Đối với cơ quan quản lý, điều hành Vinacomin

Một phần của tài liệu PHƯƠNG THỨC VÀ LỘ TRÌNH TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (Trang 28 - 30)

Cùng với việc tái cơ cấu các đơn vị thành viên, Cơ quan quản lý điều hành Tập đoàn sẽ sắp xếp lại các ban và bộ máy lãnh đạo Tập đoàn cho phù hợp.

Tóm lại trong giai đoạn 2012-2015:

- Việc tái cơ cấu mô hình tổ chức kinh doanh của Tập đoàn được thực hiện bằng cách áp dụng đồng bộ các hình thức phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp trong từng lĩnh vực kinh doanh, bao gồm các hình thức: sáp nhập, chia tách, giải thể, thành lập mới, đầu tư tăng tỉ lệ nắm giữ vốn điều lệ, cổ phần hóa, mua bán doanh nghiệp và thoái vốn bằng các hình thức thích hợp.

- Sau khi tái cơ cấu mô hình tổ chức kinh doanh của Tập đoàn thì Công ty mẹ có 24 đơn vị trực thuộc và 32 công ty con; Công ty mẹ có 10 đơn vị khai thác than với sản lượng khoảng 17 triệu tấn và sẽ tăng lên 40 triệu tấn vào 2020; Hệ số nợ trên vốn CSH của Công ty mẹ sẽ từ 1,33 tăng lên 1,68.

2.4.2.2. Giai đoạn từ 2016 - 2020

- Cổ phần hóa Công ty mẹ Tổng công ty TNHH MTV Công nghiệp mỏ Việt Bắc và Vinacomin nắm 65% vốn điều lệ.

- Sau năm 2018 di chuyển N/m tuyển Nam Cầu Trắng về N/m tuyển Hòn Gai tại địa điểm mới phục vụ sàng tuyển than các mỏ trong vùng.

- Cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Nhôm Nhân Cơ và Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng, Vinacomin nắm giữ 51% vốn điều lệ.

- Khi tài nguyên Ti tan đủ điều kiện khai thác sẽ thành lập Công ty CP công nghiệp Ti tan.

2.4.2.3. Giai đoạn sau năm 2020

- Nghiên cứu thành lập Tổng công ty CP Công nghiệp Nhôm - Titan.

- Cổ phần hóa Công ty mẹ - Vinacomin, Nhà nước nắm 65% vốn điều lệ trở lên.

2.5. Tái cơ cấu đầu tư

Chủ trương chung về tái cơ cấu đầu tư của Tập đoàn là:

- Tập trung vốn đầu tư cho các dự án thuộc các ngành nghề chính: than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực trong Tập đoàn theo hướng tăng cường xã hội đầu tư bằng các hình thức thích hợp để thực hiện chương trình đầu tư của Tập đoàn.

- Tăng cường quản lý đầu tư: Nâng cao chất lượng dự án, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, quản lý dự án, giám sát thi công, nghiệm thu vật tư, thiết bị và chất lượng công trình.

- Tăng cường sự chỉ đạo quản lý đầu tư của VINACOMIN từ khâu phê duyệt chủ trương, thẩm định dự án, dự toán, nguồn vốn và tổ chức thực hiện đầu tư. Đảm bảo tuân thủ đúng quy hoạch và quy định về quản lý đầu tư và xây dựng.

- Đề nghị Nhà nước cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đối với các dự án đầu tư khai thác than, nhất là khai thác than hầm lò để đẩy nhanh tiến độ thi công.

2.6. Tái cơ cấu nguồn nhân lực và phát triển văn hóa doanh nghiệp nghiệp

1) Mục tiêu:

Xây dựng lực lượng lao động với mục tiêu “Trí tuệ + Trung thành + Kỷ luật + Đồng tâm = Thắng lợi”.

2) Định hướng phát triển:

a. Địa phương hóa và truyền thống hóa nguồn nhân lực.

b. Ưu tiên đãi ngộ những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ở trong và ngoài nước.

c. Xây dựng các cơ sở văn hóa, thể thao phục vụ CBCNVC và cộng đồng.

d. Duy trì và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống ngành than - khoáng sản và văn hóa doanh nghiệp hiện đại.

đ. Xây dựng và quảng bá rộng rãi thương hiệu VINACOMIN. Thực hiện mục tiêu: “Thương hiệu dẫn dắt khách hàng đến với sản phẩm; sản phẩm đem đến cho khách hàng không chỉ giá trị sử dụng mà cả văn hóa của Tập đoàn”.

2.7. Đổi mới, tái cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý

Để vận hành hiệu quả mô hình Tập đoàn sau tái cơ cấu sẽ tiến hành đổi mới, tái cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý với các nội dung gồm có:

Một phần của tài liệu PHƯƠNG THỨC VÀ LỘ TRÌNH TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)