Kết quả dự báo thử nghiệm bộ số liệu ECMWF: 2009 2011

Một phần của tài liệu Thử nghiệm dự báo quỹ đạo bão trên khu vực biển đông hạn 5 ngày bằng mô hình RAMS với số liệu ECMWF (Trang 53)

3.3.1 Sai số dự báo chưa hiệu chỉnh

Trong bộ số liệu ECMWF từ năm 2009 – 2011 tác giả sử dụng 09 cơn bão với 30 thời điểm dự báo và 60 trường hợp dự báo với hai sơ đồ đối lưu KF và Kuo bằng mô hình RAMS. Bảng 3.6 thể hiện kết quả sai số khoảng cách tại thời điểm dự báo 24h, 48h, 72h, 96h và 120h bằng hai sơ đồ đối lưu trên, dấu “-” trong bảng là các thời điểm mô hình không tìmđược tâm bão.

Bảng 3.5 Sai số dự báo các cơn bão thử nghiệm bằng mô hình RAMS với sô liệu ECMWF

KF Kuo

ST

T Tên bão Thời điểm Bước 24 48 72 96 120 24 48 72 96 120

1 03/05/2009 21 144 225 155 165 556 144 225 155 165 554 2 04/05/2009 17 139 64 148 512 - 139 64 70 524 - 3 CHANHO M 05/05/2009 12 155 398 - - - 155 398 - - - 4 17/10/2009 21 359 489 419 309 312 347 489 419 208 240 5 18/10/2009 21 391 365 324 409 423 391 365 261 275 189 6 20/10/2009 21 316 382 407 498 798 316 375 325 413 762 7 LUPIT 21/10/2009 17 382 344 467 809 - 382 291 366 709 - 8 01/10/2009 15 317 514 697 - - 317 514 697 - - 9 02/10/2009 12 151 395 799 - - 151 395 760 - - 10 03/10/2009 14 99 81 297 - - 124 49 307 - - 11 04/10/2009 19 230 406 700 401 - 230 376 381 - - 12 05/10/2009 11 297 340 - - - 297 277 251 754 - 13 PAMAR 06/10/2009 17 351 54 584 888 351 24 589 899

Kết quả dự báo quỹ đạo với bộ số liệu ECMWF bằng mô hình RAMS trên 09 cơn bão, tại 30 thời điểm dự báo và 60 trường hợp thử nghiệm dựbáo với cả hai sơ đồ đối lưu KF và Kuo. Kết quả tính toán được sử dụng phân tích và tính trung bình sai số khoảng cách của 60 trường hợp và đánh giá kết quả dự báo với bộ số liệu ECMWF. Dưới đây Hình 3.12 biểu diễn trung bình sai số khoảng cách với cả hai sơ đồ đối lưu KF và Kuo.

14 07/10/2009 10 196 657 - - - 196 628 - - - 15 08/10/2009 16 192 419 801 - - 192 419 801 - - 16 09/10/2009 16 261 407 732 - - 261 407 732 - - 17 CONSON 13/07/2010 15 131 271 707 - - 131 271 707 - - 18 15/09/2010 21 458 491 319 303 691 458 491 319 303 691 19 PANAPI 16/09/2010 18 414 183 312 757 - 414 183 312 757 - 20 16/10/2010 21 242 285 309 312 558 242 224 279 267 513 21 17/10/2010 21 346 463 246 383 547 346 290 143 382 525 22 18/10/2010 14 338 356 651 - - 327 246 383 547 772 23 MEGI 19/10/2010 21 219 308 519 702 811 219 277 492 640 815 24 21/06/2011 18 190 217 153 703 - 190 217 146 670 - 25 MEARI 22/06/2011 16 243 185 457 - - 243 185 457 - - 26 29/07/2011 21 366 409 462 526 577 366 409 462 526 577 27 30/07/2011 21 339 400 475 478 380 339 400 475 478 380 28 31/07/2011 21 384 406 433 380 340 384 406 433 367 347 29 MUIFA 02/08/2011 19 490 491 528 608 - 490 491 590 635 - 30 NAEGLE 29/09/2011 21 88 328 530 203 182 225 134 227 134 134 Trung bình (km) 274 344 468 492 515 279 317 412 483 500

Biểu đồ trung bình sai số khoảng các 09 cơn bão năm 2009 - 2011 0 100 200 300 400 500 600 1 2 3 4 5 Ngày dự báo K m KF Kuo

Hình 3.12 Biểu đồ trung bình sai số khoảng các cơn bão năm 2009 – 2011

Ta thấy rằng:

- Trong khoảng ngày dựbáo thứ 1, sai số dự báo cả hai sơ đồ KF và Kuo khá tương đồng và sai số dự báo lớn so với sai số dự báo của Việt Nam và thế giới khoảng 80– 150 km.

- Kết quả dự báo của hai sơ đồ KF và Kuo chạy thử nghiệm với mô hình RAMS có sai số khoảng cách lớn và khá đồng nhất với nhau. Nhìn chung kết quả dự báo của sơ đồ đối lưu Kuo tốt hơn sơ đồ đối lưu KF với sai số khoảng cách bé hơn và ổn định.

Sau khi nhận được kết quả dự báo bão trên 09 cơn bão năm 2009 – 2011, nhận thấy sai số dự báo khá lớn và khôngổn định. Tác giả đã sử dụng hiệu chỉnh sai số hệ thống BIAS để giảm sai số hệ thống mô hình.

3.3.2 Hiệu chỉnh sai số hệ thống

Công thức tính sai số trung bình hoặc BIAS:

(3.1) Với: Fi là thành phần dự báo; Oi là thành phần quan trắc.

Sử dụng công thức (3.1) để tính sai số trung bình của vĩ độ và kinh độ cho tập mẫu 27 trường hợp phụ thuộc và 03 trường hợp độc lập (các trường hợp thử nghiệm trước đó gồm 00z ngày 16, ngày 17/10/2010 bão Megi và 00z ngày 29/9/2011 bão Nalgae) của hai sơ đồ đối lưu KF và Kuo. Kết quả tính toán hiệu chỉnh kinh độ và vĩ độtrên chuỗi số liệu độc lậpđược cho trong Bảng 3.7.

) ( 1 1 i N i O F N ME BIAS i    

Bảng 3.6 Kết quả tính sai số trung bình chuỗi số liệu độc lập

Kain - Fritsch Kuo

Hạn dự

báo (h)  (độ)  (độ) Số mẫu  (độ)  (độ) Số mẫu

24 1.274 -1.733 27 1.226 -1.411 27

48 1.293 -0.907 27 0.823 -0.796 27

72 0.997 0.813 23 0.094 -0.433 18

96 -0.115 -3.092 13 -1.373 -0.991 11

120 0.680 -3.850 10 -1.089 -2.033 9

Sau khi có kết quả sai số trung bình của vĩ độ và kinh độ, ta tiến hành hiệu chỉnh kết quả dự báo các trường hợp độc lập của từng mẫu thử nghiệm theo công thức: φdbhc = φdb- ; λdbhc = λdb-  (3.2)

Với φdbhc , λdbhc là vĩ độ dự báo và kinh độ dự báo đã hiệu chỉnh φdb , λdb là vĩ độ dự báo và kinh độ dự báo chưa hiệu chỉnh

Từ (3.2), ta tính được sai số cho mỗi mẫu thử nghiệm và trung bình sai số khoảng cách tất cả các trường hợp thử nghiệm.

Bảng 3.7 Kết quả trung bình sai số khoảng cáchchưa hiệu chỉnh và sau khi hiệu chỉnh của chuỗi số liệu, chuỗi trường hợp phụ thuộc và các trường hợp độc lập.

Kain – Fritsch Kuo

Hạn dự báo PE PE30 (km) PE27 (km) PE3 (km) PE PE30 (km) PE27 (km) PE3 (km) 24 274 192 180 193 279 191 193 198 48 344 341 325 349 317 292 292 290 72 468 442 429 325 412 402 404 389 96 492 473 400 319 483 470 457 505 120 515 469 482 494 500 473 481 482

Trung bình sai số khoảng cách của 30 trường hợp chưa hiệu chỉnh (PE), 30 trường hợp đã hiệu chỉnh (PE30 (km),), chuỗi phụ thuộc 27 trường hợp (PE27 (km))và chuỗi độc lập 3 trường hợp (PE3 (km)) được đánh giá và so sánh nhằm kiểm nghiện các hệ số hiệu chỉnh của kinh độ, vĩ độ và kết quả dự báo quỹ đạo của bão bằng mô

hình RAMS. Kết quả trung bình sai số khoảng các trước và sau hiệu chỉnh được biểu diễndưới Bảng 3.8 và Hình 3.13 dưới đây. :

So sánh sai số khoảng cách sơ đồ KF trước và sau hiệu chỉnh

0 100 200 300 400 500 600 1 2 3 4 5 Ngày dự báo K m PE chưa HC PE đã HC PE phụ thuộc PE độc lập

So sánh sai số khoảng cách sơ đồ Kuo trước và sau hiệu chỉnh

0 100 200 300 400 500 600 1 2 3 4 5 Ngày dự báo K m PE chưa HC PE đã HC PE phụ thuộc PE độc lập

Hình 3.13. So sánh sai số khoảng cách trước và sau khi hiệu chỉnh

Ta thấy rằng:

- Sai số dự báo sau khi hiệu chỉnh đã làm giảm sai số khoảng cách đáng kể nhất là hạn dự báo 24h giảm 96km với sơ đồ KF và 171km với sơ đồ Kuo. Các hạn dự báo tiếp theo của hai sơ đồ giảm khoảng từ 10 - 40km so với sai số dự báo khi chưa hiệu chỉnh.

- Đối với chuỗi số liệu phụ thuộc (27 trường hợp) cho kết quả sai số tốt hơn chuỗi 30 trường hợp chưa, đã hiệu chỉnh. Điều này cho thấy rằng, chuỗi số liệu phục thuộc độc lập là đáng tin cậy và có thể sử dụng các giá trị kinh độ, vĩ độ hiệu chỉnh cho các trường hợp thử nghiệm độc lập sau.

KẾT LUẬN

Một số kết quả luận văn đãđạt được như sau:

1/ Khai quát về hoạt động của bão trên Biển Đông và các nghiên cứu về dự báo quỹ đạo bão bằng mô hình sốtrên thế giới vàở Việt Nam.

2/ Giới thiệu mô hình RAMS và số liệu ECMWF,ứng dụng cài xoáy giả cho mô hình RAMS và hai sơ đồ đối lưu KF và Kuo.

3/ Trong dự báo thử nghiệm bão Megi và Nalgae:

- Kết quả dự báo thử nghiệm bão Megi và Nalgae khá tốt. Quỹ đạo bão khá sát so với thực tế. Đặc biệt kết quả dự báo quỹ đạo bão Megi chuyển hướng và đi lên phía Bắc là sát với quỹ đạo thực của bão.

- Mô hình RAMS chạy thử nghiệm số liệu ECMWF với sơ đồ KF cho kết quả sai số cao hơn chạy thử nghiệm NCEP với sơ đồ Kuo từ thời điểm 24 giờ đến 72 giờ và sau thời điểm 72 giờ sai số dự báo gần như tương đương. Với sơ đồ Kuo chạy thử nghiệm số liệu ECMWF có sai sốdự báo lớn hơn chạy thử nghiệm NCEP từ thời điểm 24 đến 48 giờ, nhưng sau đó kết quả sai số dự báo với số liệu ECMWF có sai sốdự báobé hơn 30 – 50 km so với sai số dự báo chạy thử nghiệm NCEP.

4/ Tiến hành thử nghiệm trên 09 cơn bão trong 3 năm: 2009 – 2011 với 30 thời điểm và 60 trường hợp thử nghiệm với hai sơ đồ đối lưu KF và sơ đồ đối lưu Kuo bằng mô hình RAMS. Kết quả thu được cho thấy:

a) Kết quả sai số dự báo (km)chưa hiểu chỉnh như sau:

Dự báo

Sơ đồ 24 48 72 96 120

KF 274 344 468 492 515

Kuo 279 317 412 483 500

Kết quả dự báo bão bằng mô hình RAMS với số liệu ECMWF có sai số khoảng cách 24 giờ khoảng 270 km là cao so với sai sốdự báo ở Việt Nam và Thế giới. Từ khoảng 48– 120 giờ sai sốdự báo khoảng 300– 500 km xấp xỉ với các thử nghiệm trong nước khi chưa hiểu chỉnh.

b) Kết quảsai sốdự báo (km) sau hiệu chỉnh hệ thống BIAS như sau:

Dự báo

Sơ đồ 24 48 72 96 120

KF 192 341 442 473 469

Kuo 191 292 402 470 481

Tại thời điểm 24h sai số giảm 82km ở sơ đồ KF và giảm 171km ở sơ đồ Kuo. Sai số dự báoở các thời điểm từ48 giờ đến 120 giờ giảm từ 10– 40 km so với sai số dự báo khi chưa hiệu chỉnh. Kết quả sai số sau hiệu chỉnh ở các thời điểm dự báo xấp xỉ với sai số dự báo củatrong nước và thế giới.

c) Sơ đồ đối lưu Kuo cho kết quả dự báo tốt hơn sơ đồ đối lưu KF trong mô hình RAMS với sai số dự báo quỹ đạo bão bé hơn.Sơ đồ Kuo tính toán ổn định với phần lớn trường hợp thử nghiệm.

Kiến ngh: Cần thử nghiệm dự báo quỹ đạo bão trên khu vực Biển Đông hạn 5 ngày

bằng mô hình RAMS với số liệu ECMWF trên nhiều trường hợp thử nghiệm khác với các cơn bão có cường độ và quỹ đạo bão phức tạp để tăng trường hợp thử nghiệm, tăng độ ổn định của mô hình RAMS với số liệu ECMWF.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Hoàng Đức Cường, 2011, “Nghiên cứuứng dụng mô hình WRF phục vụ dự báo thời tiết và bãoở Việt Nam”, Báo cao tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ, Viện KH KTTV & MT.

2. Nguyễn Hương Diễm, 2012, Báo cáo “Thống kê đánh giá hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và ảnh hưởng tới Việt Nam từ năm 1971 đến năm 2010”.

3. Bùi Hoàng Hải, 2008: Nghiên cứu phát triển vàứng dụng sơ đồ ban đầu hóa xoáy ba chiều cho mục đích dự báo chuyển động bão ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ ngành Khí tượng, trang 14– 32.

4. Bùi Hoàng Hải, Phan Văn Tân, 2006, “Về một sơ đồ ban đầu hóa xoáy mới áp dụng cho mô hình khu vực phân giải cao HRM”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 3(555), tr. 42−50.

5. Vũ Thanh Hằng, Ngô Thị Thanh Hương, Phan Văn Tân, 2010, “Đặc điểm hoạt động của bão ở vùng biển gần bờ Việt Nam giai đoạn 1945-2007”, Tạp chí Khoa họcĐHQGHN,Khoa học Tựnhiên và Công nghệ26, Số3S 3 44‐353.

6. Trần Công Minh, 2006, Chương I Áp thấp nhiệt đới và bão, Khí tượng nhiệt đới phần Synop, Nhà xuất bản Quốc Gia Hà Nội.

7. TS. Nguyễn Thị Minh Phương, 2007, “Kết quả dự báo nghiệp vụ quỹ đạo các cơn bão hoạt động trên Biển Đông năm 2005 bằng mô hình chính áp với sơ đồ ban đầu hoá xoáy cải tiến”, Tuyển tập báo cao Hội nghi khoa học lần thứ 10 _ Viện KH TTV & MT.

8. Phan Văn Tân, Bùi Hoàng Hải, 2008, “Thử nghiệm áp dụng phiên bản HRM_TC vào dự báo chuyển động bão ở Việt Nam”, Tạp chí Khí tượng thuỷ văn, 2(566), Tr1-10.

9. Phan Văn Tân, Nguyễn Lê Dũng, 2008, “Thử nghiệm ứng dụng hệ thống WRF-VAR kết hợp với sơ đồ ban đầu hóa xoáy vào dự báo quĩ đạo bão trên Biển Đông”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Hà Nội, 7(583), tr. 1−9.

10.Công Thanh, 2008, “Thử nghiệm dự báo quỹ đạo bão bằng phương pháp nuôi những dao động phát triển nhanh của mô hình RAMS”, Luận văn thạc sỹ, khoa KTTV– HDH Trường Đại học KHTN Hà Nội.

11. Công Thanh, Trần Tân Tiến, 2013, “Đánh giá kết quả dự báo quỹ đạo bão ở Biển Đông hạn 5 ngày bằng hệ thống dự báo tổ hợp trên mô hình RAMS”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S (2013) 141-146.

12. Trần Tân Tiến, 2007, Phương pháp số dự báo thời tiết, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Trần Tân Tiến, Công Thanh, Nguyễn Thị Phượng, 2011, “Dự báo cường độ bão bằng mô hình WRF hạn 5 ngày trên khu vực biển Đông”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 155 - 160.

14. Trần Tân Tiến và cộng sự, 2010, “Xây dựng công nghệ dự báo liên hoàn bão, nước dâng và sóngở Việt Nam bằng mô hình số với thời gian dự báo trước 3 ngày”, Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V - Tiểu ban Khí tượng, Thủy văn và Động lực học biển. Đề tài cấp nhà nước KC.08.05. 15. Trần Tân Tiến, Công Thanh, Nguyễn Thị Hoàng Anh, 2010, “Dự báo quỹ

đạo bão trên Biển Đông bằng phương pháp tổ hợp theo trọng số”, Tạp chí Khoa họcĐHQGHN, Khoa học Tựnhiên và Công nghệ26, Số3S (2010) 457‐462.

16. Trần Tân Tiến, Công Thanh, Nguyễn Minh Trường, Trần Duy Hiền, 2009, “Dự báo quĩ đạo bão Xangsane bằng mô hình MM5 kết hợp với cài xoáy nhân tạo và cập nhật số liệu địa phương khu vực Việt Nam”, Tạp chí Khoa họcĐại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tựnhiên và Công ng hệ25, Số1S (2009) 103 -108.

17. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắt, 1968, Khí hậu Việt Nam.

18. Trịnh Văn Thư (1976), Dự báo nghiệp vụ các quỹ đạo của tâm bão theo phương pháp dòng dẫn thủy động lực . Khí tượng vật lý địa cầu, Tổng cục Khí tượng thủy văn , tr.52.

19. Nguyễn Văn Tuyên, 2007, “Xu hướng hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới

Một phần của tài liệu Thử nghiệm dự báo quỹ đạo bão trên khu vực biển đông hạn 5 ngày bằng mô hình RAMS với số liệu ECMWF (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)