a. Sự đẩy cuống phun.
Hệ thống đẩy này phải thực hiện 2 hành động:
- Thứ nhất: Kéo cuống phun ra ngoài khi khuôn mở.
- Thứ hai: Đẩy cuống phun, rãnh dẫn, miệng phun ra khỏi khuôn. Đối với hành động thứ nhất ta cần phải có một bộ phận kéo cuống phun, có ba kiểu hệ thống kéo cuống phun như sau:
- Kiểu chỗ cắt sau dạng côn ngược: Đây là kiểu thông dụng nhất trong công nghệ chế tạo khuôn. Trên tấm khuôn có khoét một lỗ côn ngược và quá trình mở khuôn, lỗ côn ngược sẽ giữ cuống phun ở lại khuôn.
- Bộ phận kéo cuống phun theo kiểu chữ Z: đây là kiểu đơn giản nhất, nhược điểm của loại này là cuống phun thường không luôn rời chốt đẩy. Để phun khuôn tự động thì vị trí của bộ phận hình chữ Z phải được định vị chính xác.
b. Sự đẩy rãnh dẫn:
Việc đẩy rãnh dẫn thường được thực hiện bởi các chốt đẩy, cùng với sự đẩy cuốn phun.
c. Sự đẩy miệng phun: Với các miệng phun được đặt ngầm thì vị trí của các bộ phận đẩy rất quan trọng, nên các chốt đẩy qua gần miệng phun, chặn các dòng đẩy trong quá trình phun tiếp theo.
Với việc miệng phun kiểu bên cạnh thì việc đẩy miệng phun được thực hiện đồng thời với việc đẩy rãnh dẫn và cuốnh phun.
5. Hệ thống thoát khí:
Trong quá trình tạo hình sản phẩm bằng phương pháp phun, sau khi đóng khuôn hoàn toàn, vật liệu óng chảy được phun vào lòng khuôn. Nhưng khi đó lòng khuôn vẫn còn không khí, nên neeys không đẩy hết không khí ra ngoài thì không thể điền đầy hoàn toàn vào lòng khuôn. Nếu không khí thoát ra hết, không khí sẽ có áp suất và phát nhiệt cao, phát sinh vết rỗ khí ở sản phẩm. Hơn nữa cả trường hợp không cần nhiệt độ cao cũng sinh ra sự điền đầy không tốt.