Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm giảm thấp nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng thương mại (Trang 42 - 47)

quá hạn.

Chấn chỉnh hoạt động tín dụng ngân hàng, gần đây đã trở thành câu nói cửa miệng của các ngân hàng. Chấn chỉnh hoạt động tín dụng tức là xem xét lại công tác tín dụng từ khâu chấp hành nguyên tắc cho vay, điều kiện cho vay, kiểm tra trước và sau khi vay, công tác nâng cao khả năng thu hồi cả gốc và lãi...để nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng, đảm bảo làm trong sạch bảng tổng kết tài sản và lành mạnh hoá các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Như vậy để giảm thấp nợ quá hạn cũng cần phải nâng cao chất lượng tín dụng trong các ngân hàng, cần phải thực hiện phòng chống rủi ro.

Để phòng chống được rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thì trước tiên nhà nước cần xem xét chấn chỉnh lại chính hoạt động của các doanh nghiệp.

+ Bản thân nội bộ các ngân hàng:

*Trong các tổ chức tín dụng cần phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, phải coi trọng tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm toán cả nội bộ và bên ngoài. Về vấn đề đào tạo cán bộ. Trước đây ở VN đầu tư cho việc đào tạo cán bộ ngân hàng theo chuyên ngành dọc, nay cần phải đào tạo theo chuyên ngành ngang, cần phải đào tạo kiến thức tổng hợp, cán bộ tín dụng cần phải hiểu rộng và nắm vững nghiệp vụ ngân hàng, nhưng phải hiểu rõ được kinh doanh thương mại và nắm chắc kiến thức pháp luật ….có như vậy mới phòng chống rủi ro được. Hoặc là tuyển chọn những sinh viên giỏi xuất sắc trong các trường đại học kinh tế, thương mại,

pháp lý… sau đó đưa đi đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng trước khi bố trí công việc cụ thể tại ngân hàng.

*Chúng ta cũng không thể coi thường vai trò người lãnh đạo. Nhiều vụ tiêu cực xảy ra trong ngành ngân hàng thời gian qua, nhiều khoản rủi ro mất vốn, thua lỗ… không phải do cán bộ tín dụng mà lại do chính người giám đốc cố ý làm sai trái gây ra. Trong khi đó hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm tổ chức điều hành về quản lý tài sản, nhất là giám sát tư cách, phẩm chất cán bộ, nhân viên của ngân hàng còn lơi lỏng, chỉ vì tư lợi mà nương nhẹ các nguyên tắc, điều kiện trong nghiệp vụ, dẫn đến những hậu quả xấu. Đặc biệt là những kiến thức về quản lý tài sản nợ, tài sản có, phân tích hoạt động kinh doanh, đánh giá khách hàng, quản lý rủi ro, dự đoán thị trường.

*Do đó để phòng ngừa rủi ro thì ngay từ đầu việc tuyển chọn và bố trí cán bộ tín dụng ở các NHTM phải thực hiện qua sát hạch, phải qua đào tạo đại học, số cán bộ hiện có phải được đào tạo lại, phải thường xuyên thay đổi địa bàn phụ trách cho vay, phải thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và phải có chế độ thu nhập cao hơn cho họ. Kèm theo đó là nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý điều hành và phẩm chất của cán bộ lãnh đạo.

*Đối với các khoản đầu tư tín dụng mới, các NHTM cần phải chấp hành tốt các cơ chế, nguyên tắc tín dụng. Trú trọng đến công tác thẩm định đối với tong dự án, tong khách hàng. NH chỉ thực hiện đầu tư vốn khi xác định khách hàng làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn vay đúng mục đích và có khả năng trả nợ khi đến hạn. Các NH phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc huy động vốn, cho vay vốn không đúng quy định về thủ tục, nguyên tắc theo các chế độ hiện hành.

*Bên cạnh việc xem xét đầu tư tín dụng mới cho các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ vốn cho sản xuất kinh doanh, các NHTM phải có biện pháp hữu hiệu trong việc theo dõi đôn đốc và cùng các doanh nghiệp tìm biện pháp giải quyết có hiệu quả các khoản nợ quá hạn, nợ tồn đọng cũ.

*Từng đơn vị cơ sở của các NHTM phải có biện pháp phối hợp tích cực và có hiệu quả với các ngành, cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ, đôn đốc

trong việc thu nợ quá hạn, tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng và các vụ việc nổi cộm trước đây. Rà soát và có văn bản đề nghị cấp có thêm quyền có biện pháp xử lý, giải quyết dứt điểm đối với tổng khoản nợ tồn đọng nhằm tái tạo lại nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế.

*Giữa phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro thì lấy phòng ngừa làm chính yếu giống như phòng cháy hơn chữa cháy vậy. Do vậy các NHTM cần trú trọng củng cố và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ trong tong đơn vị, cơ sở của mình nhằm phát hiện kịp thời những tồn tại, thiếu sót phát sinh, hạn chế thấp nhất những vi phạm về cơ chế, nguyên tắc tín dụng. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, tham ô để góp phần làm lành mạnh hoá hoạt động tín dụng ngân hàng.

*Cần áp dụng một cách triệt để và hợp lý điều 54 khoản I luật các tổ chức tín dụng “Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện ra khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng”. Trên thực tế thì chưa có tổ chức nào sử dụng một cách triệt để điều khoản này vì do tâm lý họ cho rằng đây là một biện pháp quá mạnh có thể làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, từ đó tác động xấu đến nền kinh tế. Tuy nhiên xét trên một giác độ nào đó thì việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn đem lại lợi ích cho cả người vay và người cho vay.

*Trên giác độ vĩ mô thì Nhà nước cũng như nghành ngân hàng cần sớm hoàn thiện môi trường pháp lý, phát triển các hình thức bảo hiểm, thành lập các quỹ bảo hiểm tiền gửi, cho phép trích lập quỹ rủi ro theo đúng thông lệ quốc tế. Ngân hàng cũng cần chuyển đổi hoạt động cho vay theo lối cổ điển như hiện nay, song hình thức đồng tài trợ, đồng trợ dự án, cho vay hợp vấn, đầu tư trung dài hạn, thuê mua...vừa đảm bảo phân tán vừa phòng chống rủi ro tín dụng ngay từ nghiệp vụ kinh doanh của mình.

CHƯƠNG V:

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, không có sự cạnh tranh nên những rủi ro kinh doanh không được quan tâm, trú trọng đến. Do vậy nhiều yếu tố then chốt trong hoạt động quản lý NH, bao gồm hầu hết các yếu tố trong hoạt động quản lý rủi ro không được chú ý thích đáng, các hoạt động của mỗi chi nhánh nngân hàngđược thực hiện theo những chỉ thị nghiệp vụ chính xác nhằm đảm bảo sự hoạt động thống nhất và nhất quán từ trên xuống tận cơ sở. Nhưng trong nền kinh tế thị trường, rủi ro được xem như là yếu tố không thể tách rời với quá trình hoạt động các doanh nghiệp, doanh nhân trên thị trường. Người ta khẳng định rằng, NH phải đối phó với các rủi ro từ mọi nguồn gốc, trong đó rủi ro tín dụng gắn với hoạt động chính của NH. NHVN chưa phát triển, chưa ốn định, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, hợp lý và thống nhất, trình độ cán bộ còn thấp do vậy rủi ro tín dụng trong thời gian qua trở nên rất bức bách, vấn đề nợ quá hạn là vấn đề đáng được quan tâm nhất hiện nay cần được giải quyết. Nhà nước và ngành NH cũng đã sớm có những biện pháp khắc phục và xử lý, nên đã hạn chế, giảm bớt được phần nào tình trạng nợ quá hạn này, tuy nhiên vẫn còn có nhiều khó khăn và bất cập. Hy vọng rằng trong thời gian tới, nhà nước cũng như hệ thống NH có những chính sách, những biện pháp hiệu quả hơn để giải quyết triệt để tình trạng trên để nhằm làm lành mạnh hoá hoạt động của hệ thống NHTM, thúc đẩy hệ thống NHTM ngày càng phát triển hơn góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1- Thị trường tàichính tiền tệ - MISKIN.

2- Quản trị rủi ro trong ngân hàng - LÊ NAM TƯ.

3- Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ - ĐHKTQD. 4- Tạp trí thị trường tài chính tiền tệ.

5- Tạp trí ngân hàng. 6- Tạp trí tài chính.

MỤC LỤC

2- Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ tồn đọng hiện nay tồn đọng hiện nay

22

Chương IV Giải pháp xử lý và hạn chế nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay

36 I- Giải pháp xử lý, giải quyết nợ quá hạn trong hệ

thống NHTM hiện nay

36 II- Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng

làm giảm thấp nợ quá hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

43

Chương V Kết luận 45

Tài liệu tham khảo 47

Đề mục Nội dung Trang

Lời giới thiệu 1

Chương I Lý luận chung về nợ quá hạn 3

I- Một số lý luận chung về nợ quá hạn 3

II- Khái niệm nợ quá hạn 4

III- Phân loại nợ quá hạn 5

Chương II Thực trạng và nguyên nhân nợ quá hạn hiện nay trong hệ thống NHTM VN

8

I- Thực trạng nợ quá hạn 8

II- Nguyên nhân nợ quá hạn trong hệ thống NHTM VN hiện nay

11

1- Nhóm nguyên nhân khách quan 11

2- Nhóm nguyên nhân chủ quan 17

Chương I I I

Những bất cập và khó khăn trong việc giải quyết và xử lý nợ quá hạn trong hệ thống NHTM VN hiện nay.

21 I- Những bất cập và khó khăn trong việc giải

quyết và xử lý nợ tồn đọng trong hệ thống NHTM VN hiện nay.

21

1- Thực trạng giải quyết và xử lý nợ tồn đọng trong HTNHTM VN hiện nay.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng thương mại (Trang 42 - 47)