Kết quả nghiên cứu về tuổi mãn kinh của phụ nữ thị trấn Phố Ràng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số về sinh lý sinh dục sinh sản ở nữ sinh và phụ nữ trên địa bàn thị trấn phố ràng huyện bảo yên tỉnh lào cai (Trang 45 - 55)

sự khác biệt có ý nghĩa. Số ngày hành kinh trung bình là 4,02 1,18.

Đồ thị phân bố số ngày hành kinh của phụ nữ thị trấn Phố Ràng có đỉnh rơi vào thời điểm 3 ngày, và số ngày hành kinh chủ yếu tập trung trong khoảng từ 3 đến 5 ngày. Có rất ít đối tượng có số ngày hành kinh ít hơn 3 ngày và nhiều hơn 6 ngày.

Bảng 3.18. So sánh số ngày hành kinh của phụ nữ thị trấn Phố Ràng với giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX

Vùng n X  SD SE

Hà Nội 1615 4,10  1,20 0,03

Huế 3462 4,34  1,20 0,02

Daklak 1294 4,10  1,80 0,05

Thị trấn Phố Ràng 89 4,02  1,18 0,13

Qua bảng 3.18 cho thấy, số ngày hành kinh của phụ nữ ở các khu vực khác nhau không có nhiều sự khác biệt. Đồng thời, số ngày hành kinh của phụ nữ ở các thời điểm nghiên cứu khác nhau không có nhiều chênh lệch, tập trung trong khoảng 3 đến 5 ngày.

3.3. Kết quả nghiên cứu về tuổi mãn kinh của phụ nữ thị trấn Phố Ràng Phố Ràng

3.3.1. Kết quả nghiên cứu về tuổi mãn kinh của phụ nữ thị trấn Phố Ràng

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh Bảng 3.19. Kết quả nghiên cứu tuổi mãn kinh của các nhóm nghiên cứu

Thập kỷ n X SD SE

80-thế kỷ XX 2 47,51 3,28 2,32

90-thế kỷ XX 18 49,11 4,12 0,97

thứ nhất - thế

kỷ XXI 25 49,88 3,83 0,77

Bảng 3.19 cho thấy, tuổi mãn kinh ở TK 90 - thế kỷ XX và ở TK thứ nhất - thế kỷ XXI không có sự khác biệt, tuy nhiên nếu so sánh với tuổi mãn kinh ở TK 80 - thế kỷ XX, thì thấy rằng tuổi mãn kinh đã chậm lại 1,60 đến 2,27 năm. Như vậy tuổi mãn kinh ở TK thứ nhất - thế kỷ XXI muộn hơn so với các TK 80 và 90 của thế kỷ XX.

Bảng 3.20. So sánh tuổi mãn kinh của phụ nữ thị trấn Phố Ràng ở TK thứ nhất - thế kỷ XXI với GTSH người VN bình thường TK 90 - thế kỷ XX

Vùng n X  SD SE

Toàn quốc 2934 49,3  3,17 0,06

Thị trấn Phố Ràng 25 49,88  3,83 0,77

Mãn kinh bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm nòi giống, khí hậu, di truyền, dinh dưỡng, sức khoẻ chung và các yếu tố kinh tế xã hội.

Qua bảng 3.20 nhận thấy: Tuổi mãn kinh của phụ nữ thị trấn Phố Ràng trong TK thứ nhất - thế kỷ XXI (49,88  3,83) muộn hơn so với giá trị sinh học người Việt Nam bình thường trong toàn quốc TK 90 - thế kỷ XX (49,3 

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh 3,17) là 0,58 năm. Phải chăng do điều kiện kinh tế xã hội nước ta hiện nay đã có bước cải thiện tốt hơn, tác động tích cực đến tình trạng sức khoẻ nói chung, do đó thời gian hoạt động của tuyến sinh dục cũng kéo dài hơn.

3.3.2. Các rối loạn ở giai đoạn tiền mãn kinh

Nghiên cứu được tiến hành ở 41 phụ nữ đã mãn kinh.

Bảng 3.21. Kết quả nghiên cứu về các rối loạn ở giai đoạn tiền mãn kinh

Các rối loạn n %

Kinh nguyệt 23 56,10

Khô âm đạo 6 14,63

Suy nhược 8 26,83

Lên cân 4 9,76

Mặt nóng bừng 5 12,19

Thay đổi tính tình 6 16,63

Các rối loạn khác 3 7,32

Không có rối loạn 2 4,88

Bảng 3.21 cho thấy:

Trước khi mãn kinh thật sự có 95,12% số đối tượng có dấu hiệu rối loạn điển hình của tuổi mãn kinh như rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo, suy nhược, mặt nóng bừng…, chỉ có 4,88% đối tượng vẫn ở trạng thái bình thường, không xuất hiện rối loạn.

Có những đối tượng chỉ xuất hiện một rối loạn (70,73%) nhưng cũng có những đối tượng xuất hiện nhiều hơn một rối loạn (29,27%).

Trong các rối loạn ở giai đoạn tiền mãn kinh thì rối loạn kinh nguyệt chiếm tỷ lệ chủ yếu (56,10%). Trong rối loạn kinh nguyệt có rối loạn về độ dài vòng kinh và rối loạn về số ngày hành kinh. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh Bảng 3.22. Kết quả nghiên cứu về rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt n %

Độ dài vòng kinh dao động lớn 18 78,26

Độ dài vòng kinh tương đối ổn định 5 21,74

Số ngày hành kinh dao động lớn 19 82,61

Số ngày hành kinh tương đối ổn định 4 17,39

Bảng 3.22 cho thấy:

Chỉ có khoảng 21,74% số người có độ dài vòng kinh tương đối ổn định và 17,39% số người có số ngày hành kinh tương đối ổn định. Còn lại phần lớn các đối tượng có độ dài vòng kinh và số ngày hành kinh dao động lớn (78,26% có độ dài vòng kinh dao động lớn và 82,61% có só ngày hành kinh dao động lớn).

Sự dao động độ dài vòng kinh của các đối tượng từ 15 ngày đến 01 năm và thời gian hành kinh xê dịch từ 1 đến 15 ngày.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh Kết luận và đề nghị

1. Kết luận

1.1. Về tuổi dậy thì của các đối tượng nữ ở thị trấn Phố Ràng

- Chiều cao và cân nặng của nữ sinh thị trấn Phố Ràng tăng dần theo lứa tuổi. Chiều cao tăng nhanh từ lứa tuổi 10 - 12, tăng mạnh nhất ở lứa tuổi 11 (mức tăng trung bình hàng năm là 6,64 cm). Cân nặng tăng nhanh từ lứa tuổi 10 - 13 tuổi, tăng mạnh nhất ở lứa tuổi 11 (tăng hàng năm 5,94 kg). Đến độ tuổi 16 - 17 chiều cao và cân nặng tăng chậm dần.

- So với chiều cao và cân nặng trung bình của nữ sinh trong TK 90 - thế kỷ XX thấy có sự tăng lên rõ rệt. Cụ thể về chiều cao của nữ sinh thị trấn Phố Ràng tăng so với TK 90 - thế kỷ XX từ 1,96 đến 4,15 cm, về cân nặng tăng từ 1,09 đến 4,92 kg.

- ở lứa tuổi 11 - 15, chiều cao và cân nặng của nhóm nữ sinh đã có kinh nguyệt vượt trội hơn hẳn các em chưa có kinh nguyệt ở cùng lứa tuổi.

- Chỉ số vòng ngực và vòng mông của nữ sinh thị trấn Phố Ràng cũng tăng dần theo lứa tuổi. Chỉ số vòng ngực tăng nhanh nhất ở lứa tuổi 12 - 15 tuổi (tăng hàng năm từ 2,01 đến 2,94 cm), và chỉ số vòng mông tăng nhanh nhất ở lứa tuổi 11 - 14 tuổi (tăng hàng năm 2,06 - 3,08 cm). Đến lứa tuổi 16, 17 tuổi thì các chỉ số này tăng chậm dần.

- So với chỉ số vòng ngực của nữ sinh trong TK 90 - thế kỷ XX thì chỉ số vòng ngực của nữ sinh thị trấn Phố Ràng có sự tăng lên đáng kể (chênh lệch từ 3,08 đến 4,20 cm).

- Chỉ số vòng ngực và vòng mông của các em đã có kinh nguyệt vượt hơn hẳn các em chưa có kinh nguyệt trong độ tuổi 11 - 15 tuổi.

- Tuổi có kinh lần đầu trung bình của các trẻ em gái ở thị trấn Phố Ràng là 12,88 1,01, tuổi có kinh lần đầu sớm nhất là 10 tuổi (chiếm tỷ lệ 2,63%) và chậm nhất là 17 tuổi (0,88%). Tuổi có kinh lần đầu ngày càng sớm nếu so sánh với các thập kỷ trước.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh 1.2. Về chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thị trấn Phố Ràng

Phụ nữ thị trấn Phố Ràng có độ dài vòng kinh trung bình nằm trong khoảng 29 - 30 ngày và số ngày hành kinh trung bình là 4,02  1,18. Không có sự khác biệt về độ dài vòng kinh và số ngày hành kinh ở phụ nữ thị trấn Phố Ràng giữa TK 90 - thế kỷ XX và hiện nay.

1.3. Về tuổi mãn kinh

Tuổi mãn kinh của phụ nữ thị trấn Phố Ràng hiện nay là 49,88  3,83 năm, muộn hơn so với các thập kỷ trước đó. ở giai đoạn tiền mãn kinh, có nhiều rối loạn xảy ra nhưng chủ yếu là rối loạn kinh nguyệt (56,10%).

2. Đề nghị

Trong quá trình nghiên cứu do thời gian và khả năng có hạn nên đề tài này còn có nhiều hạn chế. Qua quá trình nghiên cứu tôi xin có một số đề nghị sau:

Cần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu vấn đề sinh lý sinh dục - sinh sản ở nữ sinh và phụ nữ. Mở rộng tăng cường nghiên cứu với số lượng nhiều trên quy mô lớn, ở mọi vùng miền, đặc biệt vùng dân tộc miền núi. Để nắm bắt một cách sát thực nhất vấn đề sinh lý sinh dục - sinh sản của phụ nữ.

Từ đó đề ra các biện pháp chăm sóc, bồi dưỡng và giáo dục các em học sinh nói riêng và phụ nữ nói chung ngày càng có trạng thái sinh lý tốt, có lối sống trong sáng lành mạnh, có kiến thức đầy đủ về mọi mặt, đặc biệt về sinh dục và sinh sản để có cuộc sống khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh Tài liệu tham khảo

1. Đinh Quế Châu - Dương Hữu Long (2000). Giải phẫu sinh lý. Nxb Y

học.

2. Lê Quang Long (1996). Bài giảng sinh lý người và động vật. Nxb Đại

học Quốc gia.

3. Mai Văn Hưng (2002). Sinh học phát triển cá thể động vật. Nxb SP. 4. Nguyễn Tấn Gi Trọng và cộng sự (1975). Hằng số sinh học người Việt

Nam. Nxb Y học Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Bích Ngọc. Nghiên cứu một số chỉ tiêu tầm vóc, thể lực và

sinh lý của học sinh miền núi từ 12 đến 16 tuổi tỉnh Vĩnh Phúc - Phú Thọ. Luận văn thạc sỹ.

6. Nguyễn Văn Cừ (1996). Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu

sinh học người Việt Nam. Nxb Y học.

7. Nguyễn Quang Mai (1997). Sức khoẻ sinh sản. ĐHQG HN - Trường

ĐHSP - Trung tâm giáo dục SKSS và KHHGĐ.

8. Nguyễn Quang Mai và cộng sự (2001). Sức khoẻ sinh sản vị thành niên. 9. Phan Thị Sang (1996). Nghiên cứu một số chỉ số về sinh lý sinh dục -

sinh sản ở nữ sinh và phụ nữ trên địa bàn thành phố Huế. Luận án phó

tiến sỹ khoa học sinh học.

10. W.D.Phillips - T.J.Chilton (1998). Sinh học. Tập 1. Nxb Giáo dục. 11. Bộ Y tế (2003). Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập

kỷ 90 - thế kỷ XX. Nxb Y học.

12. Báo: Thế giới mới số 627(2005). Bộ Giáo dục và đào tạo, chuyên đề

giáo dục giới tính.

13. Báo: Sinh viên Việt Nam (2001). Số 40. 14. Báo: Sức khoẻ và đời sống (2007). Nxb Y học.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh Mục Lục

Trang

Phần Mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu của đề tài 2

Phần nội dung

Chương 1. Tổng quan tài liệu 3

1.1. Các vấn đề chung về sinh lý sinh dục - sinh sản 3

1.1.1. Kinh nguyệt 3

1.1.2. Những biến đổi chủ yếu của nam, nữ ở tuổi dậy thì 4

1.1.3. Mãn kinh 5

1.1.4. Sức khoẻ sinh sản 6

1.1.5. ý nghĩa của sự hiểu biết về sinh lý sinh dục - sinh sản đối với kế hoạch hoá gia đình

7

1.2. Lịch sử nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục - sinh sản 9 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục - sinh

sản trên thế giới

9

1.2.2. Lịch sử nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục - sinh sản ở Việt Nam

10

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 14

2.1. Đối tượng nghiên cứu 14

2.2. Thời gian - địa điểm và phạm vi nghiên cứu 14

2.3. Phương pháp và các chỉ số nghiên cứu 14

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

Chương 3. Kết quả nghiên cứu và biện luận 21

3.1. Tuổi dậy thì ở các đối tượng nữ ở thị trấn Phố Ràng 21

3.2. Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ thị trấn Phố Ràng 41

3.3. Tuổi mãn kinh ở phụ nữ thị trấn Phố Ràng 45

Kết luận và đề nghị 49

Tài liệu tham khảo 51

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo Th.S Nguyễn Thị Lan là người trực tiếp hướng dẫn và đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này.

Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Sinh lý người và động vật, Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo cùng các em học sinh thuộc các trường: Tiểu học số 1 thị trấn Phố Ràng, THCS số 1, số 2 thị trấn phố Ràng, THPT số 1 Bảo Yên và phụ nữ trên địa bàn thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng rất nhiều song chắc chắn khoá luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề tài thu được kết quả cao hơn.

Xuân Hoà, tháng 5 năm 2008

Sinh viên

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Cương K30 C Sinh

Phiếu điều tra về đề tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số về sinh lý sinh dục sinh sản ở nữ sinh và phụ nữ trên địa bàn thị trấn phố ràng huyện bảo yên tỉnh lào cai (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)