Tình thế cấp thiết trong pháp hình sự Việt Nam từ năm 1985 đến nay

Một phần của tài liệu tình thế cấp thiết trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 27 - 29)

5. Nội dung của luận văn

1.2.3 Tình thế cấp thiết trong pháp hình sự Việt Nam từ năm 1985 đến nay

nay

Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời trong điều kiện đất nước có những đặc trưng là cần bảo vệ nền kinh tế bao cấp chủ yếu dựa trên hai hình thức sở hữu: Nhà nước và tập thể trên cơ chế bao cấp. Bộ luật hình sự năm 1985 bao gồm hai hai phần:

Phần chung: Gồm 8 chương với 71 điều Phần các tội phạm: 12 chương với 200 điều

Ngày 27- 06- 1985 Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật hình sự 1985 đã chính thức ghi nhận chế định tình thế cấp thiết. Bộ luật hình sự 1985 quy định hai trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội được loại trừ tính chất tội phạm đó là phòng vệ chính đáng (Điều 13), Tình thế cấp thiết (Điều 14). Nhìn chung chế định về tình thế cấp thiết trong Bộ luật hình sự 1985 và Bộ luật hình sự 1999 không có gì thay đổi nhiều.

GVHD:Lê Quỳnh Phương Thanh SVTH: Phạm Đức Phúc 21

“Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang

thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của mình hoặc

của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt

hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không

phải là phạm tội.”

Nếu gây thiệt hại rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá yêu cầu của tình thế

cấp thiết, thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Bộ luật hình sự 1985 đã trải qua bốn lần sửa đổi, bổ sung (Ngày 28/12/1987, 12/8/1991, 22/12/1992, 10/05/1997) chế định tình thế cấp thiết vẫn được ghi nhận và không có thay đổi gì. Bộ luật hình sự năm 1999 thì chế định tình thế cấp thiết có chút thay đổi mang tính kĩ thuật lập pháp.

Điều 16 Bộ luật hình sự 1999 quy định:

“Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang

thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của

mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại

nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp

thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự”

Bộ luật hình sự 1999 đã được Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam sửa đổi bổ sung một lần vào ngày 19 tháng 6 năm 2009. Tuy nhiên lần sửa đổi bổ sung Này thì Điều 16 Chương III cũng không có gì thay đổi và vẫn được giữ nguyên.

Kết luận: Việc ghi nhận các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi trong hai lần pháp điển hóa này thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự nước ta.

Có thể nói tình thế cấp thiết trong hai lần pháp điển hóa Bộ luật hình sự 1985 và Bộ luật hình sự 1999 không thay đổi nhiều, chỉ khác nhau về câu chữ khi giải thích trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.

GVHD:Lê Quỳnh Phương Thanh SVTH: Phạm Đức Phúc 22

Một phần của tài liệu tình thế cấp thiết trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)