Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá trên ngày

Một phần của tài liệu tìm hiểu khả năng tăng trưởng bù của cá trê vàng (clarias macrocephalus) (Trang 31 - 35)

Nếu với chế độ dinh dưỡng như vậy thì sau bao nhiêu ngày cá ở các nghiệm thức bỏ đói đạt bằng mức tăng trưởng so với cá ở nghiệm thức đối chứng thì xét đến tốc độ

tăng trưởng tuyệt đối của ở Bảng 4.5 và Bảng 4.6.

Bảng 4.5 Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức

Ghi chú:

- Tất các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.

- Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái giống nhau thì không khác biệt (p>0,05).

Sau 10 ngày ương cá với thời gian bỏđói khác nhau thì mức khối lượng/ngày của cá ở

nghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày), nghiệm thức 2 (bỏđói 2 ngày) và nghiệm thức 3 (bỏ đói 3 ngày) khoảng từ 0,002 – 0,01 g/ngày không có sự khác biệt với nhau (p>0,05) nhưng lại nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng (0,02 g/ngày) và sai khác có ý nghĩa (p≤0,05). Trong khi đó cá ở nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 có tốc độ tăng trưởng bằng nhau (0,01 g/ngày).

Giả sử tốc độ sinh trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng không đổi thì để cá ở các nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 đạt được khối lượng bằng với khối lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng tại thời điểm 10 ngày này thì phải mất thêm 2– 3 ngày cho ăn liên tục và 7 – 10 ngày sau mới có khối lượng tương đương với khối lượng cá ở nghiệm thức đối chứng. Bởi vì cá muốn tăng trưởng về kích thước và khối lượng sau khi bị bỏđói thì trước tiên cá phải bù đắp đủ năng lượng đã mất trong quá trình thiếu ăn hoặc bỏ đói để duy trì sự sống (thời gian này chiếm khoảng 30% trong tổng số thời gian sau khi được cho ăn trở lại). Khi đã bù đắp đủ thì cá mới có tăng trưởng về khích thước. Mức độ tăng trưởng bù như vậy sẽ tăng dần khi cá được cho ăn

đầy đủ với thời gian dài.

Thời điểm 20 ngày: khối lượng của cá ở nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 không có sự

khác biệt (0,01 g/ngày) nhưng lại khác biệt có ý nghĩa thống kê so với khối lượng cá ở

Khối lượng (g/ngày)

Nghiệm thức 10 ngày 20 ngày 30 ngày Kết thúc

NT1 0,01±0,00ab 0,02±0,01ab 0,03±0,02b 0,13±0,05b

NT2 0,01±0,00ab 0,01±0,00a 0,01±0,01a 0,13±0,05b

NT3 0,002±0,004a 0,01±0,00a 0,02±0,01ab 0,08±0,04a

nghiệm thức 1 và nghiệm thức đối chứng lần lượt là (0,02 g/ngày và 0,04 g/ngày). Trong khi đó cá ở nghiệm thức 1 có khối lượng (0,02 g/ngày) nhỏ hơn khối lượng cá ở

nghiệm thức đối chứng (0,04 g/ngày) nhưng lại không có khác biệt (p>0,05). Vậy nên

để cá ở nghiệm thức 2, 3 đạt khối lượng bằng với khối lượng cá ở nghiệm thức 1 hay

đối chứng thì mất khoảng 1 – 3 ngày cho ăn.

Ở thời điểm 30 ngày ương thì khối lượng cá ở nghiệm thức đối chứng cao nhất (0,11 g/ngày) khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại. Khối lượng của cá

ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 không có sự khác biệt (0,02 – 0,03 g/ngày) nhưng lại có sự khác biệt về khối lượng của cá ở nghiệm thức 2 (0,01 g/ngày). Điều này cho thấy cá ở nghiệm thức 3 (bỏ đói 3 ngày) có tăng trọng bình quân tương đương với khối lượng cá ở nghiệm thức 1 (bỏđói 1 ngày). Cũng tương tự như giai đoạn 20 ngày

ương thì cá ở nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 muốn đạt được khối lượng tương đương với khối lượng cá ở nghiệm thức 1 hay đối chứng thì mất khoảng 4 – 7 ngày cho ăn. Khi kết thúc thí nghiệm nhận thấy: khối lượng của cá ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 bằng nhau (0,13 g/ngày). Khối lượng của cá ở nghiệm thức 3 thấp nhất (0,08 g/ngày), khác có biệt có ý nghĩa so với khối lượng cá ở nghiệm thức đối chứng (0,18 g/ngày) và nghiệm thức 1, nghiệm thức 2. Như vậy cá ở nghiệm thức 3 phải mất 4 – 5 ngày cho ăn mới đạt khối lượng ngang bằng nghiệm thức đối chứng.

0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16 0.18 0.2

10 ngày 20 ngày 30 ngày Kết thúc

Ngày K h i l ư n g ( g /n g à y ) NT1 NT2 NT3 ĐC

Hình 4.5 Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức Từ kết quả trên cho thấy cá ở các nghiệm thức bỏ đói phải mất từ 4 – 7 ngày mới có thểđạt khối lượng tương đương với khối lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng.

bằng cách tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng có trong thức ăn khi được cho ăn lại và giảm mức độ bài tiết các chất thải để tiết kiệm năng lượng trong quá trình sống (Senbai and Gerking, 1995)

Bảng 4.6 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức.

Ghi chú:

- Tất các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.

- Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái giống nhau thì không khác biệt (p>0,05).

Ở giai đoạn 10 ngày đầu: Chiều dài cá ở các nghiệm thức đã có sự khác biệt nhau về

tốc độ tăng trưởng/ngày. Cá ở nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 có mức tăng trưởng/ngày tương đương nhau và nhỏ nhất 0,06 – 0,09 cm/ngày. Trong khi đó cá ở nghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày) thì có mức tăng trưởng chiều dài cao hơn (0,12 cm/ngày), nhưng vẫn thấp hơn so với đối chứng 0,16 cm/ngày. Điều này cho thấy nếu cá được cho ăn với chếđộ dinh dưỡng đầy đủ sau khi bỏ đói thì sau 7 – 10 ngày cho ăn thì cá ở nghiệm thức 2, 3 mới có thể bắt kịp với chiều dài của cá ở nghiệm thức đối chứng. Trong đó cá ở nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 phải mất từ 5 – 8 ngày thì mới bắt kịp với chiều dài của cá ở nghiệm thức 1 (bỏđói 1 ngày).

Ở thời điểm 20 – 30 ngày ương thì chiều dài của cá ở các nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 có mức tăng trưởng/ngày tương đương nhau từ 0,09 – 0,11cm/ngày, nhưng vẫn thấp hơn so với chiều dài của cá ở nghiệm thức đối chứng 0,15 – 0,16 cm/ngày khác biệt có ý nghĩa. Nhìn chung mức tăng trưởng chiều dài của cá ở 3 nghiệm thức bỏ đói phải mất từ 6 – 7 cho ăn thì mới đạt được chiều dài bằng với cá ở nghiệm thức đối chứng cá được cho ăn liên tục. Mặt khác cá ở hai nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 thì chỉ cần mất 1 – 2 ngày cho ăn thì đã có thể đạt chiều dài so với cá ở nghiệm thức 1.

Kết thúc thí nghiệm cá ở nghiệm thức đối chứng có chiều dài cao nhất 0,22 cm/ngày nhưng lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với chiều dài của cá ở nghiệm thức 1

Chiều dài (cm/ngày)

Nghiệm thức 10 ngày 20 ngày 30 ngày Kết thúc

NT1 0,12±0,45b 0,09±0,49a 0,09±0,57b 0,19±0,12ab

NT2 0,09±0,02ab 0,09±0,44a 0,08±0,36a 0,19±0,12ab

NT3 0,06±0,03a 0,11±0,60a 0,08±0,58a 0,14±0,14a

và nghiệm thức 2 (0,19 cm/ngày). Chỉ có cá ở nghiệm thức 3 (bị bỏ đói 3 ngày) là có mức tăng trưởng chiều dài trên ngày thấp nhất 0,14 cm/ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p≤0,05) nhưng lại không khác biệt so với cá ở hai nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2. Như vậy kết thúc thí nghiệm thì mức tăng trưởng về chiều dài trên ngày của cá ở nghiệm thức đối chứng vẫn cao nhất so với các nghiệm thức còn lại. Chỉ có cá ở nghiệm thức 3 là cần phải mất từ 7 – 8 ngày cho ăn thì mới đạt

được mức tăng trưởng chiều dài bằng với cá ở nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và đối chứng.

Tóm lại: qua phân tích so sánh mức tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá trên ngày thấy cá ở nghiệm thức đối chứng được cho ăn liên tục có mức tăng trưởng cao nhất. Nghiệm thức 1 (bỏđói 1 ngày) và nghiệm thức 2 (bỏđói 2 ngày) thì cần khoảng 4 – 7 ngày cho ăn mới đạt được mức tăng trưởng như cá ở nghiệm thức đối chứng, trong đó thì cá ở nghiệm thức 3 (bỏđói 3 ngày) thì cần thời gian dài hơn (7 – 10 ngày) mới bắt kịp với mức tăng trưởng bình thường của cá ở nghiệm thức đối chứng. Từ

nhận xét trên cho thấy nhu cầu dinh dưỡng của cá ở giai đoạn còn nhỏ là rất cao, nếu cá được cho ăn đầy đủ thì sẻ sinh trưởng tốt, cho nên trong giai đoạn này ta không nên bỏđói cá. 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25

10 ngày 20 ngày 30 ngày Kết thúc

Ngày C h i ề u d ài ( cm /n g ày ) NT1 NT2 NT3 ĐC

Hình 4.6 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối trên ngày của cá ở các nghiệm thức Từ kết quả trên, nhận thấy nếu chỉ xét trong thời gian bỏ đói thì mức độ tăng trưởng bù của cá trê vàng phụ thuộc không rỏ ràng vào khoảng thời gian bị bỏđói. Cá ở NT3

đối chứng. Kết quả là cá ở các nghiệm thức, NT1, NT2, NT3 chỉ cho mức tăng trưởng bù một phần so với cá nghiệm thức đối chứng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu khả năng tăng trưởng bù của cá trê vàng (clarias macrocephalus) (Trang 31 - 35)