5.1 Nguyên tắc vận hành
5.1.1 Nguyên tắc tuân thủ khi vận hành máy
Quá trình điều khiển máy không quá phức tạp, tuy nhiên cần phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt vì máy xoắn dây cáp điện có thể gây nguy hiểm cho người vận hành. Trước khi máy hoạt động, cần có hệ thống thuỷ lực để đưa các cuộn dây lên khung và gắn trục cũng như vòng đệm, chốt chẻ để cố định cuộn trên khung quay.
Các quy định khi lắp đặt và vận hành máy:
- Lắp đặt trên nền nhà xưởng khô ráo và có mái che. Nhà xưởng đủ rộng
và dài vì máy có kích thước lớn.
- Người vận hành máy phải được huấn luyện về các quy định an toàn lao
động.
- Lắp các bu lông nền theo đúng kích thước trên bản vẽ thiết kế để đảm
bảo độ chính xác khi lắp thân máy.
- Vì máy có bộ phận quay lớn và mang nhiều cuộn dây quay nên sẽ xuất
hiện lực ly tâm, do đó cần phải có hàng rào lưới chắn xung quanh khung quay đảm bảo an toàn khi vận hành.
- Có thông báo “Không phận sự miễn đến gần” trong khi vận hành để đề
phòng các sự cố đáng tiếc.
- Đối với người vận hành máy:
+ Phải được đào tạo và am hiểu về máy hoạt động, hiểu và nắm rõ quy trình làm việc của máy và các thao tác vận hành.
+ Thực hiện đúng quy trình vận hành máy.
+ Không tự ý điều chỉnh máy khi chưa có sự đồng ý của người chỉ huy. + Chỉ khi máy dừng hẳn mới thực hiện các thao tác điều chỉnh máy. + Trong ca làm việc, không được tự ý bỏ vị trí.
+ Khi phát hiện ra sự cố hoặc máy làm việc không bình thường thì phải dừng máy ngay lập tức và báo cho người có trách nhiệm xử lý.
+ Vệ sinh máy trước và sau khi vận hành.
- Đối với người bảo trì cần phải:
+ Kiểm tra định kì các chi tiết máy, bôi trơn, xiết chặt các chi tiết trên máy.
+ Theo dõi hoạt động của máy, kiểm tra các thông số kĩ thuật. Nếu máy hoạt động không bình thường, yêu cầu người vận hành dừng máy ngay lập tức để xử lý.
+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để phát hiện các sự cố về điện. + Không được tự động điều chỉnh và sửa chữa máy.
5.1.2 Nguyên lý hoạt động của máy
Sau khi các cuộn dây đã được đưa lên khung quay, người vận hành đưa trục vào để giữ cuộn dây, sau đó dùng tay lắp vòng đệm và chốt chẻ, dùng kềm bẻ chốt chẻ để cố định cuộn dây.
Tiến hành cho các cuộn dây còn lại trên khung. Sau khi đã lắp các cuộn dây trên khung, người vận hành xỏ các đầu dây qua vị trí các thanh đổi hướng tương ứng và các lỗ trên mâm xoắn cũng như đầu xoắn.
Dùng một dây cáp thép có đường kính 15mm làm dây kéo mồi. Một đầu cố định vào tang thành phẩm. Đầu còn lại quấn lên các rãnh tang cuốn và đi ngược lại các khung quay. Nối các sợi nhỏ của cáp mồi với từng đầu dây của các cuộn dây. Đảm bảo các mối nối thật chặt và chắc chắn.
Kiểm tra lại lần cuối các hệ thống điện, bôi trơn, các cơ cấu cảm biến, thắng dừng… trước khi cho máy khởi động.
Trình tự hoạt động:
- Mở CBT công tắc tổng cấp điện cho hệ thống.
- Mở công tắc xoay SW ở vị trí số 1 để solenoid hoạt động làm thắng dừng
hoạt động giữ lồng xoắn không quay.
- Bật công tắc để bật chế độ báo đứt và đồng thời cấp điện cho bộ đếm mét
cơ khí hoạt động.
- Mở công tắc xoay SW ở vị trí số 3. Nhấn nút SB2 và SB4 để tang cuốn và
khung quay hoạt động. Khi đó tiếp điểm thường đóng KQ được mở ra, thắng dừng ngừng hoạt động.
- Khi máy đang hoạt động, nếu như sợi dây bị đứt, cảm biến quang đặt ở vị
trí đầu mâm xoắn sẽ báo về bộ điều khiển, lúc đó tiếp điểm thường đóng CB được hở ra và khi đó mạch điều khiển các khung quay và tang cuốn mất điện, dừng máy. Đồng thời lúc này tiếp điểm thường đóng KQ đóng lại nên thắng dừng hoạt động giữ cho khung quay đứng yên để xử lí sự cố.
Hình 5.1 Sơ đồ nguyên lý mạch điện Sơ đồ động lực và mach điều khiển