơi nọ đến nơi kia.
(Thành phần bền nhất của khung xương tế bào là: sợi trung gian)
Vi sợi: Cấu tạo từ Prôtêin actin và miôzin.
Vi ống: Cấu tạo từ Prôtêin tubulin. Trong tế bào chất vi ống, vi sợi có thể phân bố rải rác hoặc tập trung ở 1 vùng nhất định.
GV : Điều gì sẽ xảy ra nếu không có Khung xương tế bào ?
HS : Trả lời
GV : Bổ sung
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của Màng sinh chất
GV: Treo tranh, yêu cầu HS quan sát, kết hợp với việc nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
- Em hãy nêu các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất? Chúng được phân bố như thế nào trong màng?
- Màng sinh chất ở tế bào động vật còn có thêm thành phần nào và nó có chức năng gì?
- Tại sao Màng sinh chất lại gọi là mô hình khảm lỏng?
IX. Màng sinh chất
1. Thành phần cấu tạo nên màng sinh chất.
- Gồm 2 thành phần chính: Phôtpholipit và Prôtêin, riêng tế bào động vật và người có thêm: colesteron, colesteron xếp xen kẽ với lớp phôtpholipit làm cho màng cứng chắc hơn
- Prôtêin gồm 2 loại:
+ Prôtêin xuyên màng, xuyên suốt 2 lớp phôtphoLipit.
HS: Trả lời GV: Bổ sung
GV: Độ linh động hay tính mềm dẻo của màng sinhchất phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao màng sinh chất có độ linh động hay tính mềm dẻo? HS: Trả lời GV: Củng cố + Prôtêin bề mặt, chỉ bám trên bề mặt màng màng sinh chất .
- Các Prôtêin có thể liên kết với các chất khác như cacbohiđrat Glicoprotein