Một số công cụ phát triển Ontology

Một phần của tài liệu Tiểu luận Công nghệ tri thức và ứng dụng ONTOLOGY LÀ GÌ TẠI SAO CẦN DÙNG ONTOLOGY (Trang 30 - 36)

Một số công cụ phát triển và hiệu chỉnh có giá trị trong việc làm giảm độ phức tạp và thời gian dùng cho nhiệm vụ xây dựng Ontology. Các công cụ như Kaon, OileEd và Protégé cung cấp các giao diện nhằm giúp đỡ người sử dụng thực hiện các hoạt động chính yêu trong trong quá trình phát triển một Ontology. Việc lựa chọn một công cụ hiệu chỉnh phù hợp nhất có nhiều khó khăn vì mỗi kiểu Ontology có các yêu cầu về kinh phí, thời gian, tài nguyên khác nhau. Để giúp cho việc giải quyết vướng mắc này, Singh & Murshed (2005) đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá công cụ tạo Ontology. Tiêu chuẩn bao gồm tính năng, khả năng sử dụng lại, lưu trữ dữ liệu, mức độ phức tạp, quan hệ, tính lâu bền, độ an toàn, độ chắc chắn, khả năng học, tính khả dụng, hiệu lực, và tính rõ ràng. Protégé và OntoEditFree được phát triển bởi Singh & Murshed sử dụng các tiêu chuẩn này.

Một số công cụ hiệu chỉnh Ontology phổ biến:

Hình 3. Các công cụ phát triển Ontology

Protégé hỗ trợ OWL, là công cụ được sử dụng rộng rãi và lâu nhất hiện nay. Nó cho phép người sử dụng định nghĩa và chỉnh sửa các lớp Ontology, các thuộc tính và

quan hệ và các thể hiện sử dụng cấu trúc cây. Các Ontology có thể được đưa ra theo các định dạng RDF(S), XML Schema. Platform protégé cung cấp hai cách chính mô hình hóa Ontology thông qua Protégé - Frame và Protégé – OWL, ngoài ra có thể có nhiều plugin. Chúng ta có thể quan sát một cách trực quan thông qua OWL Viz, nó cho phép quan sát Ontology dưới dạng đồ họa và đưa file ảnh JPEG. Ngoài ra còn hỗ trợ truy vấn SPARQL.

CHƯƠNG 2 Ứng dụng Ontology trong quản lý trang thiết bị y tế

Trong lĩnh vực y tế có hàng triệu sản phẩm y tế phục vụ với những mục đích khác nhau, ví dụ như găng tay, kim tiêm, nẹp chân tay, đinh ốc khoan xương … Với từng sản phẩm khác nhau như vậy làm sao có thể phân loại được chúng thông qua thông tin mô tả. Do vậy đối với 1 sản phẩm y tế ta sẽ tạo cho chúng 1 bộ thuộc tính cùng với giá trị của chúng. Giá trị thuộc tính của những thuộc tính này sẽ mô tả đầy đủ tính năng, tính chất cơ bản của 1 sản phẩm. Giúp cho bác sĩ lựa chọn đúng sản phẩm khi cần điều trị cho bệnh nhân.

Ví dụ:

Hình 4. Sản phẩm y tế mẫu

Hình 5. Chi tiết 1 sản phẩm y tế

Trong ví dụ trên cho ta thấy được bộ thuộc tính của sản phẩm trên.

Hiện tại có tới hàng triệu sản phẩm y tế khác nhau. Với hàng trăm ngàn loại khác nhau. Do vậy để phân loại 1 sản phẩm thuộc về loại sản phẩm nào thì rất khó. Ví dụ: trên thị trường sản phẩm y tế có rất nhìu loại, sản phẩm khác nhau về găng tay, chúng sẽ được dùng trong rất nhiều trường hợp khác nhau như là mổ, pha chế, … và cũng sẽ có những thông tin khác nhau như là kích thước (Size), độ dài (Length), thành phần (Composition) … và có chung thuộc tính gọi là danh từ (Noun) là GLOVE.

Hiện nay, theo ghi nhận từ ứng dụng này thì đã tổng hợp một bộ khá lớn thuộc tính trong các sản phẩm y tế.

Hình 6. Bộ thuộc tính

Với yêu cầu đặt ra là nếu các sản phẩm cùng loại thì sẽ xuất hiện bộ thuộc tính và giá trị của load đó. Không hiện hết bộ thuộc tính bên trên vì có những thuộc tính ở loại sản phẩm này có mà loại sản phẩm kia thì không có.

Để giải quyết được yêu cầu này, dự án đã xây dựng nên 1 bộ Ontology để quản lý tất các các thuộc tính của sản phẩm. Bộ Ontology này sẽ biểu diễn được 1 bộ thuộc tính chuẩn cho từng loại sản phẩm khác nhau.

Định nghĩa Ontology cho trường hợp này: tên gọi là Ontology Families Giá trị của thuộc tính NOUN kết hợp với 1 giá trị của thuộc tính khác NOUN sẽ cho ra 1 bộ thuộc tính và thứ tự nhất định. Và bộ thuộc tính này sẽ nằm trong bộ thuộc tính trên.

Hiện tại thì ứng dụng xây dựng bộ Ontology trên giá trị của thuộc tính NOUN kết hợp với giá trị của thuộc tính TYPE để xác định được bộ thuộc tính nhất định.

Hình 7. Ontology Families

Trên đây là 1 ví dụ cho thuộc tính Noun có giá trị là GLOVE, ứng với từng giá trị của thuộc tính TYPE khác nhau sẽ cho bộ thuộc tính khác nhau. Hiện tại ứng dụng có 336 giá trị NOUN khác nhau và 37315 ontology families.

Hình 8. Ontology Families trên ứng dụng

Nếu 1 sản phẩm y tế mới chưa có tồn tại trong ứng dụng thì khi vào ứng dụng sẽ được hiện lên những thuộc tính trong bộ ontologies nó thuộc về.

Nếu 1 sản phẩm có giá trị thuộc tính NOUN chưa tồn tại trong Ontoloy thì sản phẩm này sẽ thuộc về 1 ontology UNKNOWN. Ontology UNKNOWN sẽ chứa tất các các thuộc tính.

Ứng với mỗi giá trị thuộc tính NOUN, sẽ tạo cho nó 1 ontology gọi là UNKNOWN Family để khi không tìm thấy Families cho giá trị thuộc tính NOUN đó sẽ dùng UNKNOWN Family này.

Đây là 1 phần nhỏ trong ứng dụng hỗ trợ mua bán sản phẩm y tế do công ty ELARION cùng với công ty MEPERIA (USA) outsourcing cho tập đoàn McKesson (USA). Và em là người thực hiện chính trong việc tạo ra bộ ontologies.

Để tham khảo bảng ontology familities có thể truy cập theo địa chỉ sau: https://www.mckessonstrategicsupplysourcing.com/testing2

thông tin đăng nhập: tranhv@meperia.com password: 12345678 vào mục “Description Management”  “Description Settings”

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

[1] Võ Hoàng Nguyên, Hoàng Lê Quân - Tháng 5/2009 - GIỚI THIỆU SEMANTIC WEB & ONTOLOGY

[2] TS. Hoàng Hữu Hạnh, ĐH Khoa Học Huế. - Slide: Ontologies in the Semantic Web (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[3] TS. Hoàng Hữu Hạnh, ĐH Khoa Học Huế. - Slide: OWL - W3C’s Web Ontology Language Tiếng Anh [4] http://en.wikipedia.org/wiki/Ontology_(information_science) [5] http://en.wikipedia.org/wiki/Ontology_components [6] http://en.wikipedia.org/wiki/Ontology_engineering [7] http://en.wikipedia.org/wiki/Ontology_language

[8] B. Chandrasekaran and John R. Josephson, Ohio State University V. Richard Benjamins, University of Amsterdam - What Are Ontologies, and Why Do We Need Them?

Một phần của tài liệu Tiểu luận Công nghệ tri thức và ứng dụng ONTOLOGY LÀ GÌ TẠI SAO CẦN DÙNG ONTOLOGY (Trang 30 - 36)