CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ stress dựa trên biến thiên nhịp tim (Trang 38 - 42)

Trong chương này sẽ nêu quy trình thực nghiệm hệ thống và tiến hành đánh giá mức độ stress của các đối tượng khác nhau, đồng thời cũng tiến hành đánh giá mức độ stress của những đối tượng đó bằng phương pháp trắc nghiệm tâm lý và khảo sát trức tiếp các đối tượng tham gia thử nghiệm. Từ đó đánh giá độ tin cậy kết quả đánh giá stress của phương pháp sử dụng trong đồ án.

4.1Quy trình và tiêu chí thực nghiệm.

4.1.1 Phương pháp phân tích tín hiệu PPG đánh giá mức độ stress.Yêu cầu thực hiện Yêu cầu thực hiện

Các đối tượng trong độ tuổi từ 18 đến 23 tuổi. Là những người khỏe mạnh về tim mạch. Những đối tượng tham gia đều là nhưng người không nghiện rượu hay thuốc, và được yêu cầu không dùng cà phê hay đồ có cồn.

Những người tham gia được hỏi về tình trạng học tập và các vấn đề áp lực họ trong một tuần qua, đồng thời họ cũng được điều tra bằng phiếu đánh giá mức độ căng thẳng.

Trong giai đoạn đầu các đối tượng được yêu cầu ngồi bình tĩnh và cho tinh thần thoải mái. Sau đó tiến hành thí nghiệm trong năm phút.

Tiếp theo thay đổi môi trường các đối tượng được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ để tăng độ căng thẳng của thần kinh bằng cách tham gia một bài kiểm tra IQ, một vài phép tính toán. Sau đó tiến hành thu tín hiệu PPG ở đầu ngón tay trong khoảng thời gian từ 3 tới 5 phút.

Quy trình đo.

B1. Thu tín hiệu PPG bằng camera điện thoại:

− Chuẩn bị một máy điên thoại camera tốt và có đen flash. Thiết lập chế độ quay video cho máy, để chất lượng video xuống mức thấp nhất (320 x 240). Bật đèn flash tự động khi quay video.

− Đặt đầu ngón tay vào camera điện thoại, nên giữ tay cố định trong suốt quá trình đo khoảng 3 đến 5 phút.

− Bắt đầu quá trình quay video. Trong quá trình đo không nên nói chuyện và di chuyển hay để dung tay vì có thể dẫn tới sai lệch về kết quả đánh giá. Bước quay video được thể hiện qua hình:

Hình 4.1 – Mô phỏng thu tin hiệu

B2. Chuyển video quay xong vào Project trong matlab : Bằng cổng kết nối usb của điện thoại với máy tính.

B3. Xử lý tín hiệu trên matlab.

− Cài đặt lại đường dẫn tới video.

− Chạy chương trình đánh giá mức độ stress. − Hiển thị các tham số để đánh giá.

Hình 4.2 – Xử lý tín hiệu PPG trên matlab

B4. Đưa ra kết quả mức độ stress. Trong phạm vi nghiên cứu chỉ đưa ra đánh giá ba mức độ trạng thái là: Lo lắng phiền muộn, bình thường và mức độ căng thẳng, bực mình. Trong phạm vi đồ án chỉ đánh giá stress trên miền thời gian theo bảng 4.3:

Bảng 4.1 – Đánh giá mức độ stress trên miền tần số.

Chỉ số Lo lắng, phiềnmuộn Bình thường Căng thẳng,hay tứcgiận, nóng nảy

LF/HF <0.5 0.5~2.5 >2.5

So sánh kết quả đo được với số liệu đưa ra trong bảng đánh giá. Bảng được đưa ra trong một bài nghiên cứu khoa học đáng tin cậy về phương pháp đánh giá mức độ stress [1].

Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể đánh giá nhịp tim đo được vơi bảng nhịp tim trung bình theo độ tuổi trong bảng 4.2:

Bảng 4.2 - Nhịp tim bình thương theo độ tuổi Độ tuổi (tuổi) Nhịp tim (số nhịp /phút)

Mới sinh 100-160 0.5 - 1 80-140 1-3 80-130 3-5 80-120 6-10 70-110 11-14 60-105 14+ 60-100

4.1.2 Phương pháp phỏng vấn và trắc nghiệm tâm lý.Khái niệm Khái niệm

Là một phương pháp phỏng vấn các các đối tượng tham gia về mức độ căng thẳng thần kinh, cũng như các áp lực vè mọi mặt trong cuộc sống của đối tượng. Tiếp theo sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm tâm lý để tìm tâm lý, tính cách cũng như cách con người nhận thức thế giới xung quanh, đưa ra quyết định cho một vấn đề như phát hiện trầm cảm, mức độ căng thẳng thần kinh, các triệu chứng dối loạn tâm lý…

Quy trình thực hiện

Khi chuẩn bị tiến hành làm đánh giá, cần phải có những yêu cầu và điều kiện sau :

- Trắc nghiệm viên phải nắm vững về kiểm tra sẽ được sử dụng. - Quy trình tiến hành phải có sự chuẩn bị và thống nhất.

- Địa điểm thực hiện phải đạt những tiêu chuẩn về ánh sáng, chỗ ngồi, nhiệt độ và sự yên tĩnh cũng như không có những hoạt động gây sự phân tán cho đối tượng. - Quan hệ giữa trắc nghiệm viên và đối tượng phải được thoải mái, trắc nghiệm viên không mặc những trang phục gây sự chú ý thái quá (trang điểm lòe loẹt hoặc một sắc phục gây sợ).

- Thời gian tiến hành phải đầy đủ, không có sự vội vã hay thúc dục.

- Đối tượng phải được ngồi trong điều kiện thoải mái để có thể sử dụng một cách thuận tiện các vật dụng dùng trong quá trình đánh giá.

Nội dung bài đánh giá: Theo viện sức khỏe tâm thần Việt Nam [9].

Cách thực hiện như sau:

Hãy đọc mỗi câu và khoanh tròn vào các số 0, 1, 2 và 3 ứng với tình trạng mà bạn cảm thấy trong suốt một tuần qua. Không có câu trả lời đúng hay sai. Và đừng dừng lại quá lâu ở bất kỳ câu nào.

Mức độ đánh giá:

0: Không đúng với tôi chút nào cả

1: Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng

2: Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng

3: Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng

Cách tính điểm: Điểm của Trầm cảm, Lo âu và Stress được tính bằng cách cộng

điểm các câu lại rồi nhân hệ số 2.

Bảng 4.3 - Bảng trắc nghiệm đánh giá stress.

S 1. Tôi thấy khó mà thoải mái được 0 1 2 3 A 2. Tôi bị khô miệng 0 1 2 3 D 3. Tôi dường như chẳng có chút cảm xúc tích cực nào 0 1 2 3 A 4. Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc

gì nặng)

0 1 2 3D 5. Tôi thấy khó bắt tay vào công việc 0 1 2 3

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ stress dựa trên biến thiên nhịp tim (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w