2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu
* Cỡ mẫu cho mục tiêu 1: “Xác định tỷ lệ cận thị và việc sử dụng kính
của học sinh trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong, năm 2015”
Tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang xác định tỷ lệ: 2 2 /2 - 1 ) ( . . Z d q p n Trong đó:
- p: Tỷ lệ tật khúc xạ trong học sinh trung học cơ sở tại các trường được nghiên cứu, theo một nghiên cứu trước, p = 0,36 [37]
- q = 1 – p
- d: sai số tuyệt đối, d= 0,05
- Với ý nghĩa thống kê 95%, Z1-/2=1,96 - n: cỡ mẫu nghiên cứu, n = 354
* Cỡ mẫu cho mục tiêu 2: “Mô tả kiến thức, thực hành của giáo viên, phụ huynh về tật khúc xạ”
+ Đối tượng học sinh: toàn bộ học sinh được chọn cho khám sàng lọc
đồng thời phỏng vấn kiến thức và thực hành về tật khúc xạ. Bao gồm 354 học sinh.
+ Cha/ mẹ học sinh: lựa chọn phỏng vấn cha mẹ học sinh thuộc đối tượng nghiên cứu. Mỗi lớp chọn 06 phụ huynh, chọn ngẫu nhiên 02 phụ huynh đại diện cho mỗi nhóm học sinh có thị lực bình thường, thị lực giảm và cận thị tại mỗi lớp được chọn. Số đối tượng cha mẹ học sinh là 06 phụ huynh/ lớp x 08 lớp = 48 người.
+ Giáo viên: lựa chọn phỏng vấn giáo viên chủ nhiệm của tất cả các lớp tại trường THCS Lê Hồng Phong, 01 giáo viên/ lớp x 20 lớp = 20 người
+ Người phụ trách cơ sở bán kính trên địa bàn quận Ngô Quyền: toàn bộ 18 chủ cơ sở tại địa bàn quận.
2.2.3. Chọn mẫu
Chọn mẫu nhiều giai đoạn:
- Chọn lớp: lựa chọn học sinh phân bố đồng đều cho mỗi khối lớp, mỗi khối chọn ngẫu nhiên đơn 2 lớp.
- Chọn học sinh: Toàn bộ học sinh ở các lớp được chọn tham gia nghiên cứu sẽ được khám, phỏng vấn về kiến thức và thực hành đối với tật cận thị.
- Chọn phụ huynh: số phụ huynh được chọn là 48 người. - Chọn giáo viên: số giáo viên được chọn là 20 người
- Người phụ trách cơ sở bán kính trên địa bàn quận Ngô Quyền: chọn toàn bộ 18 chủ cơ sở tại địa bàn quận.
2.2.4. Nội dung nghiên cứu
2.2.4.1. Nghiên cứu về tỷ lệ bệnh và phân bố tỷ lệ bệnh theo đặc điểm của đối tượng:
- Xác định tỷ lệ giảm thị lực trong học sinh - Phân bố các thể bệnh, mức độ nặng của bệnh
- Phân bố tỷ lệ giảm thị lực và cận thị của học sinh theo các đặc trưng cá nhân sử dụng kính, thời gian xuất hiện, mức độ tăng nặng độ, tần suất thăm khám.
2.2.4.2. Mô tả kiến thức và thực hành về tật khúc xạ
- Thực trạng mức độ kiến thức và thực hành của học sinh đối với tật khúc xạ
- Thực trạng kiến thức và thực hành của giáo viên, phụ huynh học sinh trong dự phòng tật khúc xạ cho học sinh.
2.2.5. Biến số nghiên cứu Mục tiêu Biến số Phương pháp thu thập thông tin Mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ tật khúc xạ
Tỷ lệ giảm thị lực, phân bố theo lớp Khám sàng lọc Tỷ lệ giảm thị lực, phân bố theo tuổi Khám sàng lọc Tỷ lệ giảm thị lực, phân bố theo giới Khám sàng lọc Xác định tỷ lệ các tật khúc xạ khác Khám sàng lọc Xác định tỷ lệ trẻ đeo kính phù hợp
với thị lực Khám sàng lọc
Tỷ lệ trẻ mới được phát hiện cận thị
lần đầu Khám sàng lọc
Phân nhóm độ cận thị theo lớp Khám sàng lọc Phân nhóm độ cận thị theo giới, tuổi Khám sàng lọc
Mục tiêu 2: Kiến thức và thực hành của giáo viên, phụ huynh về phòng chống tật khúc xạ Tỷ lệ học sinh có kiến thức về bệnh theo các mức độ khác nhau Phỏng vấn Phân bố thời gian học / học thêm theo
tuần trên lớp và nhóm cận và không cận
Phỏng vấn Phân bố thời gian xem tivi/ tuần, chơi
điện tử/ tuần, chơi ngoài trời/ tuần giữa 2 nhóm có cận và không cận
Phỏng vấn Tỷ lệ tăng độ cận theo thời gian phát
hiện Phỏng vấn
Tần suất khám và thay kính mắt Phỏng vấn Xác định mối liên quan giữa nhóm
bệnh và mức độ kiến thức của học sinh Phân tích số liệu Xác định mối liên quan giữa nhóm
bệnh/ không bệnh và thời gian mắt làm việc
Phân tích số liệu Kiến thức của giáo viên, phụ huynh về
2.2.6. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.6.1. Công cụ thu thập thông tin * Phiếu khám
* Phiếu phỏng vấn về kiến thức và thực hành * Câu hỏi gợi ý thảo luận
2.2.6.2. Phương pháp thu thập thông tin
a. Khám xác định cận thị: Công cụ để thu thập thông tin là mẫu phiếu
khám được chuẩn bị trước, phiếu này được ghi trực tiếp bởi bác sỹ.
+ Tập huấn các cán bộ của nhóm điều tra, thống nhất cách thức và các bước tiến hành điều tra. Mỗi nhóm điều tra bao gồm 1-2 bác sỹ, 2-4 y tá thuộc Khoa Mắt Bệnh viện Đại học Y Dược Hải Phòng.
+ Tổ chức khám tại trường: Bố trí một phòng khám riêng tách biệt với lớp học. Trong phòng khám có thể tiến hành đồng thời, thử thị lực, đo khúc xạ bằng máy và thử kính cho học sinh (do kỹ thuật viên thực hiện). Khám phát hiện các bệnh mắt phối hợp và soi bóng đồng tử để xác định chính xác số kính cho học sinh (do bác sỹ thực hiện).
+ Phương tiện nghiên cứu: Máy đo khúc xạ kế tự động, phiếu khám bệnh, phiếu phỏng vấn điều tra KAP, máy soi đáy mắt, thước Parent, hộp thử kính, dung dịch Cyclogy 1%, bảng thị lực Landolt.
* Khám thị lực xác định mức độ thị lực: Bảng thị lực Landolt + Ở khoảng cách 5 m
+ Phòng thử thị lực sử dụng ánh sáng 100 – 400 lux
+ Học sinh được hướng dẫn cách nhìn và đọc trên Bảng thị lực, cách sử dụng tấm nhựa chuyên dụng để che mắt và thử kính lỗ.
+ Việc thử thị lực bắt đầu từ mắt phải, sau đó thử sang mắt trái và đọc hàng chữ lớn trước, nếu học sinh đọc 2/3 số lượng chữ của mỗi dòng thì mới chuyển sang đọc hàng chữ nhỏ hơn tiếp theo.
+ Trường hợp học sinh có thị lực <1/10 thì thử thị lực tiếp theo bằng cách cho đếm ngón tay (ĐNT) theo khoảng cách 5-4-3-2-1m
* Dụng cụ khám mắt và đo khúc xạ gồm: Bảng thị lực Landolt, máy đo khúc xạ kế tự động, máy soi đáy mắt, thước Parent, hộp thử kính, một gương phẳng có lỗ ở giữa và dung dịch Cyclogy 1%.
+ Cách thử kính lỗ: được áp dụng cho những học sinh có thị lực <7/10 và cách tiến hành giống như cách thử bình thường nhưng học sinh được nhìn qua lỗ nhỏ của tấm nhựa chuyên dụng và bắt đầu từ hàng chữ tương đương thị lực vừa được thử tại lớp. Không nhất thiết phải thử chính xác thị lực mà chỉ cần biết thử qua kính lỗ có tăng hay không.
- Cách ghi kết quả thị lực:
Thị lực MP: 2/10 kính lỗ tăng
MT: 3/10 kính lỗ không tăng
+ Khám mắt phần trước và đáy mắt cho các học sinh có thị lực không kính <7/10 để phát hiện những bệnh kèm theo, bệnh phối hợp.
+ Cách đo khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động: áp dụng dối với những học sinh có thị lực <7/10 thử kính lỗ tăng. Học sinh được hướng dẫn ngồi tỳ cằm vào giá đỡ của máy, nhìn thẳng vào vật tiệu trong ống kính máy không chớp mắt. Thầy thuốc ngồi đối diện, nhìn vào màn hình của máy để điều chỉnh tiêu sáng ở chính giữa giác mạc của học sinh bấm máy ghi kết quả tự động.
+ Cách thử kính: dựa vào kết quả đo khúc xạ của máy khúc xạ kể tự đông thử kính cho học sinh. Cách tiến hành giống như thử thị lực bình thường nhưng thầy thuốc cần chỉnh số kính để học sinh có thị lực tốt nhất.
- Đối với TKX viễn thị: thử tăng dần sổ kính hội tụ đến lúc học sinh bắt đầu nhìn mờ. Số kính lớn nhất mà học sinh nhìn rõ nhất là mức độ viễn thị thể hiện
- Đối với TKX cận thị: nếu cận thị nhẹ thì không nhìn thấy hàng chữ nhỏ, nếu cận 3 – 4D trở lên thì dòng chữ to cũng không nhìn thấy. Khi tăng dần số kính phân kỳ thì thị lực cũng tăng theo. Số kính phân kỳ bé nhất mà học sinh nhìn rõ nhất là mức độ cận thị thể hiện. Chú ý số kính thử thường lớn hơn mức độ cận thị vì học sinh hay có co quắp điều tiết.
- Đối với tật khúc xạ loạn thị: trục của loạn thị, mức độ loạn đã được xác định tương đối qua kết quả của đo khúc xạ kế tự động. Thầy thuốc điều chỉnh số kính giống như trường, hợp viễn, cận thị và chú ý chỉnh trục loạn thị tới vị trí mà học sinh nhìn các trục trên mặt đồng hồ Parent của bảng thử thị lực đều nhau.
- Sau khi thử cả hai mắt, học sinh phải sử dụng kính trong 30 phút để kiểm tra các hiện tượng như chóng mặt, nhức đầu, đi lại thoải mái, dễ dàng thì kính đó được coi là phù hợp.
+ Những học sinh đã xác định chỉ số khúc xạ theo phương pháp chủ quan, hoặc đã mang kính trước khi điều tra nhưng thị lực chưa phù hợp với kính đó đều được liệt điều tiết bằng Cyclogyl 1% và soi bóng đồng tử xác định chỉ số khúc xạ, phân biệt cận thị giả và cận thị hay cận viễn.
+ Cách soi bóng đồng tử (phương pháp đo khúc xạ khách quan): là phương pháp xác định TKX của học sinh một cách khách quan, chính xác dù rất nhỏ. Soi bóng đồng tử được tiến hành trong buồng tối và dựa trên hiện tượng khi ta khám ánh hồng đồng tử với gương phẳng, ánh đồng tử đồng đều, nhưng khi quay gương chung quanh trục với nó, đồng tử sẽ bị một cái bóng đen xâm nhập từ bờ đồng tử bên này, tỏa lan ra ở diện đồng tử rồi mất hẳn ở bờ đồng tử phía bên kia. Đó là hiện tượng bóng đồng tử.
- Dụng cụ soi bóng đồng tử: một gương phẳng có lỗ ở giữa. Một cặp thước Perent (hoặc những kính hội tụ, phân kỳ của hộp kính thử).
- Kỹ thuật: học sinh đã được nhỏ thuốc giãn đồng tử nhanh, liệt điều tiết Cyclogyl 1%. Thầy thuốc và học sinh ngồi đối diện khoảng 1m, ngọn đèn sáng ở phía sau tai học sinh. Nếu khám mắt phải thì học sinh nhìn thật xa ở phía sau tai phải thầy thuốc. Khám tuyến ngang bằng cách xoay gương từ thái dương vào phía mũi, rồi từ mũi ra thái dương. Khám tuyến dọc thì xoay gương theo chiều vuông góc với khám tuyến ngang. Nếu bóng di động cùng chiều với gương thì gọi là bóng thuận chiều và mắt sẽ là chính thị, viễn thị, cận thị < 1D. Nếu bóng di động ngược chiều với gương thì gọi là bóng ngược chiều và mắt sẽ cận thị 1D. Muốn đo khúc xạ chỉ cần để trước mắt học sinh kính hội tụ nếu bóng xuôi chiều, kính phân kỳ nếu bóng ngược chiều tăng dần số kính cho đến khi bóng tỏa lan. Mức độ viễn thị là số kính làm bóng tỏa lan trừ đi 1D. Mức độ cận thị là số kính làm bóng tỏa lan rộng thêm 1D. Khúc xạ của hai tuyến ngang và dọc bằng nhau là TKX cầu. Khúc xạ của hai tuyến ngang và dọc không bằng nhau là loạn thị.
Tiêu chuẩn và phân loại nhóm bệnh:
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán tật khúc xạ.
- Những học sinh có thị lực không kính <7/10 sau khi thử kính lỗ thị lực tăng
- Những học sinh đã được chẩn đoán là tật khúc xạ và đã mang kính và có thị lực phù hợp với kính đó thì được thừa nhận.
- Một số trường hợp khó xác định bằng cách soi bóng đồng tử sau liệt điều tiết.
+ Tiêu chuẩn đánh giá mức độ cận thị theo Tổ chức Y tế thế giới (1985)
- TL >7/10 trở lên Bình thường
- TL 4/10 – 7/10 Giảm thị lực
- TL ĐNT <3m Mù
+ Tiêu chuẩn đánh giá mức độ cận thị
- Nhẹ: Cận thị < 1D - Vừa: Cận thị 1 - <3D
- Nặng: Cận thị 3 – 5D - Rất nặng: Cận thị >5D
+ Tiêu chuẩn đánh giá mức độ loạn thị:
- Nhẹ: Cận loạn thị 0,25D - <1D - Vừa: Cận loạn thị 1D - <2D
- Nặng: Cận loạn thị 2D trở lên
b. Điều tra kiến thức, thực hành của giáo viên, phụ huynh với tật khúc xạ.
+ Phỏng vấn xác định kiến thức, thực hành của học sinh: sử dụng bộ câu hỏi được chuẩn bị trước. Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên bộ câu hỏi của Viện y học lao động và vệ sinh môi trường đã áp dụng điều tra có điều chỉnh theo mục tiêu của nghiên cứu. Những học sinh (của lớp chọn điều tra) ngay sau khi khám lâm sang thì được phỏng vấn tại một bàn khác, Phiếu điều tra sẽ được cán bộ phỏng vấn ghi và đánh dấu theo ý kiến trả lời của học sinh.
+ Phỏng vấn sâu đối với phụ huynh học sinh và giáo viên: được thực hiện trực tiếp với từng đối tượng ở phòng riêng với các chủ đề đã được chuẩn bị trước. Điều tra viên ghi lại thông tin do người được phỏng vấn trả lời về kiến thức và thực hành phòng bệnh tật cận thị cho học sinh.
+ Thảo luận nhóm: Tiến hành thảo luận nhóm đối với giáo viên và phụ huynh. Mỗi cuộc thảo luận gồm (nhóm 48 phụ huynh) và (nhóm 20 giáo viên chủ nhiệm) đã được chọn phỏng vấn.
Mỗi cuộc thảo luận nhóm được tiến hành như sau: tập hợp các đối tượng trong diện thảo luận nhóm, điều tra viên nêu vấn đề, các thành viên
phát biểu ý kiến, các ý kiến này được thư ký ghi lại trong biên bản thảo luận nhóm.
2.2.7. Khống chế sai số
Thống nhất kỹ thuật khám, tiểu chuẩn chẩn đoán, phiếu khám đối với thầy thuốc khám sàng lọc tật khúc xạ.
Câu hỏi phỏng vấn phù hợp các biến số cần thu thập kiến thức của học sinh về tật cận thị học đường, sử dụng bộ câu hỏi đã áp dụng điều tra của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường có điều chỉnh, trước khi điều tra chính thức, tiến hành điều tra thử bộ câu hỏi, sửa chữa và bổ sung cho phù hợp.