- Công cụ thu thập thông tin
- Bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc xây dựng dựa trên tham chiếu nghiên cứu của Jorgen Nathorst-Boss về “ Hai phương pháp để đo lường sự hài lòng của bệnh nhân” tại Nhật Bản có hiệu chỉnh phù hợp điều kiện Việt Nam và nghiên cứu của Trương Thị Bích Ngọc về “Đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú về dịch vụ khám chữa bệnh tại một số khoa của bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2011” [36].
Thang đo sự hài lòng của người bệnh bao gồm 21 tiểu mục thuộc 7 yếu tố:
- Thời gian: 4 tiểu mục
- Chăm sóc của ĐD: 2 tiểu mục
- Điều trị của BS: 4 tiểu mục
- Tư vấn và GDSK: 2 tiểu mục
- Thông tin: 6 tiểu mục
- Nhu cầu: 2 tiểu mục
Thang đo Likert về mức độ hài lòng của bệnh nhân với thang điểm từ 1 đến 5: 1 (rất không hài lòng), 2 (không hài lòng), 3(trung bình), 4(hài lòng) và 5(rất hài lòng). Chúng tôi tính sự hài lòng dưới dạng số phần trăm hài lòng từ mức thấp đến mức cao.
- Thu thập số liệu
Bệnh nhân sau khi hoàn tất các thủ tục khám bệnh, xuất viện sau thời gian điều trị sẽ được mời tham gia nghiên cứu.
Phỏng vấn: đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi có cấu trúc (phụ lục).
- Thành phần tham gia điều tra
+ Điều tra viên: Tác giả và các cán bộ đang công tác tại các khoa khác có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, có kiến thức và kỹ năng về điều tra. Tất cả các cán bộ này sẽ được tập huấn và điều tra thử để hoàn chỉnh bộ phiếu câu hỏi.
+ Người hỗ trợ: Điều dưỡng viên các khoa nghiên cứu.
Thời gian thu thập phiếu thông tin trong các ngày trong cả tuần trừ ngày nghỉ cuối tuần không có bệnh nhân ra viện. Ví dụ thứ 2 chúng tôi lấy thông tin của bệnh nhân ở khối Nội thì thứ 4 chúng tôi lấy ở khối Ngoại, thứ 6 sẽ quay lại khối Nội. Chúng tôi cứ làm như vậy cho đến khi đạt mẫu tối thiểu theo thiết kế. Trung bình mỗi ngày nhóm nghiên cứu thu được trên 20 phiếu điều tra.