Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆTMAY VIỆT NAM THỜI KỲ SUY THOÁI
3.1.2. Chiến lược phát triển của ngành Dệtmay Việt Nam đến năm 2020
giải pháp chắnh sách, điều kiện để thực hiện mục tiêu trong một thời gian dài.
Theo quan điểm của các nhà hoạch định chiến lược, các tổ chức nói chung và doanh nghiệp nói riêng cần phải có chiến lược để xác lập định hướng lâu dài trong tương lai cho doanh nghiệp, đồng thời thực hiện các kế hoạch để đạt thành công vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp xấu thì doanh nghiệp cũng cần phải có chiến lược để có thể tồn tại và vượt qua những trở ngại của môi trường kinh doanh. Có một chiến lược tốt là phần trăm của cơ hội thành công đã tăng lên. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế trong nước suy thoái, các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam cần được định hướng đúng đắn, bước đi nhưng bước chậm nhưng vững
chắc, vừa bước đi vừa quan sát sự thay đổi của ngoại cảnh để kịp thời thắch nghi, nắm bắt cơ hội và phát triển.
a. Mục tiêu chiến lược
Ngày 10/3/2008, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kắ quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.28
Mục tiêu tổng quát của chiến lược là phát triển ngành Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới với các mục tiêu cụ thể như sau:
Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008 -
2010
Giai đoạn 2011 - 2020
- Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16 - 18% 12 - 14%
- Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% 15%
Chỉ tiêu Đơn vị tắnh Thực hiện 2006 Mục tiêu toàn ngành đến 2010 2015 2020 1. Doanh thu triệu
USD
7.800 14.800 22.500 31.000 2. Xuất khẩu triệu
USD
5.834 12.000 18.000 25.000 3. Sử dụng lao động nghìn
người
2.150 2.500 2.750 3.000 4. Tỷ lệ nội địa hóa % 32 50 60 70
5. Sản phẩm chắnh: - Bông xơ - Xơ, sợi tổng hợp - Sợi các loại - Vải - Sản phẩm may 1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn triệu m2 triệu SP 8 - 265 575 1.212 20 120 350 1.000 1.800 40 210 500 1.500 2.850 60 300 650 2.000 4.000
Nguồn: Văn bản Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Thủ tướng Chắnh
Phủ.
b. Giải pháp phát triển từ phắa Chắnh Phủ
Việt Nam không có giải pháp nào riêng cho ngành Dệt may trong giai đoạn suy giảm kinh tế. Các giải pháp đều được thực hiện chung cho nhiều lĩnh vực. Cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp Dệt may cũng nhận được nhiều hỗ trợ của Chắnh phủ như hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn được ký kết và giải ngân trong năm 2009 để làm vốn lưu động sản xuất - kinh doanh29, hỗ trợ đối với các khoản vay trung và dài hạn để đầu tư mới sản xuất kinh doanh30 và hỗ trợ lao động mất việc làm trong các doanh nghiệp do suy giảm kinh tế, qua đó giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.31
Chắnh phủ cũng định hướng các doanh nghiệp phát triển theo hướng:
29Quyết định số131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chắnh phủ ngày 23/01/2009
30 Quyết định số 443/QĐ-TTg của Thủ tướng Chắnh phủ ngày 04/04/2009
- Đối với sản phẩm, doanh nghiệp cần tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chú trọng công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm Dệt may có đặc tắnh khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập trong ngành Dệt may, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành.
- Đối với đầu tư và phát triển sản xuất: doanh nghiệp cần từng bước di dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông; Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chắ Minh và các thành phố lớn; Xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành Dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước; Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường; Xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng và khắ hậu nhằm nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng bông xơ.
- Đối với việc bảo vệ môi trường: Các doanh nghiệp cần tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt may có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở Dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp, áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi
trường theo ISO 1400032, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 800033, đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế.
c. Giải pháp phát triển từ phắa Bộ Công Thương
Để thực hiện được các mục tiêu trên, Bộ Công thương đề ra một số giải pháp cụ thể như:
- Thúc đẩy đầu tư phát triển ngành Dệt may gắn liền với hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa làn sóng dịch chuyển Dệt may từ các nước phát triển, đồng thời khuyến khắch mọi thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư.
- Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội, thành phố Hồ Chắ Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua cải cách các thủ tục hành chắnh trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hoá các thủ tục, và tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế cho doanh nghiệp xuất khẩu.
- Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt may, trong đó Hiệp Hội Dệt may Việt Nam và Tập đoàn Dệt may Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
32ISO 14000: Bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường
33SA 8000: Hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại hay văn phòng.
- Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới, và nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu.
- Chú trọng công tác bảo vệ môi trường, với định hướng tập trung xử lý các nguồn ô nhiễm nước tại các công ty dệt nhuộm, đổi mới công nghệ trong ngành theo hướng tiết kiệm nguyên liệu và thân thiện với môi trường.
- Hỗ trợ một phần kinh phắ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và vốn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo cho ngành Dệt may, đồng thời dành vốn tắn dụng của nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường cho các dự án đầu tư xử lý môi trường của các doanh nghiệp trong ngành Dệt may.
d. Giải pháp phát triển từ phắa Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Hiệp hội Dệt may Việt Nam góp phần đưa tiếng nói của doanh nghiệp đến với các cơ quan quản lý, tham gia tắch cực vào công tác xây dựng cơ chế chắnh sách phát triển Dệt may, kiến nghị với Chắnh phủ các giải pháp phù hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngành Dệt may Việt Nam phát triển và thực hiện tốt công tác tìm hiểu thị trường để phổ biến thông tin cho doanh nghiệp. Hiệp hội đã xây dựng cổng giao dịch thương mại điện tử riêng cho ngành, thông qua đó rút ngắn thời gian đưa các thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp.34 Hiệp hội cũng đóng vai trò tắch cực trong công tác đào tạo cho nguồn nhân lực ngành.
Hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp Dệt may Việt Nam tham gia các hoạt động với các tổ chức Hiệp hội ngành nghề Dệt may quốc tế và
khu vực như Liên đoàn các nhà sản xuất Dệt may Đông Nam Á (AFTEX), Liên đoàn Dệt may các nước châu Á... Qua đó trao đổi, học hỏi kinh nghiệm áp dụng kỹ thuật, quản lý và tăng năng suất lao động trong sản xuất, áp dụng kỹ thuật tiên tiến xúc tiến trao đổi thương mại trong nội bộ khu vực cũng như đẩy mạnh xuất khẩu, thống nhất lộ trình chung cho phát triển ngành Dệt may ở tầm khu vực. Hiệp hội cũng tham gia vào chuỗi cung ứng Dệt may ASEAN (SAFSA) để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Dệt may Việt Nam nói riêng và hàng Dệt may của khu vực ASEAN nói chung. Gần đây nhất, Việt Nam mới gia nhập Liên đoàn Thời trang Châu Á (AFF) qua đó giúp cho các nhà thiết kế thời trang, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội trao đổi, học hỏi và góp phần tạo ra những bộ sưu tập riêng của Việt Nam, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm Dệt may xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của Dệt may Việt Nam.
Hiệp hội không chỉ tập hợp các doanh nghiệp Dệt may Việt Nammà còn kết nạp thêm các doanh nghiệp hội viên liên kết (Amcharm, Kotra, hiệp hội Dệt may Đài Loan...) để có tiếng nói chung của các doanh nghiệp trong ngành nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu phát triển ngành, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam và một số doanh nghiệp hội viên đã triển khai xây dựng trung tâm giao dịch vật tư tại Hà Nội và thành phố Hồ Chắ Minh nhằm cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp Dệt may tăng các đơn hàng FOB, tăng sức cạnh tranh.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng tắch cực khuyến khắch doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong và ngoài nước, là đơn vị tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến trong điểm quốc gia (QĐ 279), giúp các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam khuếch trương sản phẩm và thương hiệu. Chắnh nhờ các hội chợ này mà các doanh nghiệp đã tiếp cận tốt hơn
với các khách hàng tiềm năng, đồng thời tìm kiếm được các đối tác trong ngành để hợp tác hiệu quả.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng tham gia tắch cực trong Đề án 30 về Cải cách Thủ tục hành chắnh, với tư cách đại diện các doanh nghiệp trong ngành, đóng góp nhằm làm giảm thủ tục hành chắnh, giúp tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Dệt may nói riêng.
Thêm nữa, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đã tắch cực thực hiện công tác xúc tiến xuất khẩu, tìm khách hàng và đơn hàng mới. Thông qua các hoạt động của mình, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng khuyến khắch các doanh nghiệp đưa công nghệ mới vào hoạt động của mình, đồng thời định hướng tăng thị phần trên phân khúc thị trường với thu nhập cao hơn, cảnh báo các doanh nghiệp chủ động phòng, chống với nguy cơ bị áp dụng chống phá giá từ các nước nhập khẩu đặc biệt là Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng xúc tiến các hoạt động xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chắnh và suy thoái kinh tế toàn cầu gây nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Dệt may, Hiệp hội và doanh nghiệp đã chung tay hành động nhằm chuyển hướng sang thị trường nội địa. Đây chắnh là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp không chỉ trong thời kỳ khủng hoảng, mà cả trong điều kiện kinh tế bình thường.
3.2. Đề xuất giải pháp phát triển ngành Dệt may Việt Nam 3.2.1. Đề xuất giải pháp về nguồn cung nguyên liệu sản xuất
Theo tắnh toán của Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sản lượng bông của nước ta hiện chỉ đáp ứng khoảng 2% nhu cầu của ngành. Hàng năm, ngành Dệt may phải nhập khẩu một lượng bông lớn từ Mỹ, ấn Độ, châu Phi và một số nước khác. Nhưng trong thời gian gần đây, giá bông trên thị trường thế giới đã liên tục tăng cao và được đánh giá là cao nhất trong vòng 140 năm qua, với mức giá gần 4USD/kg. Điều này tác động không nhỏ đến giá cả nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành Dệt may Việt Nam, vì vẫn lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Trong khi đó, tiêu thụ bông ở nước ta tiếp tục tăng, với tốc độ trung bình là 9 -10%/năm trong vòng 5 năm trở lại đây, nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của ngành công nghiệp Dệt may, in vải. Cả nước hiện có 145 nhà máy kéo sợi với công suất 350.000 tấn vải bông/năm. Ước tắnh, tiêu thụ bông trong nước niên vụ 2008 - 2009 khoảng 261.000 tấn, niên vụ 2009-2010 là 300.000 tấn và niên vụ 2010 - 2011 là 320.000 tấn. Vì bông tăng giá đột ngột và tăng nhanh trong thời gian gần đây đã khiến rất nhiều doanh nghiệp trở tay không kịp, đặc biệt là những doanh nghiệp không có lượng bông dự trữ. Nếu doanh nghiệp phải mua bông cho từng tháng thì sẽ rất khó khăn. Bông tăng giá các doanh nghiệp dệt và kéo sợi đều bị ảnh hưởng. Riêng doanh nghiệp dệt vải sẽ khó khăn hơn vì giá bán vải không thể tăng tương ứng với giá sợi đầu vào và mua sợi cũng khó khăn do nguồn cung cho thị trường trong nước bị hạn chế khi giá sợi xuất khẩu tăng cao hơn.
Có thể nói rằng đầu ra cho ngành trồng bông vải là rất lớn nhưng hiện tại thì loại cây này mới chỉ tập trung ở vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Bông là cây nhiệt đới ưa sáng, chịu được khô hạn và rất sợ úng lụt. Khảo sát và việc trồng thử loại bông có khả năng kháng sâu bệnh ở Sơn la, Điện Biên, Bắc Giang trong vài năm vừa qua đã chứng
minh rằng vùng Tây Bắc cũng là nơi thiên nhiên ưu đãi điều kiện để phát triển giống cây này. Nếu trồng bông, với năng suất đạt khoảng 2 tấn/héc ta, giá tiêu thụ bông khoảng 10.000 đồng/kg thì mỗi hécta sẽ thu được khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, để người dân mặn mà với loại cây trồng này phải tăng đầu tư, bởi thực tế người nông dân còn nghèo, chưa đủ điều kiện bỏ vốn đầu tư. Chi phắ ban đầu cho mỗi hécta bông khoảng 2 triệu đồng. Do vậy, doanh nghiệp đầu tư giống, phân bón và các điều kiện khác cho nông dân trồng bông và cuối vụ tắnh vào bông thu hoạch sẽ là một giải pháp tốt thay vì thả nổi cho người dân trồng tự phát, sản lượng và chất lượng bông không cao. Cũng cần phải lưu ý khi phát triển cây bông ở các tỉnh Tây Bắc vì cây bông là cây chịu hạn nhưng để nó có thể cho chất lượng và sản lượng thu hoạch tốt nhất thì cũng cần phải có chế độ nước hợp lắ vào mùa khô, tuy cần nước nhưng cây bông lại rất sợ úng, nước mưa có thể làm thối quả bông, vậy nên thoát nước trong mùa mưa là