Phần này trình bày chi tiét nội dung và kết quả nghiên cứu ở bước
nghiên cứu khả thi dự án trên các mặt: nghiên cứu thị trường sản phẩm (hay
dịch vụ) của dự án; nghiên cứu công nghệ của dự án; phân tích tài chính của
dự án; phân tích kinh tế - xã hội của dự án; tổ chức quản lý quá trình đầu tư.
Các nội dung nghiên cứu khả thi được trình bày cụ thể ở các chương
sau. Ở đây chỉ lưu ý một số điểm trong phương pháp trình bày:
- Trình bày về phương diện thị trường: khi trình bày cần chú ý làm rõ (chứng minh) các điều kiện về phương diện thị trường để dự án có thể được
chấp thuận là:
+ Sản phẩm (dịch vụ) của dự án sẽ có thị trường vững chắc;
+ Sản phẩm (dịch vụ) của dự án có khả năng cạnh tranh trên thị trường;
+ Phương án tiếp thị của dự án là thích hợp và hữu hiệu.
Để làm rõ các điều kiện trên, cần sử dụng những chứng cứ cụ thể, xác
thực từ các nguồn đáng tin cậy. Đối với các tài liệu điều tra cần thể hiện rõ
phương pháp điều tra và xử lý có cơ sở khoa học, đặc biệt là khi ước tính
phần chiếm lĩnh thị trường (thị phần) cho sản phẩm (dịch vụ) của dự án.
Trình bày phần này cần chú ý đảm bảo tính lôgíc, chặt chẽ và rõ ràng, nhất là khi tóm tắt, kết luận về thị trường. Người thẩm định dự án có công
của họ đối với các chứng cứ được đưa ra và phương pháp lập luận, trình bày ở
phần này.
Ví dụ: Đối với dự án mở rộng hệ thống chuyển mạch tại Bưu điện tỉnh
cần phân tích thị trường theo các khía cạnh sau:
+ Nhận thức cơ hội kinh doanh: bằng cách phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức của môi trường đối với đơn vị.
+ Xác định nhu cầu của khách hàng: xác định được nhu cầu của khách hàng là cơ sở để đơn vị thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng các dịch vụ,
các biện pháp hỗ trợ. Chỉ sau khi xác định được nhu cầu (Khách hàng cần gì? Cần bao nhiêu? Mức độ như thế nào?) thì mới xác định được các phương án
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Trình bày về phương diện công nghệ của dự án.
Khi trình bày về phương diện này cần lưu ý:
+ Ngoài việc trình bày các nội dung và kết quả nghiên cứu công nghệ
và kỹ thuật, trong nhiều trường hợp cần nêu danh sách những chuyên viên kỹ
thuật thực hiện phần việc này vì có những lĩnh vực đầu tư người thẩm định dự
án rất chú trọng tới trình độ, khả năng chuyên môn của các chuyên viên kỹ
thuật thực hiện.
+ Trong trình bày những tính toán kỹ thuật, cần diễn đạt chi tiết và dễ
hiểu sao cho người đọc dù không phải là chuyên viên kỹ thuật cũng có thể
hiểu được.
+ Nội dung chi tiết kỹ thuật nên để ở phần phụ lục hoặc thuyết trình riêng.
Ví dụ: Đối với dự án đầu tư mở rộng hệ thống chuyển mạch phần này cần trình bày phương án kỹ thuật và công nghệ. Về hệ thống chuyển mạch
trình bày công nghệ, cấu trúc, giao diện... Về mạng truyền dẫn trình bày thiết
bị...
Khi trình bày về phương diện này cần chú ý:
+ Các chỉ tiêu tài chính đưa ra phải rõ ràng và được giải thích hợp l ý. + Căn cứ để tính toán các chỉ tiêu tài chính phải thỏa mãn yêu cầu là có thể kiểm tra được.
+ Không nên tính toán quá nhiều chỉ tiêu, song cần phải đủ để phản ánh và đánh giá đúng mặt tài chính của dự án.
- Trình bày về phương tiện kinh tế - xã hội:
Đồng thời với các chỉ tiêu tài chính, những người thẩm định dự án rất
quan tâm tới các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của dự án. Đối với cơ quan thẩm
quyền Nhà nước hay các định chế tài chính, một dự án chỉ có thể được chấp
nhận khi mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội. Khi trình bày phương
diện kinh tế - xã hội chú ý đảm bảo những yêu cầu đặt ra như đối với việc
trình bày ve è phương diện tài chính đã nêu ở trên. Ngoài ra cần lưu ý về phương diện kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề không thể lượng hóa được một cách đầy đủ, cần kết hợp tốt việc trình bày định tính với định lượng.
- Trình bày về phương diện tổ chức và quản trị dự án:
Người thẩm định dự án đặc biệt quan tâm tới phần tổ chức quản trị dự
án vì đây là một yếu tố chủ yếu quyết định sự thành công hay thất bại trong
triển khai thực hiện một dự án đầu tư. Khi trình bày cần lưu ý:
+ Chứng minh được việc tổ chức và quản trị dự án sẽ hữu hiệu, đảm
bảo cho dự án thành công.
+ Giới thiệu được trình độ, năng lực và kinh nghiệm quản trị kinh
doanh của ban quản trị dự án (nhân sự và trình độ, năng lực, kinh nghiệm
quản trị dự án của từng người có thể đưa vào phần phụ lục);
+ Nêu rõ cơ chế điều hành hoạt động của dự án cũng như cơ chế kiểm
tra, kiểm soát về mặt kỹ thuật và tài chính của dự án.
- Trình bày kết luận và kiến nghị:
+ Khẳng định ưu điểm và tính khả thi của dự án;
+ Các kiến nghị về chấp nhận đầu tư, về xin vay vốn cần ngắn gọn, rõ ràng.
- Phần phụ lục của dự án:
Trình bày các chứng minh chi tiết cần thiết về các phương diện nghiên cứu khả thi mà việc đưa chúng vào phần thuyết minh chính của dự án sẽ làm cho phần thuyết minh chính trở nên phức tạp, cồng kềnh, do đó cần tách ra
KẾT LUẬN
1. Các bước nghiên cứu và hình thành một dự án đầu tư nói chung, dự án đầu tư BCVT nói riêng bao gồm:
- Nghiên cứu phát hiện và đánh giá cơ hội đầu tư.
- Nghiên cứu tiền khả thi.
- Nghiên cứu khả thi.
- Thẩm định và phê duyệt dự án.
Đối với cơ hội đầu tư có quy mô nhỏ, giải pháp đầu tư đơn giản và hiệu quả đầu tư khá rõ thì có thể bỏ qua bước nghiên cứu tiền khả thi mà tiến hành ngay bước khả thi. Trong một số trường hợp có thể gộp bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bước nghiên cứu khả thi vào trong một bước.
2. Nội dung của luận án đầu tư tiền khả thi và khả thi về BCVT thường có các nội dung:
- Luận chứng sự cần thiết đầu tư.
- Nghiên cứu thị trường sản phẩm dịch vụ của dự án để xác định phương án sản phẩm và phương án tiếp thị của dự án.
- Phân tích lựa chọn hình thức đầu tư.
- Nghiên cứu công nghệ dự án.
- Phân tích tài chính dự án.
- Tổ chức quản lý dự án.
Ở dự án tiền khả thi các nội dung trên được nghiên cứu sơ bộ với các
chỉ tiêu ước tính và chưa tính đến các yếu tố bất định, còn dự án khả thi, các
nội dung trên được nghiên cứu một cách chi tiết và kỹ lưỡng, có tính đến đầy đủ các yếu tố bất định, nhờ đó khả năng thực thi là chắc chắn.
3. Thông thường việc lập dự án đầu tư khả thiđược tiến hành theo một
trình tự với các bước công việc chủ yếu sau:
- Lập nhóm soạn thảo dự án với các chuyên gia và kỹ thuật viên có chuyên môn phù hợp.
- Tiến hành nghiên cứu lập dự án khả thi theo các bước cụ thể sau:
+ Nhận dạng dự án.
+ Lập kế hoạch soạn thảo dự án.
+ Lập đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết của dự án.
+ Phân công công việc cho các thành viên nhóm soạn thảo.
+ Tiến hành soạn thảo dự án.
+ Mô tả dự án.
+ Hoàn tất văn bản dự án.
Các bước công việc trên phải được tiến hành theo một lịch trình chặt
chẽ để chi tiết hóa thời gian thực hiện các phần công việc của quá trình soạn
thảo.
4. Các dự án đầu tư khả thi cần phải được trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu với một trình tự lôgíc và chặt chẽ. Bố cục thông thường của một bản
dự án khả thi bao gồm các phần:
- Lời mở đầu
- Sự cần thiết đầu tư
- Tóm tắt dự án
- Phần thuyết minh chính
- Kết luận và kiến nghị