CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN.

Một phần của tài liệu báo cáo thực trạng kinh doanh về ngân hàng maritime bank chi nhánh thái nguyên ppt (Trang 44 - 46)

Nằm trong nhóm G12 - nhóm 12 ngân hàng lớn chi phối hơn 80% thị phần trong toàn hệ thống ngân hàng, Maritime Bank luôn giữ mức tăng trưởng cao về mọi mặt, đi đầu trong việc cải tiến công nghệ ngân hàng, hiện đại hóa ngân hàng.

Hướng tới mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng dẫn đầu thị trường tài chính Việt Nam, Maritime Bank không những chú trọng đến việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn quan tâm tới các tiện ích phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng.

Cùng với các chuyên gia đến từ McKinsey & Company – công ty tư vấn hàng đầu thế giới, từ 2 năm trước Maritime Bank đã có bước chuyển mình đột phá với mô hình của một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng lần đầu tiên Trên cơ sở tình hình hoạt động, khả năng tăng trưởng tín dụng, quy mô vốn, năng lực quản trị điều hành, năng lực của người đứng đầu, việc thực hiện các quy định trong quá trình hoạt động của các ngân hàng… Ngân hàng Nhà nước đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 theo 4 nhóm tổ chức tín dụng: Nhóm 1 tăng trưởng tối đa 17%; nhóm 2 tăng trưởng tối đa 15%; nhóm 3 tăng trưởng tối đa 8% và nhóm 4 không được tăng trưởng. Về các tiêu chí để phân nhóm, ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó

thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhóm 1 gồm những tổ chức tín dụng hoạt động tương đối lành mạnh, ổn định, an toàn; nhóm 2 và nhóm 3 ở mức độ thấp hơn một chút; còn nhóm 4 là các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất an toàn, phải cơ cấu lại

Xuất hiện tại Việt Nam, Mô hình này được xây dựng trên định hướng khác biệt hóa và chú trọng đến lợi ích của khách hàng.

Xuất phát từ sự hiểu biết sâu sắc nhu cầu của hai phân khúc khách hàng trọng tâm là doanh nghiệp và cá nhân khá giả, Maritime Bank đã chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh từ việc thiết kế lại sản phẩm, phát triển kênh kinh doanh mà tâm điểm là hệ thống các chi nhánh, nâng cấp hệ thống vận hành, tái cấu trúc cơ cấu tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, hệ thống quản lý hiệu suất làm việc một cách công bằng, chuyên nghiệp đến việc nâng cấp và triển khai mô hình quản trị rủi ro theo những chuẩn mức quốc tế tốt nhất của ngành ngân hàng.

Thực tế, Maritime Bank đã xây dựng được không gian giao dịch hiện đại và thân thiện với khách hàng ở tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc. Kết quả của sự thay đổi này đã được 98% số lượng khách hàng đánh giá là tốt.

Kể từ khi cải tổ, Maritime Bank cũng đồng thời thay đổi chiến lược kinh doanh. Thay vì tập trung vào cho vay cá nhân như nhiều nhà băng khác, Maritime Bank dành toàn bộ sản phẩm phục vụ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Maritime Bank đã xây dựng đội ngũ Giám đốc quan hệ Khách hàng chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, với quy trình phê duyệt vốn vay mới và Trung tâm xử lý tín dụng tập trung, Maritime Bank cũng rút ngắn quy trình phê duyệt vốn vay xuống nhanh nhất có thể. Kỹ thuật đánh giá tài sản bảo đảm được cải tiến nhằm giúp khách hàng được định giá công bằng hơn và được vay vốn nhiều hơn.

Kết quả kinh doanh mà Maritime Bank đạt được trong thời gian qua là một minh chứng cụ thể nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động.

cùng kỳ năm 2008), năm 2010, con số này tăng lên hơn 115.000 tỷ đồng. Về lợi nhuận, năm 2008, Maritime Bank chỉ đạt 437 tỷ thì năm 2009, nhà băng này đã gia nhập câu lạc bộ 1.000 tỷ.

Đà phát triển tiếp tục được duy trì với con số 1.518 tỷ lợi nhuận năm 2010. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm và luôn nằm trong chuẩn quy định của Ngân hàng Nhà nước ở cả những thời kỳ tình hình kinh tế nhiều biến động.

Năm 2011, kinh tế vĩ mô có rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực tới khối ngân hàng thương mại nhưng tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank vẫn được giữ ở mức 2%. Với những thành tích đã đạt được, cũng như mức tăng trưởng ổn định, bền vững trong thời gian qua, Maritime Bank đã được Ngân hàng Nhà nước tin tưởng cấp mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 là 17% và xếp hạng trong nhóm 1 – nhóm các ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả nhất Việt Nam.

Theo kế hoạch, nguồn vốn được phép cho vay này vẫn được Maritime Bank dành để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã hướng dẫn tận tình giúp đỡ chúng em và em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Thái Nguyên vì đã tạo điều kiện cho chúng em được giao lưu và tìm hiểu những vấn đề cơ bản về Ngân hàng. Tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành bài cáo cáo này.

Một phần của tài liệu báo cáo thực trạng kinh doanh về ngân hàng maritime bank chi nhánh thái nguyên ppt (Trang 44 - 46)