Chia sẻ kiến thức
Ngành công nghiệp thép nên xem xét những cách thức để tăng cường khả năng vận hành tốt nhất và chia sẻ kiến thức giữa các nhà máy khác nhau để cải thiện hiệu suất vận hành và khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp thép Việt Nam. Ưu tiên ban đầu nên dành cho sản xuất thép dựa trên EAF, nơi có tiềm năng cải thiện lớn nhất. Điều này cần bao gồm cung cấp nguyên liệu cũng như hiệu suất vận hành quá trình và thiết bị. Nên bao gồm các hoạt động ở nhà máy từ khâu chuẩn bị thép phế liệu đến khâu sản xuất phôi thép.
UNIDO nên xem xét để đưa vào một chuyên gia tư vấn quốc tế trong lĩnh vực sản xuất thép hiệu suất cao. Một chuyên gia như vậy cần phải có một sự hiểu biết kỹ thuật và thực tế sâu trong luyện thép EAF và bề dầy công tác đã được chứng minh trong việc cải thiện hiệu suất vận hành, mở rộng sản xuất và giới thiệu công nghệ mới. Điều rất quan trọng đối với chuyên gia đó là phải có kinh nghiệm và sự hiểu biết phong phú về các phương pháp cải tiến liên tục, chẳng hạn như quản lý chất lượng tổng thể (TQM), áp dụng cho sản xuất thép. Nhiệm vụ đến Việt Nam công tác của chuyên gia như vậy có thể kết hợp thăm từng nhà máy và một hội thảo toàn ngành về nâng cao hiệu quả và hiệu suất vận hành của các nhà máy luyện thép dựa vào EAF từ cung cấp thép phế liệu đến sản xuất phôi thép. Hình 21 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 L E O M K Q G J N A H D P I F C R B GJ/tấnthép
Thiết lập các chỉ tiêu
Các nhà máy sản xuất thép của Việt Nam nên xem xét việc thiết lập một số chỉ tiêu chung cho việc cải thiện hiệu suất năng lượng tương ứng với các tiêu chuẩn toàn cầu. Quy mô và tốc độ cải tiến cần phải được sự đồng thuận giữa các công ty. Ví dụ, mỗi công ty có thể cố gắng để thu hẹp khoảng cách giữa hiệu suất năng lượng thực tế tại một nhà máy và chuẩn thực hành tốt trên toàn cầu bằng một số lượng thỏa thuận mỗi năm42. Những cải thiện hiệu suất năng lượng cần được thúc đẩy bởi các hoạt động nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý và vận hành cũng như các dự án mở rộng cơ sở vật chất và đưa vào công nghệ tốt hơn. Nâng cao hiệu suất năng lượng cần được xem như là một phần không thể tách rời cho việc liên tục giảm chi phí cho mỗi tấn và tăng tổng sản lượng.
Các dự án trình diễn
Ngành công nghiệp thép là trung tâm để phát triển kinh tế của Việt Nam, do đó cần có các cơ hội để có được tài trợ cho các dự án điển hình tốt tại các địa điểm được lựa chọn để trình diễn các sáng kiến về năng lượng và hiệu quả tài nguyên. Trong khi các dự án đó có thể được vận hành từ một địa điểm, thì chúng cần được quản lý để tối đa hóa việc chia sẻ kiến thức. Bài học kinh nghiệm lĩnh hội được tại các địa điểm trình diễn có thể được chuyển giao trong toàn ngành công nghiệp. Các dự án trình diễn sẽ là một cách hiệu quả để công khai nêu bật những nỗ lực của ngành công nghiệp để cải thiện hiệu suất vận hành. Các dự án trình diễn có thể được thành lập về những cách thức mới để cải thiện chất lượng thép phế liệu, để nâng cao hiệu quả các quy trình, để tăng sản lượng, để giảm phát thải khí nhà kính, để nâng cấp cơ sở hoặc để giới thiệu công nghệ mới.
Cơ cấu tổ chức
Sự hợp tác hiệu quả trong ngành công nghiệp thép Việt Nam để nâng cao hiệu quả và năng suất sẽ cần một cơ cấu tổ chức cơ bản nhất định, một thể loại diễn đàn nhất định để chia sẻ ý tưởng và điều phối hoạt động. Ngành công nghiệp nên xem xét việc thiết lập một mạng lưới chính thức với đại diện từ tất cả các nhà máy sản xuất thép, ví dụ một “Diễn đàn hiệu quả ngành thép”, tiếp tục triển khai sáng kiến của UNIDO/VSA từ việc làm này.
Diễn đàn này nên thống nhất và thiết lập các chỉ tiêu cải thiện toàn ngành công nghiệp và cung cấp các báo cáo tổng hợp về sự tiến bộ. Diễn đàn có thể điều phối các hoạt động chia sẻ thực hành tốt nhất và kiến thức trong toàn ngành, phát triển các công cụ đào tạo, tổ chức hội thảo giáo dục và điều phối các chuyến thăm của các chuyên gia quốc tế và các nhà cung cấp công nghệ. Diễn đàn cũng có thể phát triển và thúc đẩy các sáng kiến đặc biệt và các dự án trình diễn. Diễn đàn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của chính phủ và các bên hữu quan khác xoay quanh các chính sách năng lượng và biến đổi khí hậu. Diễn đàn có thể giúp nâng cao hình ảnh của ngành công nghiệp trong các lĩnh vực quan trọng này.
42 Nói giả dụ như chỉ tiêu cải tiến đối với các hoạt động EAF là 100%. Vậy thì một nhà máy EAF với năng lượng cho sản xuất là 3,8 GJ/tấn so sánh với chuẩn Thực hành Tốt Toàn cầu là 2,1 GJ/tấn sẽ cố gắng để giảm sử dụng năng lượng xuống mức là 3,8 GJ/tấn so sánh với chuẩn Thực hành Tốt Toàn cầu là 2,1 GJ/tấn sẽ cố gắng để giảm sử dụng năng lượng xuống mức (3,8-2,1) chia cho 10 = 0,17 GJ/tấn trong năm đầu. Một nhà máy với mức sử dụng năng lượng trong sản xuất thép là 2,6 GJ/tấn sẽ cố gắng giảmmức sử dụng năng lượng này xuống mức (2,6-2,1) chia cho 10 = 0,05 GJ/tấn.
Bất kỳ mạng lưới chính thức nào được thành lập tất nhiên nên làm việc rất chặt chẽ với Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA). VSA có thể cung cấp cơ cấu điều phối bao quát. Trong các giai đoạn hình thành, khuyến nghị rằng UNIDO vẫn nên tích cực tham gia vào sáng kiến này, như là một phần của cam kết liên tục của mình đối với Công nghiệp Xanh. Bất kỳ Ban chỉ đạo nào được hình thành đều nên có đại diện từ các công ty tư nhân và nhà nước, cũng như từ VSA và UNIDO.
Đây là những vấn đề cho ngành công nghiệp để thảo luận và quyết định. Nên tổ chức một cuộc họp khởi động với các đại diện từ tất cả các công ty sản xuất thép để thảo luận về mục đích và giá trị của việc thiết lập một mạng lưới chính thức và cơ cấu thích hợp. Một cuộc họp như vậy có thể bầu ra một Ban chỉ đạo và thiết lập các ưu tiên cho năm tới. Đó cũng sẽ là một cơ hội để báo cáo về sáng kiến cho đến nay, với sự phân tích mở rộng cho tất cả mười tám nhà máy. Cũng có thể có một cơ hội để kết hợp một cuộc họp như vậy với một hội thảo đào tạo một ngày với một chuyên gia tư vấn quốc tế ví dụ như về sản xuất thép EAF hiệu suất cao.
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với cơ hội đến thăm Việt Nam và làm việc chặt chẽ với các nhóm chuyên gia UNIDO, chuyên gia tư vấn trong nước và Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong mười ngày rất bận rộn của tháng 12 năm 2010. Tôi đặc biệt xin cảm ơn những người trong các nhà máy vì lòng hiếu khách và sự cởi mở của họ trong việc cung cấp dữ liệu. Tôi không nghi ngờ rằng tương lai cho ngành công nghiệp thép Việt Nam sẽ là tăng trưởng và cải tiến liên tục. Tôi hy vọng báo cáo này có thể đóng góp nhỏ cho quá trình đó.
Tiến sĩ Joe Herbertson AM Chuyên gia tư vấn quốc tế - UNIDO
Tháng 7 năm 2011
http://www.unido.org/index.php?id=1001276
Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:
Bà Lê Thị Thanh Thảo
Cán bộ chương trình quốc gia
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) 72 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84-4 3942 4000 Fax: +84-4 3942 2484
Điện thoại di động: +84 (0) 912 571 880 E-mail: L.Thảo@ unido.org