CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI VẬN HÀNH

Một phần của tài liệu đồ án xử lý nước thải giết mổ (Trang 38 - 40)

III. Tính bơm bùn tuần hoàn cho bể Aeroten:

CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI VẬN HÀNH

1. Bùn kết cụm (bulking sludge)

Thông thường có 2 dạng:

* Khối bùn nhầy kết cụm (Viscous bulking): do sự phát triển quá mức của các tế bào polymer sinh học lớn (extracelluar biopolymer). Chúng sinh ra chất nhầy và các chất nhầy làm chúng bám với nhau thành khối rất chặt. Các tế bào này rất ưa nước nên làm cho bông bùn khó tách nước, bùn lắng chậm và khả năng nén bùn không tốt. Ta thướng gặp ở hệ thống có nồng độ ch6át dinh dưỡng thấp hay nước thải có nồng độ rbCOD(readily biodegradable chemical oxygen demand) cao

* Khối bùn sợi kết cụm ( Filamentous bulking) : dạng này rất thường gặp trong thực tế . Gây ra do sự phát triển của các vi khuẩn dạng sợi hay một số vi khuẩn phát triển dạng sợi khi gặp điều kiện môi trường bất lợi.

Các khối bùn kết cụm dạng sợi có cấu trúc sợi phức tạp và dày đặc giữa các vi khuẩn lám cho bông bùn không lắng hiệu như các cụm bông bùn có tính chất tốt. Các vi khuẩn dạng sợi thướng gặp là: BeggiatoaThiothrix, chúng thường được tìm thấy trong nước thải nhiễm khuẩn, và nước thải có chứa các axit hữu cơ dễ bay hơi, các hợp chất sulfur ( sulfides và thiosulfate)

+ Tính chất của nước thải có chứa các hợp chất sulfur

+ DO thấp (DO< 0.5 mg/l), tỷ số F/M thấp, pH thấp và do completemix operation.

+ Thiếu N và P trong thời gian lâu

Ta có thể sử dụng Chlorine, Trihalomethanes hay Hydrogen peroxide để kiểm soát các vi khuẩn dạng sợi gây kết cụm bông bùn và khó lắng.

2. Bùn nổi (Rising sludge)

Thỉnh thoảng bùn có khả năng lắng tốt cũng có xuất hiện hiện tượng nổilên mặt nước sau một khoảng thời gian lắng tương đối ngắn. Nguyên nhân thông thường là do quá trình khử nitrat hóa (nitrit và nitrat trong nước thải chuyển thành khí nitơ). Các khí nitơ sẽ bị giữ lại trong lớp bùn cho đến một lúc nào đó sẽ, đủ nhiều sẽ lôi cuốn bùn nổi lên mặt nước.

Ngoài ra bùn nổi còn do các nguyên nhân như aeroten quá tải, có lượng lớn cacbon trong nước thải, pH nước trong bể aeroten thấp, không cấp đủ oxy. Sự có mặt của dầu mỡ, các sản phẩm dầu mỏ, chất béo cũng làm cho bùn nổi.

Ta có thể phân biệt hiện tượng bùn nổi với hiện tượng bùn kết cụm bằng cách đối với hiện tượng bùn nổi khi các bông bùn nổi lên có kèm theo các bọt khí nhỏ li ti phía trên bề mặt bể lắng 2

Hiện tượng này có thể khắc phục bằng cách :

+ Tăng tỷ lệ bùn tuần hoàn tử bể lắng về bể Aerotank để giảm thời gian lưu bùn trong bể lắng.

+ Tăng nhanh tốc độ rút bùn dư ở bể lắng

+ Giảm thời gian lưu bùn để tránh quá trình nitrat hóa. + Tăng lượng oxy hòa tan trong bể aeroten.

+ Nâng pH của dòng vào đến 8.5 – 9.5 trong khỏang thời gian nào đó. + Tăng cường hiệu quả của các thiết bị tách dầu mỡ và nếu có thể thì ngừng tiếp nhận nước thải có dầu mỡ.

3. Hiện tượng tạo bọt

Hiện tượng này do 2 loài vi khuẩn gây ra là NocardiaMicrothrix parvicella, hai lạo vi khuẩn này có bề mặt tế bào không ưa nước và có hình thành những bọt bong bóng trên bề mặt tế bào, chính những bọt bong bóng này gây nên hiện tượng tạo bọt . Đây là 2 vi khuẩn có dạng hình sợi và có thể được phát hiện qua kính hiển vi.

Bọt được tạo ra rất dày (độ dày có thể đạt từ 0,5 đến 1m) và có màu nâu. Có thể khắc phục bằng cách: dùng chlorine phun lên trên bề mặt hay sử dụng các cation polymer để kiểm soát

CHƯƠNG VII

Một phần của tài liệu đồ án xử lý nước thải giết mổ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)