1. Điều kiện địa chất công trình.
Địa chất công trình gồm các lớp đất sau: Lớp 1: tầng đất lấp dày 1m γ = 1,7T/m3
Lớp 2: tầng á sét dẻo cứng dày 4m có các thông số
γ =1,94T/m3, ϕ =150, c =1,1T/m2, B= 0,3, τ =3T/m2
Lớp 3: tầng á sét dẻo mềm dày 10m có các thông số
γ=1,82T/m3, ϕ =120, c =0,6T/m2, B= 0,5 τ =3,4T/m2
Lớp 4: tầng bùn sét pha dày 12m có các thông số
γ =1,65T/m3, ϕ = 90, c =0,2T/m2, B= 0,8, τ =0,8T/m2
Lớp 5: tầng sét dẻo cứng dày 10m có các thông số
γ=1,96T/m3, ϕ =170, c =1,9T/m2, B =0,4, τ =3,4T/m2
Lớp 6: tầng cuội sỏi bắt đầu từ độ sâu -37m có các thông số γ =2T/m3, ϕ =330, ε= 0,6, τ =10T/m2
2. Giải pháp móng cho công trình.
Giải pháp móng cho công trình được căn cứ vào tình hình địa chất và tải trọng do cột truyền xuống móng.
Móng là phần hết sức quan trọng đối với nhà cao tầng. Đây là công trình có chiều cao tương đối lớn do vậy, tải trọng tác dụng vào móng là khá lớn. Trong khi đó công trình lại được xây dựng trong thành phố, móng cần phải đảm bảo:
- Độ lún của công trình phải nhỏ hơn độ lún cho phép - Cọc không bị phá hoại khi làm việc
- Thi công không ảnh hưởng tới công trình xung quanh cũng như môi trường cũng như chất lượng cọc ( Không gây hư hỏng cọc đã thi công, không làm sụt lún các công trình gần bên) .
Dựa vào số liệu địa chất công trình và tải trọng tác dụng tại chân cột ta thấy:Tải trọng nén lớn, độ lệch tâm nhỏ. Các lớp đất phía trên tương đối nhỏ, các lớp đất chịu tải tốt dưới sâu. Như vậy móng cho công trình chịu tải lớn và phải truyền được tải trọng xuống các lớp đất sâu.
Từ nhận xét trên ta quyết định chọn phương án móng cọc đài thấp.
+ Cọc khoan nhồi là loại cọc được chế tạo ngay tại chỗ mà cọc sẽ làm việc sau khi xây dựng xong công trình . Nguyên tắc chế tạo cọc này là bằng cách nào đó tạo ra một lỗ rỗng thẳng đứng trong đất sau đó đổ bê tông vào ngay hố rỗng thẳng đứng đó rồi đầm chặt.
Ưu, nhược điểm của cọc khoan nhồi:
+ Ưu điểm:
Có thể tạo ra những cọc có đường kính lớn do đó sức chịu tải của cọc rất cao. Do cách thi công, mặt bên của cọc nhồi thường bị nhám do đó ma sát giữa cọc và đất nói chung có trị số lớn so với các loại cọc khác.
Tốn ít cốt thép vì không phải tính cọc khi vận chuyển.
Khi thi công không gây ra chấn động làm nguy hại đến các công trình lân cận. Loại cọc khoan nhồi đặt sâu không gây lún ảnh hưởng đáng kể cho các công trình lân cận.
Quá trình thực hiện thi công móng cọc, dễ dàng thay đổi các thông số của cọc ( chiều sâu, đường kính) để đáp ứng với điều kiện cụ thể của địa chất dưới nhà . Đầu cọc có thể chọn ở độ sâu tuỳ ý cho phù hợp với kết cấu công trình và qui hoạch kiến trúc mặt bằng.
+ Nhược điểm:
Khó kiểm tra chất lượng của cọc . Thiết bị thi công tương đối phức tạp .
Công trường dễ bị bẩn trong quá trình thi công.
Các giả thuyết tính toán, kiểm tra cọc đài thấp:
Sức chịu tải của cọc trong móng được xác định như đối với cọc đơn đứng riêng rẽ, không kể đến ảnh hưởng của nhóm cọc.
Tải trọng truyền lên công trình qua đài cọc chỉ truyền lên các cọc chứ không truyền lên các lớp đất nằm giữa các cọc tại mặt tiếp xúc với đài cọc.
Khi kiểm tra cường độ của nền đất và khi xác định độ lún của móng cọc thì coi móng cọc như một khối móng quy ước bao gồm cọc, đài cọc và phần đất giữa các cọc.
Vì việc tính toán khối móng quy ước giống như tính toán móng nông trên nền tự nhiên (bỏ qua ma sát ở mặt bên móng) cho nên trị số mômen của tải trọng ngoài tại đáy móng khối quy ước được lấy giảm đi một cách gần đúng bằng trị số mômen của tải trọng ngoài so với cao trình đáy đài.
Đài cọc xem như tuyệt đối cứng Cọc được ngàm cứng vào đài.
Tải trọng ngang hoàn toàn do đất từ đáy đài trở lên tiếp nhận.